Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

15 năm chương trình hướng nghiệp tuyển sinh: Cánh tay nối dài công tác hướng nghiệp, hàng triệu học sinh được thụ hưởng

Tạp Chí Giáo Dục

Sau 15 năm chương trình hưng nghip tuyn sinh ca Tp chí Giáo dc TP.HCM đã tr thành mt hot đng giáo dc thưng niên ca các trưng THPT ti TP.HCM và các tnh thành trên cc, h tr các trưng thc hin mt cách hiu qu Chương trình GDPT 2018 bc THPT.

Hàng triu hc sinh đưc thng

Từ năm học 2008-2009, chương trình hướng nghiệp tuyển sinh do Tạp chí Giáo dục TP.HCM (khi đó là Báo Giáo dục TP.HCM) phối hợp với Sở GD-ĐT TP.HCM chính thức ra đời, với mong muốn hỗ trợ học sinh, nhà trường bậc THPT có những thông tin kịp thời, chính xác về ngành nghề, để có những định hướng chọn lựa hướng học, ngành học, trường học phù hợp.

“Để chọn ngành nghề, phụ huynh học sinh tìm hiểu qua rất nhiều kênh thông tin song vẫn còn không ít phụ huynh học sinh với góc nhìn phiến diện, tạo áp lực chọn nghề lên học sinh, dẫn đến nhiều sinh viên chọn nhầm nghề, ngồi nhầm giảng đường. Chương trình hướng tới cung cấp cho phụ huynh học sinh các thông tin chính xác nhất, hạn chế thấp nhất việc chọn sai ngành, sai trường…”.


Các đi biu tham d hi ngh

Qua 15 năm triển khai, ông Nguyễn Thanh Tú – Tổng Biên tập Tạp chí Giáo dục TP.HCM – cho biết, từ con số 20 trường THPT trong năm đầu tiên, đến nay mỗi năm tạp chí đã thực hiện 2 chương trình, bao gồm tư vấn hướng nghiệp và tư vấn tuyển sinh tại 100 trường THPT TP.HCM và trên 1.000 trường THPT ở 24 tỉnh thành phố, từ Đông Nam bộ, Tây Nguyên, miền Trung, từ học sinh thành phố đến vùng sâu vùng xa với hơn 10 triệu học sinh được thụ hưởng.


Tng Biên tp Tp chí Giáo dc TP.HCM Nguyn Thanh Tú trao thư cm ơn cho các đơn v đng hành cùng chương trình

Đội ngũ chuyên gia tư vấn lên đến 120 người đến từ Bộ GD-ĐT, các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, vụ, viện. Mỗi năm có khoảng 60 đại học, cao đẳng, trung cấp, vụ viện đồng hành với chương trình.

Đặc biệt, trong dịch Covid-19, nhằm chia khó với các trường và học sinh trong hướng nghiệp, tuyển sinh, tạp chí đã chủ động, sáng tạo chuyển đổi mô hình tư vấn từ trực tiếp sang trực tuyến, đã giúp chương trình đi xa hơn, đưa thông tin tư vấn, hướng nghiệp, tuyển sinh đến học sinh cả nước.

Cánh tay ni dài ca công tác hưng nghip nhà trưng

Các trường THPT ngoài công tác giáo dục học sinh còn mang vai trò định hướng nghề nghiệp cho học sinh, giúp các em chọn lựa được các ngành học, trường học phù hợp với năng lực bản thân và điều kiện gia đình, nhu cầu xã hội. Điều này đặc biệt có ý nghĩa quan trọng khi thực hiện Chương trình GDPT 2018, khi chương trình xác định bậc THPT là giai đoạn định hướng nghề nghiệp.

Chính vì thế, các chương trình tư vấn hướng nghiệp tuyển sinh của Tạp chí Giáo dục TP.HCM đóng vai trò quan trọng, như cánh tay nối dài hỗ trợ hiệu quả công tác giáo dục hướng nghiệp trong trường THPT. Thông qua các chương trình tư vấn về hướng nghiệp, về tuyển sinh đã giúp học sinh nhận diện được các ngành nghề hiện nay, nhu cầu lao động của từng ngành nghề, nắm bắt được kịp thời chương trình đào tạo, đề án tuyển sinh của các trường đại học, từ đó lựa chọn phù hợp nhất.

