Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

10 phương pháp giúp mẹ trẻ thoát khỏi chứng trầm cảm sau sinh

Tạp Chí Giáo Dục

Trầm cảm sau sinh là bệnh ngày càng phổ biến và có nhiều tác hại đến sức khỏe thậm chí là tính mạng của người mẹ và trẻ nhỏ.
Để chăm sóc 1 đứa trẻ mới sinh, người mẹ sẽ phải vượt qua rất nhiều khó khăn, mệt mỏi và áp lực. Mọi chuyện sẽ còn trở nên tệ hơn rất nhiều nếu bạn mắc bệnh trầm cảm sau sinh (trầm cảm hậu sản). Căn bệnh này bất cứ bà mẹ nào cũng có thể gặp phải, vì vậy, dù bạn đang khỏe mạnh và có 1 cuộc sống gia đình êm ấm trước sinh vẫn cần quan tâm và tìm hiểu cách đối phó với nó.
Trầm cảm sau sinh là gì?
Theo Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS), đây là loại trầm cảm nhiều phụ nữ gặp phải sau khi sinh con. Vấn đề phổ biến này ảnh hưởng hơn 1/10 phụ nữ trong vòng một năm sau khi sinh con. Đặc biệt, nó cũng có thể ảnh hưởng cảm xúc của người cha.
Về cơ bản, bệnh trầm cảm sau sinh là tình trạng phụ nữ bị rối loạn cảm xúc, hay có suy nghĩ tiêu cực, mệt mỏi, buồn chán và lo lắng về nhiều vấn đề trong cuộc sống. Bệnh lý này có thể ở mức nhẹ, vừa hoặc nặng, tự khỏi, nhưng cũng phát triển trầm trọng nếu không được điều trị kịp thời.
Nhiều người thường nhầm lẫn trầm cảm sau sinh với hội chứng "baby blues" (thay đổi tâm trạng sau sinh).Trên thực tế, cả hai rất khác nhau.
Nội tiết tố của phụ nữ thay đổi sau khi mang thai và sinh con. Thêm vào đó, tình trạng thiếu ngủ và việc có thêm thành viên mới trong gia đình có thể khiến người mẹ cảm thấy thấp thỏm, bất ngờ và dễ cáu kỉnh. Đa số phụ nữ sẽ gặp ít nhất một hoặc nhiều triệu chứng "baby blues" sau khi sinh.
"Baby blues" là điều bình thường và chỉ kéo dài vài tuần. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng kéo dài hơn hoặc ngày càng trở nên trầm trọng, bạn có thể đang bị trầm cảm sau sinh.
Cách đối phó với chứng trầm cảm sau sinh
1. Nói chuyện, tâm sự với gia đình, bạn bè
Hãy tâm sự với mọi người để họ giúp bạn tháo gỡ những vướng mắc của bản thân.
Hãy tâm sự với mọi người để họ giúp bạn tháo gỡ những vướng mắc của bản thân.
Hãy tìm cách chia sẻ để người thân hiểu được cảm giác và khó khăn của bạn để họ tìm cách giúp đỡ và tháo gỡ những vướng mắc đó, đặc biệt là vấn đề tâm lý.
2. Không ôm đồm làm mọi việc
Đừng cố gắng tự làm hết mọi việc từ chăm sóc đứa trẻ đến đi chợ, nấu cơm, dọn dẹp,… hãy yêu cầu sự hỗ trợ của người thân, đặc biệt là người chồng. Việc làm này không chỉ giúp bạn được chia sẻ gánh nặng công việc, nó còn giúp cải thiện tâm trạng rất hiệu quả.
3. Dành thời gian cho bản thân
Hãy cố gắng dành ra cho mình khoảng thời gian riêng tư để thực hiện những sở thích cá nhân như nghe nhạc, đi dạo, đọc sách,…
4. Tạo thói quen ngủ bất cứ khi nào có thể
Khi chăm sóc 1 đứa trẻ, bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn và vất vả, vì vậy hãy tranh thủ ngủ bất cứ khi nào có thể. Thói quen này giúp bạn bù đắp sự thiếu hụt giấc ngủ vào ban đêm.
5. Tập thể dục thường xuyên
Tập thể dục sẽ cải thiện tâm trạng của người mắc trầm cảm sau sinh.
Tập thể dục sẽ cải thiện tâm trạng của người mắc trầm cảm sau sinh.
Việc làm này có tác dụng cải thiện tâm trạng hiệu quả cho người mắc chứng trầm cảm sau sinh.
6. Chế độ ăn uống lành mạnh, chia thành nhiều bữa
Chế độ ăn uống bổ dưỡng với hoa quả, rau củ, đạm, sữa ít béo và ngũ cốc nguyên hạt có thể giúp bạn cảm thấy khỏe khoắn hơn, bổ sung dưỡng chất cần thiết trong thời gian chăm sóc và cho con bú.
7. Không uống rượu và sử dụng các chất kích thích
Tránh sử dụng các thức ăn có hàm lượng đường cao như nước soda, caffeine và đồ uống có cồn. Những thực phẩm này sẽ chỉ khiến tâm trạng và tình trạng sức khỏe của bạn tồi tệ hơn.
8. Đến bác sỹ để được điều trị tâm lý
Đây là cách điều trị trực tiếp và hiệu quả nhất khi người mẹ mắc chứng trầm cảm sau sinh.
9. Uống thuốc chống trầm cảm
Việc sử dụng thuốc phải tuân thủ theo chỉ định của bác sỹ để an toàn cho người mẹ đang cho con bú.
Việc sử dụng thuốc phải tuân thủ theo chỉ định của bác sỹ để an toàn cho người mẹ đang cho con bú.
Đây là biện pháp phù hợp với người mẹ đang mắc bệnh ở mức độ trung bình hoặc nặng và đã được điều trị tâm lý nhưng tiến triển không khả quan. Việc sử dụng thuốc phải tuân thủ theo chỉ định của bác sỹ để an toàn cho người mẹ đang cho con bú.
Đối với các loại thuốc được kê đơn, bạn nên đề nghị bác sỹ giải thích cặn kẽ các thông tin: tên của thuốc, những tác dụng sau khi uống, thời gian nhận thấy tác dụng và những tác dụng phụ (dài hoặc ngắn hạn) có thể gặp phải.
10. Các liệu pháp bổ sung
Khái niệm này dùng để chỉ các liệu pháp điều trị bổ sung không sử dụng thuốc tây y như: thôi miên, tập yoga, xoa bóp, đốt hương liệu,… Các phương pháp này giúp cải thiện tinh thần, giảm bớt triệu chứng trầm cảm của người mẹ. Tuy nhiên, dù lựa chọn phương pháp nào cũng nên tham khảo ý kiến của bác sỹ để tránh có bất kỳ tác dụng phụ nào đối với loại thuốc bạn đang điều trị.
NT (theo khoahoc.tv)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)