Kinh tế - Giáo dụcNghề nghiệp việc làm

10 câu hỏi phỏng vấn “đắt” nhất

Tạp Chí Giáo Dục

Khi phỏng vấn những ứng viên tiềm năng, đặc biệt là vào những vị trí chủ chốt trong doanh nghiệp, phải đặt những câu hỏi thế nào để có thể đánh giá được đầy đủ nhất khả năng của họ và chọn được người phù hợp với công việc?

Dưới đây là 10 câu hỏi được xem là “đắt” nhất.

1. Bạn có bao giờ phải cùng lúc đảm trách nhiều dự án với cùng một thời hạn hoàn thành? Nếu có thì bạn giải quyết nó bằng cách nào?

Mục đích: Đánh giá sự tận tâm, khả năng giải quyết tình huống và khả năng tổ chức công việc của ứng viên.

2. Vui lòng kể cho chúng tôi nghe về trường hợp bạn không hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Mục đích: Đánh giá xem ứng viên đối phó thế nào khi gặp tình huống bất lợi.

3. Bạn xử lý thế nào với các khách hàng đang giận dữ?

Mục đích: Đánh giá kỹ năng về dịch vụ khách hàng của ứng viên.

4. Hãy kể cho chúng tôi nghe về một dự án mà bạn chịu trách nhiệm phân bổ tài chính. Làm cách nào để bạn giữ đúng được mức chi tiêu đã được duyệt?

Mục đích: Đánh giá xem ứng viên quản lý tài chính công ty thế nào.

5. Vui lòng cho biết về một quyết định liên quan đến công việc mà bạn phải thay đổi vào giờ chót. Bạn đã xử trí thế nào?

Mục đích: Đánh giá mức độ quyết đoán và cách ứng viên đưa ra quyết định.

6. Vấn đề gần đây nhất mà bạn và người sếp cũ bất đồng là gì? Bạn đã giải quyết việc đó như thế nào?

Mục đích: Đánh giá khả năng quản lý của ứng viên và xem người ấy có tài đàm phán, truyền đạt ý tưởng hay không.

7. Hãy cho chúng tôi biết bài thuyết trình ấn tượng nhất bạn đã trình bày với khách hàng?

Mục đích: Đánh giá khả năng thuyết trình và kỹ năng nói trước công chúng của ứng viên.

8. Đối với công việc cũ, điều gì bạn không thích nhất và điều gì bạn hài lòng nhất?

Mục đích: Đánh giá động lực làm việc và tính tình của ứng viên.

9. Làm cách nào bạn xử lý công việc khi có yêu cầu thay đổi vào phút chót?

Mục đích: Đánh giá xem ứng viên có linh hoạt và có khả năng ứng phó nhanh hay không.

10. Hãy cho chúng tôi biết về lần mà bạn đánh cược với rủi ro và đã thất bại. Lúc đó bạn cảm thấy thế nào?

Mục đích: Đánh giá tính kiên cường và thái độ của ứng viên trước rủi ro gặp phải.

Theo BÍCH THỦY
Doanh nhân Sài Gòn Cuối tuần/Inc.com

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)