Tòa soạnHoạt động tòa soạn

15 năm hướng nghiệp tuyển sinh: San sẻ “cái khó” cho ngành giáo dục các tỉnh, thành

Tạp Chí Giáo Dục

Sau 15 năm bn b thc hin công tác hưng nghip tuyn sinh bc THPT, đến nay Tp chí Giáo dc TP.HCM đã to ra mt thương hiu riêng – thương hiu vng nghip tuyn sinh, tr thành cu ni cho các đa phương, nhà trưng thc hin tt công tác hưng nghip tuyn sinh, đc bit trong bi cnh thc hin Chương trình GDPT 2018.


Cô Bùi Minh Tâm chp hình lưu nim cùng hc sinh và ph huynh

Cn thêm các chương trình tp hun hưng nghip cho thy cô

Chương trình Hướng nghiệp tuyển sinh của Tạp chí Giáo dục TP.HCM (trước đây là Báo Giáo dục TP.HCM) trong suốt 15 năm qua đã hỗ trợ nhà trường rất nhiều trong công tác hướng nghiệp tuyển sinh cho học sinh. Chương trình đã cung cấp nhiều thông tin hữu ích từ các chuyên gia ở nhiều lĩnh vực, như thị trường lao động, dự báo nguồn nhân lực, chuyên gia hướng nghiệp, thông tin về các trường đại học, chương trình đào tạo, ngành nghề…

Riêng cá nhân tôi, tôi thích nhất nội dung bao quát về tình hình thị trường lao động mà chuyên gia cung cấp trong chương trình, cũng như thông tin kịp thời về các điểm mới của công tác khảo thí từng năm. Đặc biệt, một ấn tượng nữa của chương trình là nhiều năm nay chương trình đã có sự góp mặt của các chuyên gia tư vấn tâm lý, sức khỏe, cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho phụ huynh, học sinh và cả giáo viên trong công tác chọn ngành, nghề, từ đó dung hòa được những băn khoăn, quan tâm khi chọn ngành của học sinh, gia đình…

Trước đây, khi thực hiện Chương trình 2006, mỗi năm chương trình tổ chức 2 lần tại các trường THPT, giúp học sinh định hướng được bản thân trong chọn nghề nghiệp, có các thông tin hữu ích để chọn ngành, chọn trường. Tuy nhiên, hiện nay khi các trường THPT đã và đang triển khai Chương trình GDPT 2018, tôi cho rằng công tác tư vấn hướng nghiệp phải đổi mới hơn nữa, làm sao hỗ trợ được nhiều hơn nữa các trường THPT công tác hướng nghiệp.

Tôi mong trong các năm tiếp theo, chương trình sẽ tổ chức gặp gỡ học sinh nhiều hơn, theo các hình thức đa dạng, linh hoạt hơn, hỗ trợ kết nối nhiều hơn nữa các chuyên gia tư vấn hướng nghiệp tuyển sinh cho nhà trường. Đặc biệt, không chỉ dừng ở việc hỗ trợ tiếp cận học sinh, tôi đề xuất chương trình cũng cần đẩy mạnh hơn nữa việc tiếp cận đến đội ngũ giáo viên thông qua các chương trình tập huấn cho đội ngũ thầy cô về công tác hướng nghiệp tuyển sinh để phù hợp với yêu cầu, mục tiêu của Chương trình GDPT 2018. Ngoài chuyên gia, chương trình có thể kết nối thêm với những sinh viên thành đạt để truyền cảm hứng nhiều hơn cho học sinh… (Cô Bùi Minh Tâm – Hiệu trưởng Trường THPT Lê Quý Đôn, Q.3, TP.HCM).


TS. Lê Th Thanh Mai

San s “cái khó” cho ngành giáo dc nhiu tnh, thành

Là người đồng hành với chương trình từ những ngày đầu, điều tôi ấn tượng nhất đó là chương trình từ lúc thành lập đến nay đã luôn giữ thương hiệu riêng là đi đến tận trường THPT, bất kể là trường ở vùng sâu, vùng xa, hỗ trợ học sinh, nhà trường kịp thời tiếp cận những thông tin hữu ích. Đây là điều thực sự rất đáng ghi nhận, trân trọng.

