Thứ sáu, 5/9/2008, 10h12

Trường THPT Châu Thành - Thị xã Bà Rịa Không ngừng phát huy truyền thống

Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4

Thầy Lê Viết Khương - Hiệu trưởng nhà trườngThời gian không bao giờ ngừng lại. Lịch sử cứ lặng lẽ sang trang. Con người rồi sẽ già đi theo năm tháng. Tre già, măng mọc đó là quy luật tự nhiên. Và trong dòng chảy của cuộc sống, để tồn tại chúng ta sẽ phải bơi về phía trước. Nhưng  trong một khoảnh khắc ngơi nghỉ nào đó, chúng ta sẽ cháy bỏng một khát khao được đi ngược thời gian trở về quá khứ để tìm lại dấu tích xưa cũ, những kỷ niệm dấu yêu.

Và trong suốt 52 năm qua, thầy và trò Trường THPT Châu Thành luôn đoàn kết, gắn bó trong một đại gia đình. Đó là nơi hội tụ tài trí, góp lực, góp tâm dựng nên một bức tranh đầy đủ về ngôi trường thân yêu, với ba mảng màu chính là Châu Văn Liêm, Nguyễn Trãi, Châu Thành.

52 năm hình thành và phát triển

Tháng 10-1956, Trường Trung học bán công Châu Văn Tiếp khai giảng năm học đầu tiên,

 Tập thể sư phạm nhà trường

với hai lớp Đệ thất (lớp 6 lúc bấy giờ) do ông Đốc Tám (Lê Văn Tám, nguyên trưởng ty Tiểu học Phước Tuy) đứng ra thành lập và kiêm nhiệm hiệu trưởng. Cùng với tháng năm, ngôi trường trung học thuộc thị xã Bà Rịa ngày nay ngày càng phát triển vững mạnh. Bao thế hệ nhà giáo đã đóng góp công sức của mình cho sự nghiệp trồng người. Họ đã đào tạo ra bao lớp học trò thành đạt cho xã hội. Lần giở lại những hình ảnh của trường cũ thầy xưa và hình ảnh của ngôi trường khang trang hiện đại hôm nay mới thấy sự hi sinh đóng góp công sức của bao thế hệ thầy và trò cho ngôi trường thật to lớn. Năm học 1975 -1976, trường đổi tên thành Trường cấp II, III Nguyễn Trãi. Đến năm 1977 sau khi chia tách cấp II thành Trường THCS Kim Đồng, trường mới chính thức mang tên Trường phổ thông cấp III Châu Thành cho đến ngày nay. Sau ngày đất nước hoàn toàn thống nhất, dân số tăng theo cấp số học, ngành giáo dục cũng không ngừng lớn mạnh để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của xã hội. Từ một ngôi trường trung học đầu tiên của tỉnh lỵ Phước Tuy với 74 HS (1956), đến nay toàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã có 28 trường THPT với 38.229 em. Nhưng điều quan trọng là Trường THPT Châu Thành vẫn luôn là ngôi trường có vị thế riêng. Điều đó được thể hiện qua chất lượng giáo dục đào tạo và những thành tích mà nhà trường phấn đấu đạt được: Liên tục nhiều năm liền là trường tiên tiến xuất sắc; nhiều năm liền trường có số lượng HS thi đỗ tú tài 100%; năm nào cũng có HS  đạt giải cấp tỉnh, cấp quốc gia; các phong trào văn thể mỹ luôn


nằm trong nhóm dẫn đầu. Với thành tích đó, trường đã được tặng thưởng các bằng khen của UBND tỉnh; Bằng khen của Bộ GD-ĐT; Bằng khen của Thủ tướng Chính Phủ; đón nhận bằng công nhận trường chuẩn quốc gia giai đoạn 2004-2010 và vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng III do Chủ tịch nước ký tặng…

