Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

12 năm “cõng rạp chiếu phim” lên vùng cao

Tạp Chí Giáo Dục

Sut 12 năm qua, anh H Hoàng Liêm (33 tui) qun Sơn Trà – TP.Đà Nng cùng cng s đã mit mài “cõng” đin mt tri và “rp chiếu phim” đến vi bà con dân tc thiu s và hc sinh vùng cao. Vi Liêm, trao cho ngưi khó điu kin cn s là đng lc đ h vươn ti mt cuc sng đ phía trưc…


H Hoàng Liêm “cõng” rp phim lên vi hc trò thôn Lũng Chư (Mèo Vc, Hà Giang)

1.Điểm trường Lủng Chư (xã Thượng Phùng, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang) nằm lọt thỏm giữa những ngọn núi đá hiểm trở. Cô trò cùng bà con đối mặt với bộn bề khó khăn. Với các em học trò vùng cao này, việc được xem một bộ phim hoạt hình qua màn hình ti vi dường như là điều xa xỉ. Thi thoảng giữa giờ ra chơi của các tiết học, để tạo hứng thú cho các em đến trường, các cô giáo dùng chính chiếc điện thoại cũ mèm của mình để mở cho các em xem một vài đoạn phim đã được tải sẵn trong những lần về xuôi thăm nhà. Liêm đến, mang theo chiếc màn chiếu 200inch, chiếu lên đó những thước phim hoạt hình ngay trên góc sân trường, lũ trẻ sau giây phút ồ lên vì ngạc nhiên và sung sướng lại ngồi im phăng phắc, như cách nếu chỉ cần lơ là trò chuyện một chút là chiếc màn hình kia biến mất. Hôm Liêm về xuôi, lũ trẻ ở Lủng Chư ra tận đầu bản tiễn, ánh mắt đầy nuối tiếc. Các cô giáo nhắn gửi: “Nếu có thể, hãy đến vùng cao nhiều hơn, để sẻ chia cho học trò miền sơn cước bớt chút thiệt thòi”. Liêm không hứa nhưng vẫn tâm niệm sẽ nỗ lực hết sức để đâu đó không còn lũ trẻ “khát” đời sống tinh thần. Đó là chiếc màn chiếu thứ tư mà Liêm mang đến với học trò vùng cao.

Ngay sau đó, chiếc màn chiếu thứ năm đã được Liêm cùng cộng sự “cõng” lên với học trò điểm trường Tắk Pổ (huyện miền núi Nam Trà My, Quảng Nam). Cô giáo Trà Thị Thu – giáo viên “cắm bản” ở Tắk Pổ nói: “Mỗi ngày, nhất là đầu tuần, tôi cùng đồng nghiệp phải đi bộ một vòng trong bản để nhắc nhở học trò đến lớp. Đường đến trường khó khăn, thời tiết khắc nghiệt, đời sống kinh tế của đa phần phụ huynh đều rất nghèo nên các em thiếu thốn đủ thứ. Giáo viên phải tìm các hoạt động kích thích đồng thời động viên phụ huynh để học trò đến lớp. Nay có màn chiếu, cô trò được giải trí vào cuối tuần. Thêm vào đó, từ máy chiếu này, giáo viên có thể tìm tòi các bài giảng sinh động hơn để giúp các em hứng thú trong việc học”.

2.Liêm kể, mỗi lần đưa máy chiếu đến với một điểm trường nào đó, Liêm cùng cộng sự mất cả tháng trời để khảo sát, chuẩn bị. Nhớ nhất là lần đến với điểm trường ở thôn Canh Tiến, xã Canh Liên (huyện Vân Canh, Bình Định), nhóm phải mượn đò máy đi gần hai tiếng đồng hồ mới tới nơi. Ngôi làng ẩn khuất giữa bốn bề núi và nước. Cuộc sống tách biệt nên việc tiếp xúc với bên ngoài hết sức khó khăn. “Hôm ấy, khi đoàn chiếu xong 2 tập phim rồi bàn giao màn hình chiếu lại cho nhà trường, cả học trò và phụ huynh đều không muốn rời màn hình, họ bảo muốn xem thêm tập nữa dù trời đã tối”, Liêm kể.


H Hoàng Liêm trong mt chuyến thin nguyn lên vùng cao

Anh H Hoàng Liêm chia s: “Thin nguyn vi tôi bây gi là cái duyên. Dù vt v nhưng tôi vn n lc hết sc đ có th chia s phn nào khó khăn cho bà con, nht là các em nh. Tôi mong, nhng gì mình trao gi s đưc các em tiếp nhn, tiếp sc cho các em trên hành trình đến trưng, góp phn nâng cao đi sng mai sau”.

