Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

10 nguyên nhân làm tăng huyết áp

Tạp Chí Giáo Dục

Lười tập thể dục, hay ăn mặn, cơ thể tích nhiều mỡ thừa, thường xuyên uống thuốc tránh thai… có thể khiến huyết áp của bạn tăng cao.
Các nguyên nhân khiến huyết áp của bạn tăng cao
Tăng huyết áp là gì?
Theo hướng dẫn điều trị tăng huyết áp của Bộ Y tế ban hành năm 2010, tăng huyết áp được định nghĩa là khi huyết áp tâm thu >= 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương >= 90mmHg (Tuy nhiên, cần lưu ý ngưỡng huyết áp định nghĩa này chỉ áp dụng đối với đo huyết áp theo đúng quy trình tại bệnh viện/phòng khám. Còn nếu đo huyết áp tại nhà hay đo huyết áp lưu động, chẩn đoán tăng huyết áp sẽ sử dụng các ngưỡng huyết áp khác nhau).
Nguyên nhân gây tăng huyết áp
Phần lớn tăng huyết áp ở người trưởng thành đều không rõ nguyên nhân (tăng huyết áp nguyên phát), chỉ có khoảng 10% các trường hợp là có nguyên nhân (tăng huyết áp thứ phát). Nguyên nhân của tăng huyết áp có thể được phát hiện thông qua khai thác tiền sử, khám lâm sàng và các kết quả cận lâm sàng thường quy. Một số trường hợp tăng huyết áp cần lưu ý tìm kiếm nguyên nhân bao gồm: tăng huyết áp ở tuổi trẻ (<30 tuổi), tăng huyết áp kháng trị, tăng huyết áp tiến triển hoặc ác tính.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), các bệnh về tim mạch ảnh hưởng đến khoảng 80% dân số sống ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình. Nguyên nhân chính của căn bệnh gây tử vong cao này là do cao huyết áp.
Dưới đây là 10 nguyên nhân hàng đầu khiến bạn bị tăng huyết áp, bạn cần biết để phòng tránh:
1. Tuổi tác
Khi bạn càng nhiều tuổi, bạn càng có nhiều nguy cơ bị huyết áp cao. Những người cao tuổi có nguy cơ cao tăng chỉ số huyết áp tâm thu. Nguy cơ này là do xơ cứng động mạch.
2. Di truyền
Nếu bạn có tiền sử gia đình bị cholesterol tăng thì bạn cần cảnh giác. Dạng cao huyết áp do di truyền có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe đối với người trẻ tuổi.
10 nguyên nhân làm tăng huyết áp
3. Giới tính
Nam giới được cho là có nguy cơ lớn hơn bị huyết áp cao so với nữ giới. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa phụ nữ không cần lo lắng. Vì vậy hãy duy trì thói quen sống và ăn uống lành mạnh.
4. Thừa cân
Thừa cân hoặc béo phì có thể là một trong những nguyên nhân hàng đầu của huyết áp cao nhưng có sự khác nhau ở mỗi người. Những người tích trữ nhiều mỡ ở bụng, mông và đùi có nguy cơ cao hơn bị huyết áp cao. Vì vậy hãy duy trì cân nặng.
5. Ăn mặn
Một số người bị nhạy cảm với muối hoặc natri, điều này khiến cho họ bị tăng huyết áp. Nếu bạn nằm trong số này thì lựa chọn an toàn duy nhất là giảm lượng muối tiêu thụ. Bạn phải rất thận trọng khi sử dụng muối để chế biến thức ăn và đọc kỹ nhãn mác của bất cứ loại thực phẩm chế biến sẵn nào. Thức ăn nhanh có hàm lượng muối cao vì vậy bạn nên hạn chế những loại thức ăn này.
6. Uống rượu
Nếu bạn bị say chỉ với 2 cốc rượu thì đó là dấu hiệu cho thấy bạn nên ngừng uống. Uống nhiều rượu có hại cho sức khỏe cũng như huyết áp của bạn. Do đó, hãy tránh uống nhiều rượu để duy trì huyết áp ổn định.
10 nguyên nhân làm tăng huyết áp
Hãy tránh uống nhiều rượu để duy trì huyết áp ổn định.
7. Cuộc sống căng thẳng
Cuộc sống của bạn bị căng thẳng thường xuyên do công việc hoặc các nguyên nhân khác, đây là lý do có thể khiến huyết áp của bạn bị tăng lên. Hãy giải tỏa mọi căng thẳng, giữ sự bình tĩnh và thư giãn chính bạn.
8. Tránh thai
Trong một nghiên cứu gần đây, người ta thấy rằng sử dụng thường xuyên thuốc tránh thai làm tăng nguy cơ bị huyết áp cao.
9. Lối sống lười vận động
Lối sống lười vận động không chỉ khiến vòng bụng của bạn to ra mà còn khiến bạn có nguy cơ cao bị tăng huyết áp. Vì vậy hãy tăng cường vận động dưới bất cứ hình thức nào mà bạn thích, có thể là tập một môn thể thao hoặc đi bộ tới chỗ làm. Lý do mà hoạt động thể chất có thể làm giảm nguy cơ tăng huyết áp của bạn là vì vận động sẽ giúp bạn lưu thông mạch máu, duy trì áp suất trong tĩnh mạch và động mạch trong giới hạn bình thường.
10. Một số loại thuốc
Một số loại thuốc được sử dụng để điều trị các triệu chứng cảm lạnh hoặc dị ứng có thể làm tăng huyết áp của bạn. Do đó, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất cứ loại thuốc nào và cho bác sĩ biết về tiền sử bệnh của bạn để tránh các biến chứng.
NT (theo khoahoc.tv)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)