Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

12 tỷ đồng và “tờ di chúc” cho… người dưng

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Gn 50 năm qua, ông H Đ (Q.Phú Nhun, TP.HCM) thm lng cưu mang, chăm chút cho ngưi dưng – nhng mnh đi nghèo khó, hiếu hc. Nh tm lòng tho thơm y mà đã có biết bao ngưi thành đt đã bưc ra căn nhà p p, nhưng ch cho nhng mnh đi khác.


Ông H Đ gii thiu phòng tr min phí cho ngưi nghèo

Nơi gieo mm yêu thương

Căn nhà rộng chừng 130 mét vuông nằm trong con hẻm nhỏ trên đường Nguyễn Công Hoan (P.7, Q.Phú Nhuận) mấy mươi năm nay được xem là chốn ngả lưng của người lao động, sinh viên nghèo. Căn nhà ấy là nơi ông Đề đã gieo những hạt mầm yêu thương để rồi giữa cuộc sống bộn bề vẫn còn đó câu chuyện cổ tích.

“Họ là những gia đình bán vé số, bán hàng rong, công nhân, người mắc bệnh hiểm nghèo, sinh viên tỉnh lẻ về trọ học… Ai có thì trả tiền trọ với giá rẻ, khó quá thì ở miễn phí đến khi nào có điều kiện thì dọn đi, nhường chỗ cho người khác khó hơn”, ông Đề bắt đầu câu chuyện. 

Hết lớp người này có điều kiện rời đi, lớp người khác đến trong suốt hơn 30 năm, đến nay căn nhà này đã cưu mang vài trăm mảnh đời cơ cực. Ông Đề nhớ lại, hơn 30 năm trước, lần đến thăm người thân tại Bệnh viện Ung bướu TP.HCM, cám cảnh người bệnh, thân nhân đã nghèo lại lâm vào cùng kiệt không có tiền thuê trọ, ngày đêm vật vạ ở hành lang bệnh viện, liền mở lời đưa họ về ăn ở miễn phí.

Trong di chúc đưc lp mi đây, căn nhà này do hai ngưi con qun đ lo th t và s dng làm nơi  min phí cho hc sinh, sinh viên nghèo và ngưi già neo đơn không nơi nương ta. Đưc biết, hin căn nhà này đã có nhiu ngưi hi mua vi giá khong 12 t đng.

“Có chỗ ở, người bệnh, thân nhân cũng đỡ vất vả một phần nhưng hơn hết là họ bớt đi lo lắng, yên tâm chữa trị, chăm sóc dài ngày. Đó là liều thuốc tinh thần rất cần đối với người bệnh, nhất là người mắc bệnh hiểm nghèo”, ông Đề chia sẻ.

Từ một, hai hoàn cảnh đáng thương, việc làm nhân văn của chủ nhà được lan tỏa, căn nhà này trở thành địa chỉ cưu mang bệnh nhân, người nghèo và sinh viên. Số người ông Đề đưa về cũng như tự tìm đến ngày một đông, trong khi nhà thì hẹp không thể cưu mang hết khiến ông ray rứt.

“Nhà hẹp nhưng tình người thì rộng, tôi phải chia nhỏ ra nhiều phòng để chia sớt với họ. Hiện các phòng đã xuống cấp, thiếu sáng cần phải sửa chữa nhưng cứ do dự mãi vì thời gian sửa khá lâu, không biết hơn 30 con người phải ở đâu, cuộc sống thế nào?”, ông tâm sự khi đưa tôi đi xem các phòng trọ.

Cũng quãng ấy, tình cờ gặp gia đình ông Nguyễn Thuận với 7 thành viên nhiều năm tá túc dưới gầm cầu thang chung cư Ngô Gia Tự (Q.10). Chứng kiến cảnh con cái nheo nhóc, thất học nên không ngần ngại mời về ở miễn phí, kèm lời hứa: “Cứ yên tâm ở đây, chuyện học hành của các cháu để tôi lo. Bao giờ mua được nhà thì dọn đi”.

