Thứ bảy, 27/4/2024, 13h58

Bứt phá để có việc làm trước khi ra trường

Thng kê ca các trưng ĐH, hng năm, mi khóa sinh viên tt nghip luôn có mt t l sinh viên vưt bc, đã sm có vic làm. Chính các doanh nghip cũng luôn khuyến khích sinh viên tích cc làm thêm, tích lũy kinh nghim ngay t thi ĐH bi đó là cách đ rút ngn khong cách, thi gian có vic làm sau khi ra trưng.


Sinh viên Trưng ĐH Tài chính - Marketing đi thc tế tìm hiu môi trưng làm vic ti doanh nghip

Để có được lối đi riêng này, theo kinh nghiệm một số sinh viên, cần tích cực trang bị các kỹ năng hữu dụng, củng cố kiến thức chuyên môn, nuôi dưỡng thái độ tích cực, tư duy cầu tiến và không ngại khó ngại khổ, nhất là tạo được bứt phá trong quá trình thực tập…

Tn dng “thi gian vàng” thc tp

Thực tập được xem là thời gian vàng để sinh viên được bước vào môi trường làm việc thực tế, sôi động của doanh nghiệp. Các em chịu những áp lực thực sự trước yêu cầu công việc nhưng nếu nỗ lực hoàn thành, thể hiện tốt khả năng, cánh cửa việc làm sẽ sớm mở ra.

Dù chưa chính thức tốt nghiệp, sinh viên Trần Mạch Sở Hân (ngành kỹ thuật phần mềm Trường ĐH RMIT) đã có được công việc kỹ sư phần mềm toàn thời gian tại một công ty CNTT đa quốc gia từ 10 tháng trước. Hân chia sẻ, trong thời gian học từng thực tập tại một công ty công nghệ trực thuộc Tập đoàn Bosch và tham gia điều phối các buổi trải nghiệm lập trình cho học sinh. “Em tham gia thực tập tương đương thử việc trong ba tháng tại công ty hiện tại trước khi trở thành nhân viên chính thức. Trong thời gian thực tập, em được phép vừa học vừa làm. Với kỹ năng quản lý thời gian đã được học, kiến thức cùng sự hỗ trợ của cấp trên, em đã hoàn thành công việc tốt, dần hòa nhập với văn hóa làm việc của công ty” - Hân nói.

Hân cho biết trong suốt quá trình làm việc, em đã vận dụng nhiều kỹ năng học được ở trường như nghiên cứu, đọc hiểu văn bản. Tuy nhiên, vì vừa làm vừa học nên ngoài kỷ luật trong quản lý thời gian, em luôn đặt bản thân trong tâm thế chủ động học hỏi, tìm kiếm sự hỗ trợ, tích cực làm việc nhóm cũng như chăm chỉ, chuyên cần. Theo Hân, những kỹ năng này không phải xa lạ, hầu hết đã được trang bị ở trường, nhất là trong quá trình tham gia hoạt động tình nguyện, đội nhóm...

Kinh nghiệm thực tập, tham gia trao đổi sinh viên sang Úc cũng chính là một trong những yếu tố quan trọng giúp sinh viên Phạm Ngọc Bích Phương (ngành quản trị du lịch và khách sạn Trường ĐH RMIT) sớm tìm được việc làm mơ ước phù hợp ngành học. Hiện nay, Phương đảm nhiệm vị trí chuyên viên bộ phận dịch vụ tư vấn quản lý doanh thu khu vực Việt Nam và Campuchia cho Marriott International (công ty quản lý nhiều thương hiệu chuỗi khách sạn hàng đầu thế giới). Trong quá trình học ĐH, Phương từng thực tập ở Tập đoàn Sun Group, Hiệp hội Nhà hàng Việt Nam và khách sạn W Melbourne (Úc). Phương cho hay: “Thời gian trao đổi sinh viên ở Úc, tập sự công việc thực sự là một điểm nhấn trong quá trình phát triển cá nhân và chuyên môn của em. Tại đó, em đã có cơ hội sống độc lập và tích lũy kỹ năng, kinh nghiệm làm việc quốc tế; đã hỗ trợ em trong quá trình tìm việc làm toàn thời gian”.

