Thứ năm, 21/3/2024, 11h19

Kỹ thuật ECMO: Hỗ trợ nhiều bệnh nhân thoát khỏi cửa tử

Khong 10 năm nay, k thut ECMO - ôxy hóa qua màng ngoài cơ th - đã đưc nhiu bnh vin (BV) áp dng. Đi tưng cn s dng ECMO là nhng bnh nhân mc bnh lý nng, có nguy cơ ngng hô hp hoc ngng tun hoàn, đe da đến tính mng. Riêng ti BV Nhi đng TP.HCM, vi k thut này, các bác sĩ đã cu sng nhiu bnh nhi nguy kch…


Bnh nhi P.G.H. (4 tui, n, Vĩnh Long) đưc cu sng nh các bác sĩ BV Nhi đng TP áp dng k thut ECMO

Một trong những bệnh nhi đó là Ng.V.H. (15 tuổi, nam, Sóc Trăng). 2 ngày trước khi nhập viện BV Nhi đồng TP, H. sốt nhẹ, than mệt, nôn ói, đau bụng, vã mồ hôi, tay chân lạnh và xỉu nên gia đình đưa đến BV gần nhà. Tại đây, các bác sĩ chẩn đoán H. bị sốc tim - viêm cơ tim nên đặt nội khí quản, vận mạch rồi nhanh chóng chuyển đến BV Nhi đồng TP.

Tại BV Nhi đồng TP, bệnh nhi lơ mơ, môi tái, chi mát, mạch quay nhẹ khó bắt, nhịp tim nhanh… Qua xét nghiệm và thăm khám, các bác sĩ chẩn đoán, H. bị viêm cơ tim tối cấp, sốc tim, suy đa cơ quan. Theo đó, các bác sĩ đã tiến hành hội chẩn ê-kíp tim mạch ngoại lồng ngực - hồi sức tích cực và nhanh chóng tiến hành thực hiện ECMO cho bệnh nhi. Diễn tiến bệnh nhi phức tạp, tổn thương đa cơ quan, gan, thận, phổi, rối loạn đông máu, rối loạn điện giải, toan chuyển hóa nên được điều chỉnh các rối loạn, điều trị hỗ trợ gan thận, truyền máu, huyết tương tươi đông lạnh, tiểu cầu. Kết quả sau 7 ngày điều trị, tình trạng huyết động ổn định, nhịp tim trở về nhịp xoang bình thường, được cai ECMO và cai máy thở rồi xuất viện…

Một trường hợp khác là P.G.H. (4 tuổi, nữ, Vĩnh Long). Trước khi nhập viên, trẻ có triệu chứng sốt, buồn nôn, ói, nổi hồng ban mụn nước ở lòng bàn tay và lòng bàn chân. Đến ngày 3 thì sốt, giật mình chới với, trợn mắt, run chi nên nhập BV địa phương và được chẩn đoán là bệnh tay chân miệng độ 3, điều trị theo phác đồ nhưng tình trạng không cải thiện. Sau đó chuyển đến BV Nhi đồng TP vì biến chứng nặng. Tại đây, trẻ biểu hiện lơ mơ hôn mê, thở hước, sốt cao liên tục và được chẩn đoán bệnh tay chân miệng độ 4. Các bác sĩ tích cực điều trị nhưng tình trạng vẫn không cải thiện nên trẻ được tiến hành lọc máu liên tục. Tình trạng trẻ diễn tiến phức tạp, nhịp tim tăng cao nên hội chẩn ê-kíp ECMO tiến hành đặt cannula mạch máu, gắn hệ thống ECMO hỗ trợ hô hấp tuần hoàn cho bệnh nhi. Sau 2 tuần điều trị, tình trạng trẻ đã cải thiện tốt, trẻ dần tỉnh táo, huyết động ổn định, được cai ECMO, cai máy thở rồi xuất viện…

Với kỹ thuật ECMO, các bác sĩ BV Nhi đồng TP cũng đã giành lại sự sống cho bệnh nhi Đ.T.T.T. (5 tuổi, nữ, Cần Thơ). Khai thác bệnh sử ghi nhận trẻ bệnh nặng 2 ngày với các triệu chứng sốt, mệt, nhức đầu, đau ngực, ói, tay chân lạnh nên được đưa vào BV địa phương trong tình trạng sốc, rối loạn nhịp tim. Bệnh nhi được hỗ trợ hô hấp đặt nội khí quản giúp thở và truyền adrenalin rồi chuyển đến BV Nhi đồng TP.