Nói là làm, ông tất tả đi gõ cửa chính quyền địa phương để sớm hoàn tất các thủ tục để các con anh Thuận được đi học. Gánh nặng học hành của con cái đã có người dưng “vác”, vợ chồng anh Thuận yên tâm đi làm với đủ các nghề, tích cóp trong suốt 20 năm, cộng với khoản tiền dành dụm của các con đã mua được căn hộ nhỏ rồi dọn đi. 

“Các cháu trưởng thành, cha mẹ chúng vượt khó vươn lên, tôi mừng đến khóc”, ông nói. 

Ngưi bình thưng làm điu phi thưng

P.A, sinh viên năm cuối Trường CĐ Kinh tế Đối ngoại cũng là thành viên của căn nhà này từ những ngày đầu bỡ ngỡ vào TP. Theo P.A, ở TP này, tìm được một phòng trọ giá rẻ gần trung tâm, chủ nhà xem người thuê trọ như người thân trong gia đình, sẵn sàng cưu mang, chia sẻ với người nghèo như ông Đề thì không dễ.

Hay như chị Phạm Thị Tâm, giúp việc quán ăn vỉa hè cũng được ông Đề miễn phí tiền nhà trọ, để dành khoản lương còm gửi về quê nuôi hai con nhỏ. Chị Tâm kể: “Lắm lúc kẹt không biết xoay xở đâu, nhất là thời gian bị mất việc do dịch Covid-19, bác Đề là người giúp đỡ. Mà không chỉ tôi, những người thuê trọ của bác Đề không chỉ được miễn giảm tiền nhà mà còn hỗ trợ tiền ăn”.

Với những người đã và đang ở trong căn nhà này, ông Đề là người dung dị, không chỉ là người ông, người cha mà còn là nhà tâm lý, nhà sư phạm… Lúc rảnh rỗi, ông còn dạy tiếng Anh cho sinh viên và dành những phần thưởng có giá trị như sách, máy vi tính cho sinh viên học tốt.


Ông H Đ nhn Bng khen ca UBND TP.HCM – Tuyên dương ngưi thm lng mà cao c ln 2 (năm 2021)

Vi nhng vic làm nhân văn, ông H Đ vinh d nhn đưc nhiu Bng khen, K nim chương ca UBND TP.HCM; Hi Ch thp đ Vit Nam; y ban MTTQ Vit Nam; Trung ương Hi Khuyến hc Vit Nam… Đc bit, ông đã 2 ln đưc UBND TP.HCM vinh danh “Nhng tm gương thm lng mà cao c”.

Theo ông Trần Công Vĩnh – Chủ tịch UBND P.7, Q.Phú Nhuận, trong thời gian dịch Covid-19, bác Hồ Đề đã miễn, giảm tiền trọ cho sinh viên, người lao động với tổng số tiền hơn 40 triệu đồng. Ông là tổ trưởng tổ dân phố mẫu mực được bà con tin tưởng.

Cụ thể là hàng năm, vào mùa thi, căn nhà ông lại rộng cửa đón học sinh từ các tỉnh, thành về ăn ở miễn phí. Mấy mươi năm nay, ông Đề còn là người đi đầu trong các hoạt động khuyến học của địa phương và TP, hỗ trợ người dân đồng bằng sông Cửu Long bị hạn hán, xâm nhập mặn cũng như chia sẻ với đồng bào miền Trung ảnh hưởng bởi thiên tai…

Như ông bảo, việc giúp người khó khăn hơn mình là bình thường như chuyện đói thì ăn, khát phải uống chứ không phải chuyện chi to tát. Tôi lớn lên trong nghèo khó nên thấu hiểu. Tôi có chút may mắn, chia sẻ may mắn ấy đến người khác. Người ta vui, mình vui.

Bằng tất cả sự tôn kính trước tấm lòng tử tế, người dân trong xóm cũng như người trọ thường gọi ông Đề là thầy Đề; ông Đề khuyến học… nhưng mỗi lần nghe, ông đều gạt: “Cứ xem tôi là một người bình thường”.

Với mọi người, ông là người bình thường nhưng đã làm được điều phi thường.

Trn Tuy An

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)