Hơn nữa, thông qua chương trình, nhà trường cũng nhận được thêm sự đồng hành của các trường đại học, không chỉ hỗ trợ hướng nghiệp cho học sinh mà còn giúp nâng cao thêm kiến thức hướng nghiệp cho đội ngũ giáo viên đang đảm nhiệm công tác hướng nghiệp trong nhà trường…

Cô Võ Th Bình Minh 
(Phó Hiu trưng Trưng THPT Hip Bình (TP.Th Đc))

“Bằng những nỗ lực của cả đội ngũ, suốt nhiều năm qua, chương trình tư vấn hướng nghiệp tuyển sinh của Tạp chí Giáo dục TP.HCM đã trở thành một hoạt động giáo dục thường niên tại các trường THPT ở TP.HCM và nhiều tỉnh thành về công tác hướng nghiệp, là kênh thông tin chính thống trong hướng nghiệp tuyển sinh cho học sinh THPT hiện nay. 15 năm qua sự phát triển chương trình không chỉ dừng ở quy mô, số lượng tổ chức mà quan trọng hơn là đã giúp học sinh phát hiện được năng lực bản thân, chọn được cho mình một ngành nghề phù hợp” – ông Nguyễn Thanh Tú khẳng định.

Ngoài chương trình tư vấn hướng nghiệp tuyển sinh cho bậc THPT, từ năm 2015, Tạp chí Giáo dục TP.HCM còn tổ chức chương trình tư vấn THCS, đưa các chuyên gia, trường THPT, trung cấp, cao đẳng nghề đến từng trường THCS, hỗ trợ hiệu quả công tác phân luồng, hướng nghiệp sau THCS tại các trường THCS ở TP.HCM nói riêng và các tỉnh thành bạn nói chung.

Riêng năm học 2023-2024, chương trình tư vấn hướng nghiệp tuyển sinh tiếp tục tổ chức qua 2 chương trình, bắt đầu từ ngày 1-10-2023 đến 28-4-2024, tại 1.000 trường THPT ở 25 tỉnh thành phố cho khoảng 1 triệu học sinh từ lớp 10-12.

Chương trình vi ý nghĩa xã hi cao

Với ý nghĩa xã hội và ý nghĩa giáo dục lớn của chương trình hướng nghiệp tuyển sinh, ĐH Quốc gia TP.HCM là đơn vị đã đồng hành cùng chương trình trong suốt 1 thập kỷ. PGS.TS Vũ Hải Quân – Giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM cho hay, ĐH Quốc gia TP.HCM đã thực hiện ký kết các thỏa thuận hợp tác với Tạp chí Giáo dục TP.HCM để cùng chung tay thực hiện chương trình hướng nghiệp, tuyển sinh hết sức ý nghĩa. Trung bình mỗi năm chương trình đã giúp tư vấn, hướng nghiệp, cung cấp các thông tin về hướng nghiệp tuyển sinh cho từ 500.000-700.000 học sinh, đặc biệt là học sinh khu vực vùng khó khăn, vùng sâu xa. Với những con số như vậy chứng tỏ sức lan tỏa của chương trình là rất lớn. “ĐH Quốc gia TP.HCM sẽ tiếp tục cùng chung tay, đồng hành để chương trình lớn mạnh hơn nữa” – PGS.TS Vũ Hải Quân khẳng định.

PGS.TS Vũ Hi Quân – Giám đc ĐH Quc gia TP.HCM và ông Nguyn Xuân Trưng – Giám đc Trung tâm Phát trin giáo dc và đào to phía Nam (B GD-ĐT) trao tng k nim chương cho s GD-ĐT các tnh phía Nam đã đng hành cùng chương trình

 

Tại TP.HCM, chương trình hướng nghiệp tuyển sinh của Tạp chí Giáo dục TP.HCM đã “phủ sóng” khắp trên 100 trường THPT toàn thành phố, trở thành một hoạt động giáo dục thường niên của các nhà trường, hỗ trợ hiệu quả mục tiêu định hướng nghề nghiệp và giáo dục toàn diện học sinh.

H tr trưng thc hin hiu qu Chương trình GDPT 2018

TS. Nguyễn Đức Nghĩa – nguyên Phó Giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM khẳng định, Chương trình GDPT 2018 đặt ra yêu cầu cao cho công tác hướng nghiệp bậc THPT khi trở thành một môn học bắt buộc, hoạt động giáo dục chính khóa trong chương trình. Đặc biệt, chương trình xác định rõ bậc THPT là giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp, thông qua việc học sinh được lựa chọn các môn học. Do đó, công tác hướng nghiệp trong trường THPT là cực kỳ quan trọng, hỗ trợ thực hiện hiệu quả mục tiêu của Chương trình GDPT 2018.