Qua 15 năm triển khai, với những ý nghĩa xã hội, giáo dục, Tạp chí Giáo dục TP.HCM đã tập hợp và ngày càng thu hút được đội ngũ chuyên gia lớn, mạnh, đáp ứng 2 giai đoạn hướng nghiệp và tư vấn tuyển sinh. Trong chặng đường 10 năm trở lại đây, Giáo dục TP.HCM đã tiên phong tập trung vào tìm hiểu về nguồn nhân lực địa phương, trong đó tập trung vào nhiều ngành nghề phát triển trong tương lai của từng địa phương, từ đó đã định hướng được học sinh học tập, làm việc tại địa phương với các ngành nghề thực tế. Điều này đã đúng và trúng theo mục tiêu Chương trình GDPT 2018. Đây là thuận lợi lớn để tạp chí triển khai công tác tư vấn hướng nghiệp tuyển sinh trong các năm tiếp theo.

Trong câu chuyện hướng nghiệp tuyển sinh mà tạp chí thực hiện thì không chỉ dừng lại ở việc hướng nghiệp, các chuyên gia trong chương trình còn “gánh” thêm việc tư vấn ngành học, hướng học phù hợp với năng lực học sinh. Thực tế nhiều năm qua, nhiều học sinh nếu không tham gia chương trình thì có thể các em đã không có cơ hội thực hiện ước mơ nối tiếp của mình. Có em thích học du lịch nhưng lại không tự tin về ngoại hình, thế nhưng nhờ chương trình đi đến vùng sâu vùng xa, học sinh tự tin tiếp cận, nhiều em đã mạnh dạn chọn được đúng ngành nghề mình đam mê. Đây là thành công, là trái ngọt âm thầm mà chương trình gặt hái được.

So sánh 2 năm gần đây ở một số địa phương như Vũng Tàu, Đồng Tháp, Vĩnh Long, nhận thấy tại nhiều trường THPT ở các tỉnh thành này được chương trình tư vấn hướng nghiệp tuyển sinh đi qua, thì tỷ lệ học sinh đậu đại học so với số học sinh đăng ký dự thi tăng lên so với các năm, chứng tỏ các em đã chọn được ngành đúng theo sức học của bản thân. Điều này cho thấy hiệu quả của công tác hướng nghiệp.

Trong bối cảnh thực hiện Chương trình GDPT 2018, công tác hướng nghiệp đòi hỏi đội ngũ chuyên gia phải hiểu rõ về chương trình, nội dung hướng nghiệp cũng phải có sự trao đổi, điều chỉnh làm sao cho tương thích với nội dung mà học sinh được học tập, trải nghiệm tại trường.

Về điều này, rõ ràng tạp chí đã có những bước chuyển mạnh mẽ. Tạp chí đã tiên phong tập huấn đội ngũ giáo viên ở các địa phương trên nền tảng phân tích số liệu, định hướng giáo viên thay đổi cách tiếp cận, hướng nghiệp. Dù khó khăn, dù mới mẻ song tạp chí đã nỗ lực hết sức, san sẻ “cái khó” cho ngành giáo dục nhiều địa phương, không chỉ dừng lại ở TP.HCM mà còn đến nhiều tỉnh thành xa xôi từ Kiên Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp…

Tôi tin rằng trong tương lai, “cái chất” của chương trình sẽ giúp học sinh có nhiều hướng đi phù hợp hơn nữa. Tin rằng tạp chí sẽ luôn là cầu nối hỗ trợ các trường THPT thực hiện hiệu quả nội dung hướng nghiệp theo Chương trình GDPT 2018.