 Phát huy và giữ vững truyền thống, trong nhiều năm gần đây thầy và trò ở ngôi trường này luôn khẳng định được đây là một ngôi trường công lập trọng điểm và đạt chất lượng giáo dục cao. Năm học 2005-2006, toàn trường có 328/647 em thi đậu vào đại học. Riêng năm học 2007-2008 vừa qua, thành tích mà thầy và trò đạt được rất đáng tự hào: Cuối năm có 2.259/2.321 HS được xếp loại hạnh kiểm khá và tốt. Toàn trường có 201 HS đạt danh hiệu HS giỏi toàn diện; 972 em đạt danh hiệu tiên tiến. Trường có 12 HS giỏi cấp tỉnh, 1 em đạt giải HS giỏi quốc gia giải máy tính bỏ túi. Tỷ lệ HS lớp 12 thi đỗ tốt nghiệp đạt 89,17%, có 19 HS tốt nghiệp loại giỏi chiếm tỷ lệ 2,88% trong tổng số HS tốt nghiệp loại giỏi của toàn tỉnh. Đặc biệt trong buổi lễ tổng kết năm học toàn ngành, do Sở GD-ĐT tổ chức tại Hội trường Tỉnh ủy ngày 8-8-2008, thầy Lê Viết Khương, hiệu trưởng đã đại diện cho trường báo cáo thành tích nổi bật về việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong dạy và học của trường. Dấu ấn đậm nét, thể hiện bản lĩnh của tập thể sư phạm nhà trường là việc “đi tắt, đón đầu” trong xu thế hội nhập trên mọi mặt của đất nước.                                        

Chuyện bây giờ mới kể

Trường THPT Châu Thành tọa lạc ở số 174 đường 27/4, phường Phước Hiệp thị xã Bà Rịa với diện tích khoảng gần hai héc ta. Từ đường 27/4 nhìn vào, điều đầu tiên khiến ta phải chú ý là cổng trường uy nghi bề thế với kiểu kiến trúc của Văn miếu Quốc Tử Giám thế kỷ XI và pha trộn dáng vẻ rêu phong của cổng trường Quốc học ở cố đô Huế. Điều làm mọi người khi đến trường, trong đó có tôi không khỏi ngẩn ngơ là với kiểu thiết kế hiện đại của khu hành chính và ba khu học đường đồ sộ lại được che mình dưới bóng mát của những hàng cây cổ thụ hơn nửa thế kỷ. Dù công việc bộn bề nhưng thầy Lê Viết Khương vẫn dành thời gian tiếp chuyện tôi, thầy nói: “Có một sự kiện mới của thị xã Bà Rịa và của trường sắp diễn ra nhưng thầy sẽ nói cho em biết sau, còn em hỏi về cá nhân thầy trong công việc quản lý thì để vào dịp khác. Hôm nay thầy muốn nói về ngôi trường thân yêu, về đồng nghiệp và những HS yêu quý của mình”. Giọng của thầy như nhỏ lại, tôi cảm nhận có một sự kiện quan trọng nào đó sắp xảy ra vì qua giọng nói, ánh mắt của thầy, có cái gì đó bùi ngùi lưu luyến? Thầy nói tiếp: Năm học vừa qua thành tích của nhà trường đạt được thì em đã biết qua buổi lễ tổng kết năm học,


