Thứ tư, 14/10/2009, 16h10

Đẩy mạnh hoạt động VHVN là nâng chất lượng giáo dục

LTS: Từ số báo này, trên trang mục “Nhịp cầu sư phạm” Báo Giáo Dục TP.HCM sẽ mở diễn đàn: Làm thế nào để đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục? Tòa soạn rất mong nhận được ý kiến đóng góp, chia sẻ và phân tích của bạn đọc, các chuyên gia giáo dục, các nhà quản lý giáo dục… về vấn đề này. Mọi ý kiến tham gia diễn đàn xin gửi về Báo Giáo Dục TP.HCM, số 300 Điện Biên Phủ, P.7, Q.3, TP.HCM hoặc Email: tan truc_tg@yahoo.com.

Thầy Trần Trung Kiên

Trên cương vị là Hiệu trưởng Trường THPT Mạc Đĩnh Chi - một trong những trường công lập có số lượng HS đông nhất tại TP.HCM hiện nay, thầy Trần Trung Kiên đã đặt hoạt động văn hóa văn nghệ (VHVN) lên hàng đầu nhằm đẩy mạnh chất lượng giáo dục.
PV: Phải chăng VHVN trong trường chỉ là ca hát tạo vui chơi?
Tôi không nghĩ như vậy. Tôi cho rằng văn nghệ giúp con người gần nhau hơn; giúp HS tự tin, yêu thương gắn kết với nhau hơn; tạo môi trường vui tươi và sinh động. Bạn thấy, chỉ cần một tiếng hát cất lên là hàng trăm HS tập trung lại để nghe. Đó là sức mạnh của văn nghệ. Vì vậy, chúng tôi không để phong trào văn nghệ của HS theo kiểu tự phát mà có định hướng. Thông qua một ca khúc hay một tiết mục múa… Chúng tôi luôn hướng các em đến với cái đẹp, sự tinh khiết và đặc biệt là phải giữ gìn bản sắc dân tộc.
Vậy hoạt động văn nghệ có hỗ trợ nhiều cho nhiệm vụ dạy và học? Thầy có thể cho biết một số việc làm cụ thể?
Qua hoạt động thực tiễn tại đơn vị, chúng tôi xin được chia sẻ một số suy nghĩ, việc làm, bài học kinh nghiệm và một số kết quả đạt được trong quá trình xây dựng đời sống VHVN tại Trường THPT Mạc Đĩnh Chi thời gian qua. Trước hết đó là việc xây dựng đời sống VHVN hướng tới giáo dục truyền thống, nhớ về cội nguồn dân tộc: Việc giáo dục truyền thống là một trong những yếu tố cần được quan tâm trong trường học phổ thông hiện nay, bên cạnh việc giáo dục tri thức, rèn luyện kỹ năng. Việc giáo dục truyền thống, cội nguồn dân tộc là một yếu tố quan trọng trong việc giáo dục toàn diện các em HS với mục đích cuối cùng là đào tạo một thế hệ trẻ biết tự hào về cội nguồn dân tộc, bản lĩnh, năng động và hội nhập tốt. Nhà trường truyền tải việc giáo dục truyền thống đến các em HS một cách nhẹ nhàng thông qua các chương trình lễ hội hay các ngày kỷ niệm lớn trong năm như: Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam 22-12, Ngày Truyền thống HS, SV 9-1, Lễ giỗ tổ Hùng Vương… Thông qua những hoạt động trên, các em HS được tham gia, hóa thân vào các nhân vật, thể hiện năng khiếu và vai trò tổ chức của mình… Ngoài ra trường còn tổ chức các chuyến về nguồn: thăm Trung ương Cục, Nghĩa trang liệt sĩ giáo dục tại Tân Biên-Tây Ninh cho thầy và trò kết hợp với việc trao tặng các suất học bổng cho các em HS có hoàn cảnh khó khăn ở huyện biên giới cũng nhằm giáo dục truyền thống uống nước nhớ nguồn cho các em HS.
Tuy nhiên trước sự thay đổi, tác động và thu hút của cuộc sống bên ngoài, sự thay đổi về mặt thể chất và tâm sinh lý lứa tuổi nên việc giáo dục truyền thống cho các em ở nhà trường phổ thông hiện nay cũng cần thay đổi hình thức, đầu tư hơn trong nội dung, mang nhiều màu sắc và đặc trưng của tâm lý lứa tuổi thì mới thu hút được các em tham gia.
Thầy có thể cho biết tác động và hiệu quả của hoạt động VHVN mang đến cho việc học hành của HS?
Các chương trình văn nghệ mang tính chất truyền thống và hướng tới cộng đồng nhằm gây quỹ hoạt động như: chương trình văn nghệ “Teen cùng đồng hành chia sẻ”, chương trình văn nghệXây dựng nhà tình bạn”, họcbổng từphong tràoHội thu heo đất giúp bạn đến trường”, chương trình vận độngVì Trường Sa thân yêu”… Với hàng trăm suất học bổng được trao tặng cho các em HS trong trường hay các em HS ở vùng sâu, vùng xa các huyện biên giới có hoàn cảnh khó khăn… Qua đó giáo dục lòng nhân ái, biết đồng cảm và chia sẻ với với những hoàn cảnh khó khăn xung quanh.

