Kinh tế - Giáo dụcNghề nghiệp việc làm

10 câu hỏi phỏng vấn ưu thích của nhà tuyển dụng

Tạp Chí Giáo Dục

Những kinh nghiệm “đối đầu” với nhà tuyển dụng được các bạn sinh viên trong CLB Nguồn nhân lực, trường ĐH Ngoại thương tổng hợp bằng chùm 10 câu hỏi, đánh giá sự nhạy bén và khả năng ứng xử của bạn trong cuộc phỏng vấn ứng tuyển việc làm.


1. Nhược điểm của anh/chị là gì?

Đây là câu trả lời nhạy cảm nhất. Nên giảm thiểu nhược điểm và nhấn mạnh vào ưu điểm. Tránh những phẩm chất mang tính cá nhân mà tập trung vào khía cạnh chuyên nghiệp. Có thể trả lời: “Đôi lúc, tôi lo làm việc
2. Nếu được nhận vào làm ở vị trí này, anh/chị nghĩ là mình có ưu điểm gì để hoàn thành tốt công việc?
Tùy theo vị trí có câu trả lời phù hợp. Nêu những ưu điểm nổi bật giúp ích cho vị trí dự tuyển cùng với những kỹ năng, kinh nghiệm đã có.
3. Tại sao anh/chị muốn làm việc ở đây?
Người phỏng vấn đang muốn nghe câu trả lời cho thấy bạn có đầu tư suy nghĩ chứ không chỉ gửi hồ sơ xin việc đi vì có thông báo tuyển dụng. Ví dụ: “Tôi đã chọn ra một số công ty quan trọng có phương châm làm việc phù hợp với khả năng của tôi và công ty này nằm ở vị trí hàng đầu trong danh sách những lựa chọn ưa thích của tôi”.
4. Mục tiêu của anh/chị là gì?
Nên nói về mục tiêu trước mắt và ngắn hạn. Ví dụ: “Mục tiêu trước mắt của tôi là có được việc làm phù hợp tại tập đoàn lớn và người lãnh đạo giỏi như công ty. Mục tiêu dài hạn tùy thuộc vào mục tiêu của công ty, còn riêng bản thân tôi sẽ tìm ra những cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp”.
5. Tại sao anh/chị lại chuyển việc?
Sau ba năm trang bị cho mình những kinh nghiệm và kiến thức, tôi quyết định tìm kiếm cho mình một công ty có nhiều cơ hội phát triển để tôi có thể phát huy hết khả năng của mình và thành công hơn.
6. Khi nào anh/chị cảm thấy hài lòng với công việc nhất?
Người phỏng vấn muốn biết điều gì có thể tạo động lực cho bạn làm việc và có thể hiểu thêm về sở thích của bạn. “Ở công việc cũ, tôi hài lòng nhất là được tiếp xúc với khách hàng, được hiểu họ và giải quyết những khúc mắc của họ để sản phẩm và dịch vụ của công ty tốt hơn và khách hàng hài lòng hơn”.
7. Anh/chị có thể làm được gì cho chúng tôi?
Hãy tóm tắt ngắn gọn về kinh nghiệm, kỹ năng và cá tính. “Tôi có được sự kết hợp độc đáo giữa kỹ năng bán hàng và khả năng xây dựng mối quan hệ với khách hàng. Điều này cho phép tôi sử dụng vốn kiến thức của mình cùng với kỹ năng giao tiếp khá tốt của tôi”.
8. Ba điểm tích cực mà người chủ nói về bạn?
Đây là cách tuyệt vời để thể hiện ưu điểm của mình thông qua lời của người khác. “Sếp tôi từng nói tôi là người chịu khó làm việc và ông ta thích sự năng động, hài hước của tôi”.
9. Anh/chị đang tìm kiếm mức lương nào?
Bạn được lợi thế khi người phỏng vấn yêu cầu đưa ra mức lương trước. Tuy nhiên, không nên đưa ra một con số cụ thể sẽ khiến nhà tuyển dụng đánh giá bạn chỉ nghĩ đến quyền lợi của mình. “Tôi nghĩ công ty sẽ trả mức lương phù hợp với năng lực và khối lượng công việc của tôi, tôi chắc chắn khi đến lúc, chúng ta sẽ có thể đồng ý một con số hợp lý”.
10. Thành tích lớn nhất trong công việc/học tập của anh/chị là gì?
Nếu bạn đã có kinh nghiệm làm việc rồi thì câu trả lời khá dễ dàng. Nhưng nếu bạn chỉ là một sinh viên thì xin hãy thành thật, ví dụ như: “Trong học tập hay trong công việc, tôi luôn đề cao sự tập trung, tính sáng tạo và luôn đúng giờ. Tôi có thể làm việc độc lập hoặc theo nhóm để cùng nhau hoàn thành tốt mục tiêu của công ty đề ra”.
Cuối cùng nhưng cũng không kém phần quan trọng: Bạn hãy là chính mình trong từng câu hỏi và trả lời nhé. Như lời khuyên của Unilever Việt Nam gửi đến các bạn đang chờ cuộc phỏng vấn sắp tới của mình trên “Fanpage”:
1/ Hãy là chính mình;
2/Trung thực;
3/ Tự tin;
4/ Nhiệt tình và đam mê;
5/ Hãy đặt câu hỏi thông minh.
Chúc bạn tự tin và nhiều may mắn!
Theo Sinh viên Việt Nam

Bình luận (0)