đó là việc ứng dụng CNTT trong dạy và học, nhưng để có được thành tích đó là cả một quá trình xây dựng kế hoạch và thực hiện gặp rất nhiều khó khăn. Bằng sự cố gắng tận tâm của đội ngũ quản lý và sự nhiệt tình của toàn thể thầy cô nhà trường, chúng tôi cũng vượt qua và có được thành công như ngày hôm nay.  Công việc đầu tiên để thực hiện tốt hoạt động chuyên môn trong nhà trường bao gồm hoạt động dạy học và giáo dục. Chúng tôi xác định lấy việc đổi mới phương tiện dạy học đặc biệt là CNTT làm nền tảng. Khởi đầu công việc này, trường được Sở GD-ĐT tỉnh Đồng Nai trang bị cho một phòng máy, gồm 5 máy XT đen trắng và một máy in kim vào năm 1989. Ngay khi tiếp nhận trường đã cử cán bộ theo học khóa tập huấn ở Xí nghiệp Ba Son và của Sở. Sau này sáp nhập vào tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trường được Sở GD-ĐT, các mạnh thường quân và nguồn vốn tự có của trường đầu tư thêm phòng máy thứ hai. Hiện tại chúng tôi đã có 2 phòng vi tính với 81 máy phục vụ cho công tác quản lý, dạy và học. Khi đã được trang bị đầy đủ như vậy thì việc sử dụng và ứng dụng vào dạy và học như thế nào cho đạt chất lượng? Chúng tôi đã triển khai và thành lập ngay một tổ chuyên trách về CNTT, phân công đồng chí Phó hiệu trưởng Võ Ngọc Bửu Chánh làm tổ trưởng và các thành viên là những thầy cô dạy tin học. Nhiệm vụ của nhóm là tìm hiểu sâu về CNTT, tìm và tập hợp các tệp tin phục vụ cho việc dạy và học trên máy, từ đó nhân rộng mô hình cho

Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4

Trường THPT Bà Rịa được xây  mới trên diện tích 20.978m2 diện tích xây dựng 2.073m2, tọa lạc trên đường Nguyễn Tất Thành, phường Phước Nguyên thị xã Bà Rịa. Quy mô gồm khối nhà chính cấp 2 cao 3 tầng. Có 35 phòng học với kinh phí xây dựng 33.584.330.000 đồng. Năm học 2008-2009, nhà trường sẽ đón nhận hơn 800 HS của hai khối lớp 10 và 11.

