Khoa học - Công nghệPhát minh khoa học

1,6 triệu máy tính tại Việt Nam bị virus xóa dữ liệu năm 2018

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Theo Công ty An ninh mạng Bkav, mã độc mã hóa tống tiền tiếp tục lây lan tại Việt Nam, chủ yếu qua email. Tuy nhiên, khảo sát cho thấy 74% người dùng trong nước vẫn giữ thói quen mở trực tiếp file đính kèm từ thư điện tử mà không thực hiện mở trong môi trường cách ly an toàn (Safe Run).

Ngoài ra, số máy tính nhiễm mã độc lây qua USB luôn ở mức cao do là phương tiện trao đổi dữ liệu phổ biến nhất tại Việt Nam. Theo thống kê, 77% thiết bị lưu trữ USB của người dùng trong nước bị nhiễm mã độc ít nhất một lần trong năm 2018.

Hơn 60% cơ quan, doanh nghiệp tại Việt Nam bị nhiễm mã độc chiếm quyền điều khiển máy tính đào tiền ảo, do chưa trang bị giải pháp diệt virus tổng thể, đồng bộ cho tất cả các máy tính trong mạng nội bộ. Khi một máy tính bị nhiễm, toàn bộ các máy tính khác cùng mạng sẽ bị lây nhiễm.

Ngoài việc làm chậm máy, mã độc đào tiền ảo còn có khả năng cập nhật và tải thêm các chương trình khác nhằm xóa dữ liệu, ăn cắp thông tin hay thậm chí thực hiện tấn công có chủ đích APT.

Trong năm 2017 và 2018, số lỗ hổng an ninh trong các phần mềm được công bố tăng đột biến lên hơn 15.700, gấp khoảng 2,5 lần các năm trước. Bản vá an ninh đều nhanh chóng được các nhà sản xuất công bố nhưng việc cập nhật của người dùng lại chưa kịp thời. Điển hình như lỗ hổng SMB, sau hai năm vẫn còn hơn 50% máy tính tại Việt Nam chưa được vá. SMB là lỗ hổng từng bị khai thác bởi mã độc mã hóa tống tiền WannaCry, lây nhiễm hơn 300.000 máy tính trên thế giới trong vài giờ.

Google và Facebook chịu phạt 455.000 USD bởi “vi phạm quảng cáo chính trị”

Mới đây, hai hãng công nghệ khổng lồ là Google và Facebook đã đồng ý nộp phạt với số tiền trên vì đã vi phạm các quy định về quảng cáo chính trị của bang Washington (Mỹ).

Cụ thể, trong một thông báo vào ngày 18-12-2018 vừa qua, Bộ trưởng Tư pháp Bob Ferguson của bang Washington (Mỹ) cho biết, Google phải nộp phạt 217.000 USD và Facebook nộp số tiền cao hơn là 238.000 USD, vì lý do không lưu giữ các thông tin cho quảng cáo chính trị theo đạo luật tài chính tranh cử bang này.

Ngoài ra, theo các đạo luật về chính trị này, giới chức Mỹ cũng yêu cầu hai “ông lớn” công nghệ Mỹ còn phải khai báo những đối tượng đã trả tiền cho các chiến dịch quảng cáo về chính trị trên hai trang thông tin của họ.

Trước đó, chính ông Ferguson là người đã khởi kiện Google và Facebook hồi tháng 6-2018. Theo ông, đạo luật về quảng cáo chính trị của Washington áp dụng cho mọi đối tượng, không phân biệt đó là một tờ báo nhỏ của địa phương hay một tập đoàn lớn. Được biết, sau khi bị kiện, Google đã ngừng chạy quảng cáo chính trị cho cuộc bầu cử bang và các địa phương tại Washington, trong khi Facebook lại “không có động tĩnh gì”.

Cũng có liên quan, mạng xã hội Facebook vừa bị giới chức tại thủ đô Washington D.C kiện vì lộ thông tin người dùng. Cụ thể là vào ngày 19-12-2018, Karl Racine – Tổng chưởng lý của Đặc khu Columbia, đã kiện Facebook vì cho rằng công ty này không bảo vệ dữ liệu người dùng. Tại vụ kiện này, Washington D.C muốn Facebook “bồi thường thiệt hại” cho 340.000 cư dân của thành phố, được cho là bị ảnh hưởng vì vụ rò rỉ thông tin cá nhân cho Cambridge Analytica.

Q.Đ (tng hp)

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)