Thế nhưng, theo ông, đến nay công tác này vẫn chưa được thể hiện “tròn vai” trong các trường THPT.  Chúng ta chưa có giáo viên hướng nghiệp để đứng lớp giảng dạy hoạt động này một cách bài bản, mà chủ yếu các trường THPT vẫn sử dụng giáo viên kiêm nhiệm…

Ông đặt vấn đề, khi giáo dục hướng nghiệp trở thành môn học bắt buộc thì việc giảng dạy, tổ chức cần phải bài bản hơn, nội dung hướng nghiệp cần phải được cập nhật, bổ sung liên tục bởi các ngành nghề, yêu cầu nghề nghiệp, đề án tuyển sinh luôn thay đổi gần như hàng năm.

“Năm 2017, Bộ GD-ĐT ban hành danh mục các ngành nghề đào tạo ở bậc đại học, đến năm 2022 danh mục này được bổ sung thêm nhiều ngành nghề mới. Vì thế, nếu thầy cô đảm nhiệm hướng nghiệp ở trường THPT mà không nắm thì sẽ là thiếu sót khi hướng nghiệp cho học sinh, ảnh hưởng đến quá trình định hướng, lựa chọn nghề nghiệp của các em. Điều này đặt ra vai trò lớn với trường THPT và giáo viên làm công tác hướng nghiệp. Phải có đội ngũ thầy cô chuyên trách đáp ứng yêu cầu chuyên sâu của công tác hướng nghiệp. Hơn nữa, cần thiết phải có chế độ cho đội ngũ làm công tác hướng nghiệp ngang với các giáo viên khác, phải được chú trọng tập huấn nhiều hơn nữa…” – TS. Nguyễn Đức Nghĩa nhận định.

Theo TS. Nguyễn Đức Nghĩa, trước những thách thức đặt ra của công tác hướng nghiệp bậc THPT trong Chương trình GDPT 2018 như thế, các chương trình tư vấn hướng nghiệp của Tạp chí Giáo dục TP.HCM đã góp phần hỗ trợ các trường THPT thực hiện một cách hiệu quả chương trình.


TS. Lê Th
 Thanh Mai (ĐH Quc gia TP.HCM) đúc kết, chia s nhng kinh nghim quý báu sau 15 năm tham gia cùng chương trình


Ông Tr
n Anh Tun – Phó Ch tch Hi Giáo dc ngh nghip TP.HCM chia s thông tin v d báo ngun nhân lc qua các chương trình

Ông Nguyễn Văn Hiếu – Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM đánh giá cao ý nghĩa, vai trò và cách thức triển khai các chương trình hướng nghiệp của Tạp chí Giáo dục TP.HCM. Khi chương trình đã đi đến từng trường THPT, tiếp cận từng học sinh để đưa kịp thời các thông tin về ngành nghề, hướng nghiệp, tuyển sinh đến với mỗi học sinh trên toàn thành phố. Thông qua các chương trình, với nhiều chuyên gia từ Bộ GD-ĐT, các trường đại học, giúp học sinh nhìn rõ bản thân mình, cũng như năng lực để lựa chọn ngành nghề trong tương lai. Các buổi tư vấn đã mang lại các hiệu quả rất cao.

Theo ông Trần Anh Tuấn – Phó Chủ tịch Hội Giáo dục nghề nghiệp TP.HCM, các chương trình đã tập hợp được đội ngũ chuyên gia tư vấn giàu kinh nghiệm, đi đầu trong công tác tư vấn hướng nghiệp tuyển sinh, là nơi để lan tỏa được các thông tin nghề nghiệp hữu ích đến học sinh.

“Tôi cho rằng điều quan trọng hơn nữa là Tạp chí Giáo dục đã là một trong những đơn vị tiên phong thực hiện tốt vai trò hướng nghiệp, phân luồng, tập huấn giáo dục hướng nghiệp cho các trường phổ thông. Điều này không chỉ hỗ trợ ngành giáo dục thực hiện tốt đề án phân luồng hướng nghiệp của Chính phủ mà còn giúp học sinh lựa chọn được các ngành nghề phù hợp, góp phần đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao…” – ông Trần Anh Tuấn chia sẻ.

Bài: Đ Khương Yến; Ảnh: H Trinh

 

 

Bình luận (0)