Hoạt động văn nghệ luôn thu hút HS (ảnh mang tính minh họa). nh: T.S

Sân chơi văn nghệ luôn được HS quan tâm và xem đó là nhu cầu cần thiết trong đời sống văn hóa tinh thần của các em hiện nay. Sau những giờ học căng thẳng là những buổi tập dợt văn nghệ, các buổi họp nhóm để xây dựng kế hoạch tham gia dự thi, từ sự phân công thành viên và trách nhiệm từng công việc cụ thể, đã tập hợp các em vào một sân chơi bổ ích mang tính chất tập thể, giảm thiểu những tác động tiêu cực từ cuộc sống bên ngoài, đồng thời rèn luyện tinh thần đồng đội, tinh thần đoàn kết và sự hợp tác trong công việc.
Bên cạnh đó sân chơi VHVN không chỉ là nơi thể hiện tài năng yêu thích ca hát trong các em HS mà còn định hướng nghề nghiệp, phát triển năng khiếu và sở trường cho các em. Các chương trình VHVN cấp ngành do Sở GD-ĐT tổ chức, các đơn vị văn hóa trên địa bàn quận và các phong trào do nhà trường phát động trong những năm qua đã phát huy tích cực được những yếu tố trên, nhiều học sinh trưởng thành và đóng góp vào đời sống âm nhạc thành phố.
Những sân chơi tiêu biểu có thể kể đến như Hội diễn văn nghệ ngành, Liên hoan các nhóm Chú ve con, Hội trại truyền thống HS, SV 9-1 do Sở GD-DT tổ chức và trong kỳ liên hoan các nhóm Chú ve con lần 14 vừa qua, em Lưu Hoàng Minh Châu – lớp 12C3 Trường THPT Mạc Đĩnh Chi đã đạt giải giọng ca nữ xuất sắc nhất và trúng tuyển vào Nhạc Viện Thành phố.
Việc xây dựng đời sống VHVN tạo sự hưng phấn, hứng khởi trong toàn trường. Nó tác động và hỗ trợ không nhỏ trong việc nâng chất lượng giáo dục.
Thầy Trần Trung Kiên cho biết: Đối với trường học, nhiệm vụ trọng tâm là dạy và học. Tuy nhiên, theo tôi hoạt động VHVN là một phần trong việc giáo dục toàn diện các em HS, là quan điểm chỉ đạo quan trọng của Đảng và Nhà nước ta về giáo dục. Việc xây dựng đời sống VHVN trong nhà trường là một trong những nội dung trọng tâm trong việc giáo dục toàn diện các em HS nhằm tạo môi trường sinh hoạt vui tươi lành mạnh cho các em HS.
 
T.T.Q (thực hiện)