Thứ tư, 8/2/2012, 15h02

Môn hóa học: Phương pháp nâng cao chất lượng học sinh yếu

 

GV phải đưa ra hệ thống câu hỏi chặt chẽ, có liên quan từ dễ đến khó, và phù hợp với trình độ của HS (ảnh minh họa). Ảnh: N.Anh

Ở chương trình trung học, hóa học là bộ môn được đưa vào chương trình học sau cùng vì nó đòi hỏi ở học sinh (HS) khả năng tư duy, sự nhạy bén, thông minh… để hiểu rõ những khái niệm khá trừu tượng, những hiện tượng hóa học khá thú vị.
Đặc điểm của bộ môn hóa làmang tính thực nghiệm cả về định tính và định lượng. Khái niệm hóa học luôn trừu tượng, khó hiểu, không quan sát bằng mắt thường được (như nguyên tử, phân tử…). Ngoài ra bộ môn này còn kết hợp các kỹ năng cần thiết như: Kỹ năng quan sát, tổng hợp, phân tích, đánh giá, suy luận; kỹ năng vận dụng kiến thức vào bài tập; kỹ năng tính toán. 
Những kiến thức HS thường sai
Không thuộc hóa trị à lập công thức sai. Không thuộc tính chất hóa học à viết phương trình hóa học sai à sai bài toán. Không thuộc tính chất hóa học à không nhận biết được các chất. Không thuộc các công thức à tính toán sai. Không thuộc các bước giải bài toán tính theo phương trình hóa học. Sai đơn vị  đổi mol sai. Hay nhầm lẫn giữa tính % và C%, thể tích dung dịch và thể tích chất khí ở điều kiện tiêu chuẩn. Viết ẩu các chỉ số từ đề bài, ghi ẩu kí hiệu hóa học. Kỹ năng viết chuỗi phản ứng còn sai.
HS yếu kém khả năng tiếp thu và nắm bắt kiến thức chậm, nên giáo viên (GV) cần giảm tải quá trình nhận thức của HS bằng cách giản lược hóa nội dung bài học, rút gọn lại dưới dạng trọng tâm,  truyền tải súc tích dưới dạng hình ảnh trực quan, dễ hiểu dễ quan sát. Đối với bài tập thì cố gắng đưa ra các bước càng cụ thể, rõ ràng càng tốt, với phương châm: “Điều tôi nghe tôi quên. Điều tôi nhìn tôi nhớ. Điều tôi làm tôi hiểu”.
Đối với  lý thuyết
GV giới thiệu cho HS nắm được trọng tâm của bài học. Trong vai trò là người dẫn dắt GV phải đưa ra một hệ thống câu hỏi thật chặt chẽ, có liên quan bổ trợ kiến thức lẫn nhau, từ dễ đến khó, và phù hợp với trình độ của HS, một mặt giúp HS củng cố kiến thức cũ, qua đó GV cũng có thể đánh giá được mức độ tiếp thu của các em để có sự điều chỉnh phương pháp giảng dạy cho hợp lý. Để kích thích sự ham muốn tìm hiểu khoa học thì người GV phải tạo những tình huống có vấn đề, là mâu thuẫn giữa kiến thức cần phải đạt đến với những kiến thức đã có, gây nên cho các em một trạng thái tâm lý cảm thấy vô lý vì dựa vào những kiến thức có sẵn của mình không thể giải thích được và chính điều này làm động lực thôi thúc các em phải hoạt động để chiếm lĩnh kiến thức mới.
Hóa học là bộ môn mang tính thực nghiệm nên việc đưa thí nghiệm vào trong quá trình giảng dạy là rất cần thiết, thí nghiệm là một chứng minh tính chân xác của kiến thức, củng cố niềm tin vào khoa học. Bản thân việc thí nghiệm đã có sức lôi cuốn rất lớn đối với HS, vì các em được tận mắt chứng kiến, thậm chí được tận tay làm những thí nghiệm mà từ trước đến nay các em chỉ được nghe hay nhìn thấy trên sách vở. Một yếu tố không kém phần quan trọng là sau khi học xong một bài, các em ứng dụng được điều gì đã học vào trong thực tế. Chính khâu liên hệ thực tế giúp các em nhận ra kiến thức mình được học thật gần gũi với cuộc sống của mình, từ đó các em thấy được tầm quan trọng của môn học này...
Đối với tiết bài tập
Bài tập giúp HS củng cố mở rộng, đào sâu kiến thức, rèn luyện cho các em kỹ năng vận dụng kiến thức vào những trường hợp cụ thể, nhờ đó mà kiến thức tiếp thu được vững chắc và mềm dẻo.  Để một tiết bài tập đạt yêu cầu như mục đích của nó thì GV phải biết phân loại HS, cũng như phân loại bài tập để chọn những bài tập phù hợp cho từng đối tượng tránh gây sự nhàm chán cũng như quá sức đối với các em. GV cho HS làm các dạng bài tập thật đơn giản nhằm giúp các em nắm được kiến thức cơ bản, cho các em làm đi làm lại nhiều lần một dạng bài tập để HS yếu kém có thể hình thành được kỹ năng giải bài tập. Khi ứng dụng một công thức phải hướng dẫn các em cách hoán đổi các đại lượng trong công thức, đổi đơn vị từ ml ra lít… nếu được có thể yêu cầu các em học thuộc các công thức.
VD:  m = n . M à n = 
 
V = n . 22,4 à n=  
(V: thể tích chất khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn)
Bên cạnh phương pháp giảng dạy, xác định trọng tâm trong từng bài, GV phải xác định kiến thức cơ bản tổng quát nhất của chương trình, tóm tắt lại những gì cốt lõi mà HS cần nắm. Không yêu cầu cao nơi các em, chỉ yêu cầu những cái thật cơ bản.
Nhóm GV môn hóa
(Trường THCS Ngô Chí Quốc, Thủ Đức, TP.HCM)