Thứ năm, 3/10/2013, 20h10

Cha mẹ xung đột, con dễ rơi vào vòng lao lý

Đó là kết luận từ kết quả điều tra “Ảnh hưởng của gia đình đến hành vi phạm pháp của trẻ vị thành niên lứa tuổi từ 12-16, tại miền Tây Nam Bộ mà chúng tôi vừa thực hiện.
Tỷ lệ con útphạm pháp cao
Theo kết quả khảo sát, 53% trẻ phạm pháp là con út trong gia đình. Thực tế cho thấy, vì các em là con út nên thường được các bậc phụ huynh nuông chiều. Nghĩ là thương con nên cha mẹ thường đáp ứng đầy đủ yêu cầu vật chất của con mặc dù những yêu cầu đó không chính đáng, không phù hợp với lứa tuổi hoặc điều kiện kinh tế gia đình. Từ đó tạo cho trẻ thói quen, tâm lý thích ỷ lại, thích hưởng thụ và hay đòi hỏi. Khi cha mẹ không còn đáp ứng được những yêu cầu của chúng nữa thì chúng rất dễ có những hành vi phạm pháp như trộm cắp, cướp giật … để lấy tiền thỏa mãn nhu cầu của mình.
Kinh tế gia đình hay gia đình đông con cũng ảnh hưởng đến hành vi phạm pháp của trẻ vị thành niên. Những gia đình nghèo, đông con, cha mẹ thường lo kiếm tiền để trang trải cuộc sống. Do đó, họ không có nhiều thời gian để quan tâm, chăm sóc con cái. Trong nhiều trường hợp, con cái không được cha mẹ quan tâm, không có sự kiểm soát của người lớn dẫn đến trẻ vi phạm những hành vi lệch chuẩn từ đó tác động đến hành vi phạm pháp của trẻ. Cụ thể, theo kết quả khảo sát, có tới 87,1% trẻ em phạm pháp thuộc những gia đình có kinh tế trung bình và nghèo; có 65,2 % trẻ phạm pháp đến từ nông thôn. Trẻ chủ yếu phạm các tội trộm cắp tài sản 55,9%; tội gây rối trật tự công cộng 27,6%; tội cố ý gây thương tích, lừa đảo, cướp giật, cưỡng đoạt tài sản, giết người, hiếp dâm, sử dụng và tàng trữ ma túy chiếm 16,5%.
 
Mối quan hệ trong gia đình là quan trọng nhất
Khi phân tích theo các nhân tố thuộc về mối quan hệ gia đình, kết quả nghiên cứu cho thấy: sự xung đột của cha mẹ, cha mẹ đối xử hà khắc, việc lạm dụng các hình phạt càng thường xuyên thì hành vi phạm pháp của trẻ càng tăng; sự quan tâm của cha mẹ, hoạt động dạy bảo con cái (của cha mẹ), hoạt động thờ cúng (của cha mẹ), hoạt động giáo dục về giới (của cha mẹ đối với con cái) càng thường xuyên thì hành vi phạm pháp của trẻ càng giảm.
Một yếu tố tác động rất lớn đến hành vi phạm pháp của trẻ vị thành niên là sự xung đột của cha mẹ. Cha mẹ xung đột thể hiện qua việc cha mẹ cãi nhau, đập phá đồ đạc và đánh nhau. Fergusson và Horwood (1998) phát hiện ra rằng, đứa trẻ đã chứng kiến những cảnh bạo lực giữa cha và mẹ có nhiều khả năng hành động bạo lực và vi phạm pháp luật. Lý luận của tác giả này cũng phù hợp với kết quả mà chúng tôi điều tra được. Cha mẹ hay đánh mắng trẻ sẽ tác động đến tâm lý, tình cảm của trẻ. Mỗi khi phạm lỗi chúng sợ cha mẹ đánh đập, sợ cha mẹ áp dụng các hình phạt nên nói dối thậm chí không vâng lời, cãi lại cha mẹ. Đó chính là điều kiện để trẻ xa lánh cha mẹ, tụ tập bạn bè dẫn đến hành vi lệch chuẩn có tính chất nhóm tăng lên. Từ đó, hành vi phạm pháp cũng sẽ tăng. Trong nhiều trường hợp, việc áp dụng các hình phạt đối với trẻ là điều cần thiết. Nhưng nếu cha mẹ quá lạm dụng các hình phạt đối với trẻ mỗi khi chúng phạm lỗi thì điều này sẽ có tác dụng ngược. Chính cách cư xử quá bạo lực của cha mẹ có thể đã khiến trẻ bị khủng hoảng về tâm lý, trẻ trở nên hung hãn, lì lợm, tránh xa mọi người và căm ghét gia đình. Trong hoàn cảnh đó trẻ dễ bị kẻ xấu lôi kéo, lợi dụng làm những việc xấu, thậm chí là những việc vi phạm pháp luật.
Cha mẹ nên điều chỉnh hành vi, mối quan hệ để ngăn chặn con em mình thực hiện các hành vi phạm pháp. Ngoài việc cần phải chọn lựa những phương pháp giáo dục đúng đắn, thích hợp với từng đứa con của mình, các gia đình cũng cần lưu ý: Giảm thiểu các hành vi xung đột của cha mẹ, tránh lạm dụng các hình phạt, tránh đối xử hà khắc với con cái, tăng cường quan tâm, dạy bảo, giáo dục cho con cái khi điều kiện.
Nguyễn Thị Nhung
 