Tại đây, bệnh nhi được chẩn đoán viêm cơ tim tối cấp, sốc tim, rối loạn nhịp tim. Hội chẩn ê-kíp ECMO tiến hành đặt cannula động mạch đùi và tĩnh mạch đùi, mồi dịch hệ thống máy ECMO... Diễn tiến trẻ phức tạp, huyết áp dao động, nhịp tim dao động, tổn thương gan thận. Kết quả sau 12 ngày chạy ECMO, các bác sĩ nỗ lực xử trí các chuyển biến bất thường của nhịp tim, cơ tim và huyết động của trẻ, cũng như điều trị hỗ trợ các cơ quan gan thận, điều chỉnh điện giải, kiềm toan, cuối cùng tim trẻ phục hồi dần, huyết áp ổn định. Trẻ được cai ECMO và tiếp tục điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực, sau đó xuất viện.

ECMO là phương pháp điều trị sử dụng tim và phổi nhân tạo để hỗ trợ cơ thể khi các cơ quan của chính cơ thể (tim, phổi) không thể hoạt động đủ để duy trì sự sống. ECMO có thể hỗ trợ cơ thể trong một thời gian dài (vài ngày đến vài tuần) để tim, phổi có thời gian phục hồi. Mặc dù bản thân ECMO không chữa khỏi bệnh nhưng nó tạo điều kiện cho người bệnh có thời gian cần thiết để phục hồi. ECMO là phương pháp điều trị cuối cùng khi các phương pháp điều trị thông thường khác không thể duy trì sự sống cho người bệnh, bao gồm: thở máy, thuốc hỗ trợ tim, phổi hoặc các loại khí đặc biệt để giãn các mạch máu giữa tim và phổi. Khi tim, phổi của người bệnh đã phục hồi đủ để hỗ trợ các nhu cầu của cơ thể, người bệnh sẽ được cai dần và rút khỏi hệ thống ECMO.

Bé L.T.K. (20 tháng tuổi, nam, Hậu Giang) cũng được cứu sống nhờ kỹ thuật ECMO do biến chứng bệnh tay chân miệng. Tại BV Nhi đồng TP, bé được chẩn đoán mắc tay chân miệng độ 4, diễn tiến vô cùng phức tạp. Sau 2 tuần điều trị tích cực, tình trạng của bé được cải thiện dần, tỉnh táo, được cai ECMO, cai máy thở. Sau đó trẻ được tiếp tục theo dõi điều trị tại Khoa Tim mạch và xuất viện.

Trải qua gần 2 tháng điều trị, cuối cùng D.M.T.D. (3 tuổi, nữ, Kiên Giang) cũng được xuất viện. Trước đó, D. bị ong đốt 55 nốt nên được đưa đến BV địa phương cấp cứu sau đó chuyển đến BV Nhi đồng TP. Tại Khoa Cấp cứu - BV Nhi đồng TP, ghi nhận D. lơ mơ, trụy tim mạch, khó thở, tím tái, vàng da vàng mắt, tiểu ít, tiểu máu xá xị nên được đặt nội khí quản giúp thở, chống sốc và được làm xét nghiệm cấp cứu với kết quả cho thấy tổn thương phổi nặng, suy gan, suy thận nặng, rối loạn đông máu, toan chuyển hóa, tăng kali máu.

Trẻ được chuyển đến Khoa Hồi sức và tiến hành lọc máu. Sau  2 đợt lọc máu, tình trạng trẻ cải thiện khá hơn, bớt vàng da vàng mắt, nhưng sau đó diễn tiến phức tạp, suy hô hấp nặng, suy tuần hoàn, sốc, phản ứng viêm tăng cao nên được hội chẩn thực hiện ECMO kết hợp lọc máu hấp phụ và lọc máu liên tục. Sau gần 2 tháng, trẻ hồi phục dần, cải thiện tri giác, tỉnh táo, cải thiện hô hấp, tuần hoàn, cải thiện chức năng gan thận và được cai ECMO, máy thở…

Trên đây là 5 trong số hàng trăm bệnh nhi đã được BV Nhi đồng TP cứu sống với kỹ thuật ECMO.

Kim Anh