Cũng trong quá trình học, Phương cùng đồng đội từng thi và đoạt giải nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dương tại cuộc thi quốc tế về nghiên cứu thị trường do STR (Smith Travel Research) tổ chức. Không ngừng học hỏi, Phương còn thi lấy hai chứng chỉ quốc tế về phân tích dữ liệu trong ngành du lịch - khách sạn là CHIA và CAHTA. “Quản lý doanh thu là một chuyên ngành nhánh trong lĩnh vực khách sạn nên rất ít được đào tạo chuyên sâu tại các trường ĐH. Vì vậy, các chứng chỉ trên đã cho mình lợi thế cạnh tranh khi ứng tuyển công việc hiện tại” - Phương chia sẻ thêm về sự chuẩn bị kiến thức, kỹ năng để chinh phục được công việc của mình.

Cơ hi cho nhng sinh viên có s bt phá

Tại Trường ĐH Tài chính - Marketing, nhiều sinh viên cũng được giữ lại làm nhân viên thử việc để tiến cử làm việc chính thức ngay sau quá trình thực tập. Nhờ thực tập tốt, sinh viên Nguyễn Kiều Diễm (chuyên ngành thương mại quốc tế) đã được Công ty TNHH Dịch vụ vận tải biển tại Việt Nam tuyển dụng vào vị trí cung ứng dịch vụ vận tải cho các doanh nghiệp nước ngoài. Sinh viên Khánh Duyên (ngành kinh doanh quốc tế) thì đang là nhân viên thử việc tại Công ty TNHH Vận tải Bách Việt sau quá trình thực tập đầy nỗ lực vừa qua…

Có thể thấy, hiện nay, những ngày hội việc làm được các trường ĐH tổ chức thường niên, thậm chí nhiều đợt trong năm ngay chính tại cơ sở của trường chính là “chiếc cầu nối” thuận tiện để sinh viên trực tiếp gặp gỡ, tìm kiếm cơ hội thực tập, ứng tuyển việc làm ngay từ khi chưa ra trường. Các em còn được doanh nghiệp chỉ ra những điểm cần  được bổ sung, trau dồi, hoàn thiện để sớm tiếp cận được công việc.


Sinh viên TP.HCM ng tuyn vic làm vi đi din doanh nghip ti ngày hi vic làm do trưng ĐH t chc

Ngoài hình thức này, ThS. Nguyễn Thị Kim Phụng (Phó Giám đốc Trung tâm Tuyển sinh và Quan hệ doanh nghiệp Trường ĐH Tài chính - Marketing) cho rằng, các trường ĐH còn thường xuyên tổ chức ký kết hợp tác với doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực, từ đó đưa sinh viên đến tham quan thực tế, thực hành, thực tập, nắm bắt môi trường văn hóa, tiếp cận với các vị trí việc làm. Trong quá trình ấy, những sinh viên nổi bật, có đủ kiến thức, kỹ năng, thái độ, có sự chuẩn bị kỹ càng, bứt phá… đã được các doanh nghiệp chào đón và nhận vào làm việc ngay thời điểm đang thực tập.

Tuy nhiên, theo ThS. Phụng, việc sinh viên có được vị trí việc làm khi thực tập đòi hỏi các em phải có “thái độ” làm việc tốt. Giữa nhiều sinh viên cùng kiến thức, kỹ năng thì những em có thái độ làm việc tốt luôn có cơ hội việc làm và khả năng hoàn thành công việc cao hơn. Kiến thức vững, kỹ năng hay cũng đem đến sự chuyên nghiệp trong giải quyết công việc của sinh viên. Sự chuẩn bị kỹ càng, tính chủ động thì đem đến sự khác biệt cho các em. Đó là lý do chỉ những em thực sự bứt phá mới đạt được những cơ hội này.

Đồng quan điểm, sinh viên Nguyễn Hoàng Sơn (ngành truyền thông ĐH RMIT - hiện làm chuyên viên quan hệ khách hàng tại Công ty kiểm toán Deloitte) cũng nhận định qua quá trình làm bán thời gian ở nhiều môi trường khác nhau, em nhận ra thái độ của bản thân, sự tự tin và đam mê công việc chính là điểm cộng. Bởi ai cũng muốn làm việc với một người cầu thị, chuyên nghiệp, đam mê học hỏi, không ngại sai, không ngại vất vả và yêu nghề.

Vit Ngân