Mốiquan hệ trong gia đình là quan trọng nhất
Khi phân tích theo các nhân tốthuộc về mối quan hệ gia đình, kết quả nghiên cứu cho thấy: sự xung đột của chamẹ, cha mẹ đối xử hà khắc, việc lạm dụng các hình phạt càng thường xuyên thì hànhvi phạm pháp của trẻ càng tăng; sự quan tâm của cha mẹ, hoạt động dạy bảo concái (của cha mẹ), hoạt động thờ cúng (của cha mẹ), hoạt động giáo dục về giới(của cha mẹ đối với con cái) càng thường xuyên thì hành vi phạm pháp của trẻcàng giảm.
Một yếu tốtác động rất lớn đến hành vi phạm pháp của trẻ vị thành niên là sự xung đột củacha mẹ. Cha mẹ xung đột thể hiện qua việc cha mẹ cãi nhau, đập phá đồ đạc vàđánh nhau. Fergusson và Horwood (1998) phát hiện ra rằng, đứa trẻ đã chứng kiếnnhững cảnh bạo lực giữa cha và mẹ có nhiều khả năng hành động bạo lực và vi phạmpháp luật. Lý luận của tác giả này cũng phù hợp với kết quả mà chúng tôi điềutra được. Chamẹ hay đánh mắng trẻ sẽ tác động đến tâm lý, tình cảm của trẻ. Mỗi khi phạm lỗichúng sợ cha mẹ đánh đập, sợ cha mẹ áp dụng các hình phạt nên nói dối thậm chíkhông vâng lời, cãi lại cha mẹ. Đó chính là điều kiện để trẻ xa lánh cha mẹ, tụtập bạn bè dẫn đến hành vi lệch chuẩn có tính chất nhóm tăng lên. Từ đó, hànhvi phạm pháp cũng sẽ tăng. Trong nhiều trườnghợp, việc áp dụng các hình phạt đối với trẻ là điều cần thiết. Nhưng nếu cha mẹquá lạm dụng các hình phạt đối với trẻ mỗi khi chúng phạm lỗi thì điều này sẽcó tác dụng ngược. Chính cách cư xử quá bạo lực của cha mẹ có thể đã khiến trẻbị khủng hoảng về tâm lý, trẻ trở nên hung hãn, lì lợm, tránh xa mọi người vàcăm ghét gia đình. Trong hoàn cảnh đó trẻ dễ bị kẻ xấu lôi kéo, lợi dụng làm nhữngviệc xấu, thậm chí là những việc vi phạm pháp luật.
Cha mẹ nênđiều chỉnh hành vi, mối quan hệ để ngăn chặn con em mình thực hiện các hành viphạm pháp. Ngoài việc cần phải chọn lựa nhữngphương pháp giáo dục đúng đắn, thích hợp với từng đứa con của mình, các giađình cũng cần lưu ý: Giảm thiểu các hành vi xung đột của cha mẹ, tránh lạm dụngcác hình phạt, tránh đối xử hà khắc với con cái, tăng cường quan tâm, dạy bảo,giáo dục cho con cái khi điều kiện.
NguyễnThị Nhung
 
>