Y tế - Văn hóaDinh dưỡng học đường

11 thực phẩm dễ bị nhiễm thuốc trừ sâu

Tạp Chí Giáo Dục

Bạn có biết những thực phẩm hữu cơ nào thường chứa nhiều lượng thuốc trừ sâu nhất không? Hãy cẩn trọng khi ăn 12 thực phẩm dưới đây.
1. Dâu tây
Được coi là một thực phẩm hữu cơ chứa đầy hóa chất. Hầu hết những người trồng dâu tây thường sử dụng methyl bromide, một loại hóa chất độc hại làm suy giảm tầng ôzôn để loại trừ các loại nấm, tuyến trùng, vi sinh vật, cỏ dại và tiêu diệt mọi sinh vật.
Methyl bromide có thể gây ra ngộ độc, làm tổn thương thần kinh và gây tác hại đến sự sinh sản. EPA (Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ) phân loại hóa chất này như là một hợp chất mang độc tính loại 1 – một phân loại dành riêng cho các chất gây chết người nhiều nhất.
2. Ớt đỏ và ớt xanh
Theo kết quả nghiên cứu, có hơn 50 hóa chất trong đó có 10 chất organophosphates khác nhau đã được sử dụng trên cây ớt chuông.
Loại ớt này có chứa lượng thuốc trừ sâu trong suốt trong chu kỳ tăng trưởng của mình cũng như được sử dụng để phun khi diệt cỏ, diệt nấm…
Thông thường người trồng ớt chuông thường phun methyl bromide trước khi trồng để diệt cỏ dại và côn trùng. Ớt cũng có thể có được phun một liều Gramoxone Extra – một loại thuốc trừ sâu có độc tính cao hơn nhiều các thuốc diệt cỏ khác.
3. Rau bina
Để rau bina không bị các loại rệp, sâu hại bệnh và nấm mốc phá hoại, người trồng rau thường sử dụng lượng lớn thuốc trừ sâu, thuốc diệt nấm và thuốc diệt cỏ.
 
Hơn 60 phần trăm rau bina dưới thử nghiệm của FDA đều có chứa dư lượng thuốc trừ sâu bao gồm DDT, permethrin và các loại thuốc trừ sâu rất độc hại khác.
Ngoài ra, thuốc organophosphates, chlorothalonil đôi khi còn được phun trên rau bina. Đây là những chất có thể gây ung thư với cơ thể con người.
4. Anh đào
Anh đào tuy được coi là loại trái cây hấp dẫn nhưng lại bị nhiều loài gây hại của côn trùng tấn công. Do đó, người trồng anh đào thường phun thuốc trừ sâu để loại bỏ các loại bọ ve, sâu bướm và các bệnh nấm… ngay từ giai đoạn không hoạt động cho đến khi thu hoạch.
Kết quả là, các xét nghiệm của anh đào trong nước cho thấy sự hiện diện của hơn 20 dư lượng thuốc trừ sâu khác nhau.
5. Đào
Giống như anh đào, đào cũng là loại quả thu hút nhiều côn trùng, nấm. Đào thường được phun các loại thuốc diệt nấm hàng tuần từ giai đoạn không hoạt động cho đến khi thu hoạch.
Do đào thường bị loại sâu đục cây tấn công dai dẳng nên thường được phun chất endosulfan – một loại thuốc trừ sâu có độc tính cao.
6. Cần tây
Cần tây chủ yếu sống bằng một cơ chế hấp thụ nước, hấp thụ nhiều chất độc từ đất và nước ngầm. Cần tây thường được phun nhiều organophosphate – một chất có thể gây ung thư cho con người.
Khi kiểm tra những hóa chất có trong cần tây, FDA thấy cần tây có chứa 82% lượng thuốc trừ sâu dư thừa.
7. Táo
Tuy được coi là loại trái cây phổ biến và tươi ngon trong các cửa hàng tạp hóa, nhưng để có một quả táo, chúng bị rất nhiều côn trùng, thuốc diệt nấm và thuốc trừ sâu hoành hành.
Do đó, táo thường được phun lượng thuốc trừ sâu cao gấp 10 lần trong chu kỳ tăng trưởng của mình. Kết quả là, hơn 40 loại thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ và thuốc diệt nấm đã được sử dụng trên trái táo.
8. Lê
Trong quá trình phát triển, lê thường bị sâu, bọ quấy rầy. Do đó, nó cũng được phun nhiều thuốc diệt nấm, thuốc diệt cỏ để kiểm soát cỏ dại và bệnh tật.
Được biết, hơn 50 hóa chất, bao gồm một số chất organophosphates đã được kiểm chứng là được sử dụng trên cây lê.
9. Nho
Cũng như dâu tây, methyl bromide cũng được phun trên nho – một loại hóa chất có thể làm suy giảm tầng ôzôn.
Hơn 60% nho khô nhập khẩu cũng được thử nghiệm dương tính với lượng thuốc trừ sâu dư thừa.
10. Mâm xôi
Quả mâm xôi thường được phun một số thuốc trừ sâu, thuốc diệt nấm để diệt sâu bệnh. Nó cũng có chứa lượng phân bón tổng hợp nhiều để quả phát triển lớn hơn.
Những mẫu thử nghiệm trên quả mâm xôi của FDA cho thấy có đến 9 loại thuốc trừ sâu khác nhau. Do đó, bạn phải cẩn trọng khi lựa chọn quả mâm xôi cho trẻ em ăn nhé.
11. Khoai tây
Một tháng hoặc lâu hơn, các loại thuốc diệt cỏ sẽ được áp dụng lần đầu tiên khi những cây khoai tây đủ cứng để phát triển. Chưa hết, để kiểm soát bệnh rụng lá trước khi thu hoạch, cây khoai tây được phun kế tiếp một loại thuốc diệt nấm có chứa mefenoxam và clorothalonil.
Với chu kỳ tăng trưởng này, không ngạc nhiên khi một phần lớn khoai tây được xét nghiệm dương tính với dư lượng thuốc trừ sâu nhiều.
Theo VnExpress

Bình luận (0)