CB-GV và HS. Song song đó, chúng tôi tích cực tổ chức các hoạt động bồi dưỡng kiến thức về tin học, về mạng máy tính; Hướng dẫn CB, GV, CNV sử dụng các phần mềm tin học vào dạy học và quản lý. Dạy bằng A tin học, Anh văn cũng như thành lập CLB tin học của trường và tổ chức thi viết web. Chúng tôi xây dựng trang web của trường để GV, HS tham gia viết bài tìm hiểu những quy định, nội quy của trường… Kết quả là hiện nay 100% các thầy cô giáo biết soạn và dạy giáo án điện tử trên PowerPoint. Còn HS, các em rất say mê với lĩnh vực này, có nhiều nhóm các em thành lập trang web riêng hoặc trong ngày 20-11 thay vì viết báo tường trên giấy các lớp tập trung viết bài trên trang báo điện tử của lớp mình. Đây chính là những thành quả mà từ năm 1989 chúng tôi hằng mong ước. Công việc thứ hai như chủ đề năm học 2008-2009 do Bộ GD-ĐT phát động “Năm học ứng dụng CNTT, đổi mới công tác tài chính và triển khai phong trào xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực”. Về CNTT chúng tôi đã làm tốt và tôi tin tưởng rằng nhà trường sẽ còn làm tốt hơn nữa. Vậy xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực phải làm ra sao? Cách đây ba năm, trường THPT Châu Thành đã thực hiện chủ trương này. Cũng từ khía cạnh phát triển CNTT tới HS, đã nảy sinh ra rất nhiều vấn đề: Nhiều phụ huynh có điều kiện về kinh tế thì mua máy vi tính phục vụ cho việc học của con em họ, những em gia đình khó khăn chỉ cần một số tiền nhỏ là có thể ra tiệm internet và lên mạng. Liệu các em có thực sự vào những trang web cần thiết cho việc học hay tìm đến những trang web mang nội dung xấu? Khi ở nhà các em rất ngoan nhưng lúc học tại trường có nhiều em viết bậy, nghịch hỏng máy và khi bước chân ra khỏi nhà có va chạm nhỏ là có thể gây nên những tai hại khôn lường? Đó là vì chúng ta “dạy học chưa lấy HS làm trung tâm”, chưa thực hiện và quan tâm đặc biệt đến người học trên nhiều phương diện khác nhau từ tâm sinh lý đến hoàn cảnh, sở trường sở đoản của HS. Để khắc phục những nhược điểm trên, mỗi thầy cô giáo Trường THPT Châu Thành khi lên giảng bài hay ngoài giờ đều gần gũi, chia sẻ với HS. Có những giờ dạy, ngoài những phần lý thuyết cơ bản giáo viên phải đứng trên bục giảng còn lại thời gian tập trung quan sát hoặc ở ngay bên dưới lớp với HS. Hướng các em vào trọng tâm bài học bằng những câu hỏi gợi mở và có thể là những câu chuyện hoặc câu đố vui có liên quan tới bài học. Cũng không phản bác những câu trả lời hoặc ý tưởng các em đưa ra không đúng ý, đúng kết quả. Thầy cô luôn lắng nghe và chia sẻ với các em, từ chuyện học tới sinh hoạt tập thể. Vì không phải bất cứ lời nói, hay hành động nào của thầy cũng đều là “Lời vàng ý ngọc”. Để kiểm soát được HS trong giờ học tin hoặc khi các em ở nhà, phương pháp của nhà trường là kết hợp cùng phụ huynh quan tâm tới giờ giấc sinh hoạt, học tập của từng em. Trang web nào các em phải tìm và thấy gì ở đó? Nó có phục vụ cho bài học hay không?... Một số môn phải học thuộc lòng (lịch  sử, địa lý, công dân, tiếng Anh…) chúng tôi đổi mới cách dạy và các em tự tìm tư liệu trên internet để làm tiểu phẩm của bộ môn rồi trình bày trước lớp. Hiệu quả tiết học đem lại rất tốt, các em rất hào hứng với giờ học đó. Khi về nhà bài học phải tìm trên mạng nội bộ của trường (trang web của trường hoặc của từng nhóm HS thiết kế), hay những trang web phục vụ cho việc sưu tầm tài liệu liên quan tới bài học. Từ cách dạy và học, sự quan tâm gần gũi của thầy cô và sự chăm sóc chu đáo của phụ huynh, ý thức của các em ngày một nâng cao. Toàn trường có 98% HS xếp loại hạnh kiểm khá và tốt đã nói lên tất cả và đây chính là những cách mà chúng tôi đang tạo nên ngôi trường thân thiện, HS tích cực phù hợp với điều kiện của trường. Có được thành công hôm nay, tạo dựng được cơ ngơi bề thế  này, chúng tôi luôn tri ân công sức của bao thế hệ đi qua nhất là sự quan tâm sâu sắc của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Sở GD-ĐT cũng như cấp ủy, UBND thị xã Bà Rịa, các mạnh thường quân và cựu HS của trường.

Như đầu câu chuyện tôi đã nói với em, sự kiện của thị xã Bà Rịa, của trường là ngay trong năm học mới này sẽ khánh thành trường THPT mới, trường THPT Bà Rịa. Ngôi trường mới sẽ đáp ứng cho nhu cầu ngày một phát triển của ngành GD-ĐT toàn tỉnh và của thị xã Bà Rịa. Tôi và một số thầy cô giáo Trường THPT Châu Thành, được sự tín nhiệm của cấp trên sẽ sang công tác tại ngôi trường mới. Đi đâu cũng làm công việc “Trồng người”, nhìn lại khoảng thời gian làm quản lý từ  năm 1999 đến nay, trong lòng không khỏi xao xuyến, bâng khuâng khi mà tôi sắp phải xa ngôi trường thân yêu này. Vâng với bề dày hơn nửa thế kỷ qua, ngôi trường thân yêu này chất chứa trong nó bao nhiêu sự kiện, dấu tích, bao nhiêu là công sức tài trí của các thế hệ cha anh. Nay theo nhiệm vụ mới mà cấp trên giao phó cho thầy tôi tin rằng ngôi trường THPT Bà Rịa sẽ phát triển vững mạnh và gặt hái được những “mùa vàng” như Trường THPT Châu Thành.

Lê Quang Huy