Cơ duyên mang “rạp chiếu phim” lên vùng cao của Liêm bắt đầu từ những tâm tư của các thầy cô giáo “cắm bản”. Chiếc ti vi là điều kiện dễ nhất có thể thực hiện nhưng sóng ở núi rừng “lồi, lõm”, điện sinh hoạt nhiều bản làng chưa có. Máy chiếu là phương tiện tối ưu sau những trà dư tửu hậu cùng các thầy cô giáo ở thâm sơn cùng cốc được Liêm chọn. “Không đơn giản là chiếc màn hình máy chiếu trình chiếu những bộ phim hoạt hình. Em hướng dẫn giáo viên trong mỗi chuyến về xuôi thăm nhà sẽ lên mạng tải những bài học sinh động để đến trường cho các em học thêm để tiết học đỡ nhàm chán và các em ít nhiều bắt nhịp được với bạn bè miền xuôi. Mặt khác, mỗi tuần chỉ chiếu một lần phim hoạt hình vào buổi học cuối tuần. Giáo viên sẽ điểm danh nếu học sinh đi học đủ các buổi trong tuần thì được thưởng xem phim. Như vậy vừa đảm bảo sĩ số đến lớp mà giáo viên không phải đến từng nhà vận động vừa giúp cho học sinh có động lực để đến trường”, Liêm bộc bạch.

3.Chỉ trong 2 năm, Liêm đã “cõng” tới 5 rạp chiếu phim lên núi và rạp thứ 6 đang sẵn sàng. Liêm nói, muốn những ước mơ trong những đứa trẻ khó nghèo ấy đi xa hơn những ngọn núi, trước hết phải cho các em thấy phía bên kia điệp trùng núi non là gì. Đó là lý do trong những thước phim mang đến vùng cao, Liêm luôn lồng những video chiếu hình ảnh về nhà cao tầng, các điểm đến du lịch, những cây cầu xinh đẹp, các ngôi trường đại học quy mô… ở thành phố. “Tôi muốn cho các em thấy phía bên kia một ngọn núi không phải là một ngọn núi khác mà là những thành phố hiện đại. Muốn đến được nơi đó thì cần phải đến trường, phải nỗ lực học tập. Như vậy, rạp chiếu phim không chỉ đơn thuần là giải trí mà còn giúp các em học tập”, Liêm chia sẻ.


H Hoàng Liêm tng đ chơi cho tr vùng cao

Liêm bắt đầu những chuyến tình nguyện của mình từ năm 2009, thời còn là sinh viên. Sinh ra và lớn lên trong gia đình kinh tế khó khăn, cũng từng xếp hàng nhận quà từ thiện. Những chuyến lên vùng cao, Liêm càng thấm thía hơn cái khó nghèo và nỗi khát khao của những em nhỏ. Liêm bắt đầu gây quỹ từ những thứ nhỏ nhất, ky cóp rồi tặng quà cho người nghèo. Khoảng năm 2014, Liêm bắt đầu tiến xa hơn với việc kêu gọi mạnh thường quân hỗ trợ lắp đặt điện mặt trời cho các bản làng xa xôi, hẻo lánh. 17 trạm pin mặt trời lần lượt thắp sáng các bản làng miền núi từ Quảng Trị, Quảng Nam, Kon Tum, Gia Lai, Bình Định… Liêm kể lại: “Có lần tôi cùng nhóm bạn cõng 4 tấm pin nặng hơn 100kg đến thôn 5, xã Trà Dơn (huyện Nam Trà My, Quảng Nam). Chúng tôi đi bộ suốt 19 tiếng đồng hồ. Thời khắc ánh điện bật sáng giữa bản làng, cả mấy anh em cùng bà con ôm nhau khóc vì vui”.

Cùng với tặng màn hình máy chiếu phim, lắp đặt pin năng lượng mặt trời, suốt 12 năm qua Liêm cùng cộng sự thực hiện rất nhiều chuyến thiện nguyện tặng hàng chục ngàn áo ấm cho học trò vùng cao từ Tây – Đông Bắc cho đến các tỉnh miền Trung, hỗ trợ kết nối phẫu thuật sứt môi hở hàm ếch cho trẻ nhỏ, hỗ trợ đồng bào lũ lụt, tặng cây con giống cho người nghèo…

Phan Vĩnh Yên

Bình luận (0)