Hiện nay, các trường đại học, cao đẳng, trung cấp đều có các chương trình học bổng hỗ trợ học sinh khó khăn. Hy vọng rằng thông qua chương trình, các đơn vị có thể gửi các suất học bổng kết nối đến nhiều học sinh khó khăn, trao thêm cho các em cơ hội để học tập, mở rộng cơ hội tiếp cận ngành học, trường học mà các em yêu thích. (TS. Lê Thị Thanh Mai – nguyên Trưởng ban Công tác sinh viên, ĐH Quốc gia TP.HCM).


ThS. Phm Doãn Nguyên tư vn trc tiếp cho hc sinh

Đưa thương hiu trưng đi hc đến gn hơn vi hc sinh THPT

Hướng nghiệp tuyển sinh là hoạt động quan trọng để phân luồng và giúp học sinh định hướng, lựa chọn đúng ngành nghề phù hợp, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho TP.HCM và cả nước. Chương trình tư vấn hướng nghiệp tuyển sinh “Đúng ngành nghề sáng tương lai” của Tạp chí Giáo dục TP.HCM đã trải qua hành trình 15 năm và rất đáng tự hào. Cá nhân tôi rất vinh dự là người được tham gia trong đội ngũ chuyên gia tư vấn từ những chương trình đầu tiên, và Trường ĐH Kinh tế Tài chính TP.HCM (UEF) rất vinh dự là đơn vị đồng hành cùng chương trình gần 10 năm.

Từ những ngày đầu chương trình chỉ thực hiện tại khoảng 5, 6 tỉnh, thành phố lân cận TP.HCM với khoảng hơn 100 trường THPT, đội ngũ chuyên gia hạn chế, đến nay chương trình ngày càng chuyên nghiệp hơn, đội ngũ chuyên gia uy tín và hùng hậu, chất lượng cao, quy mô chương trình rộng lớn với hơn 20 tỉnh, thành phố; hơn 1.000 trường THPT, hàng trăm ngàn học sinh được tư vấn định hướng nghề nghiệp. Cạnh đó, chương trình không ngừng được cải tiến, bổ sung nhiều nội dung hấp dẫn phù hợp với thực tế, đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào chương trình tư vấn, đặc biệt là năm ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19, Tạp chí Giáo dục TP.HCM đã phối hợp với UEF cùng các đơn vị tổ chức thành công nhiều chương trình tư vấn hướng nghiệp, tuyển sinh, tâm lý, kỹ năng trực tuyến thông qua các công cụ như Zoom, Google meet… Từ hành trình nỗ lực trưởng thành đó, chương trình đã thực sự trở thành hoạt động có giá trị xã hội và sức ảnh hưởng to lớn đối với học sinh trong hành trình định hướng nghề nghiệp tương lai.


Phó Ch
 tch UBND TP Dương Anh Đc tng hoa chúc mng cho các chuyên gia tư vn đng hành cùng chương trình Hưng nghip tuyn sinh do Tp chí Giáo dc TP.HCM t chc

Dn t hào

Cách đây 15 năm, từ năm học 2008-2009, chương trình Hướng nghiệp tuyển sinh được Tạp chí Giáo dục TP.HCM (khi đó là Báo Giáo dục TP.HCM) phối hợp với Sở GD-ĐT TP.HCM chính thức được tổ chức, với mong muốn trang bị cho học sinh những kỹ năng tiếp cận, phát hiện, khám phá, lựa chọn và phát triển nghề nghiệp phù hợp với năng lực, sở thích, điều kiện kinh tế gia đình và nhu cầu thị trường lao động. Đồng thời giới thiệu cho các em những hướng đi sau khi tốt nghiệp THPT và các ngành nghề đào tạo ở các trường từ trung cấp đến đại học; Phương thức tổ chức và các quy định chung của kỳ thi tốt nghiệp…

Năm đầu triển khai, chương trình được thực hiện tại 20 trường THPT gồm THPT Bùi Thị Xuân, THPT Phú Nhuận, THPT Nguyễn Hữu Huân, THPT Võ Thị Sáu, THPT Nguyễn Thị Minh Khai, THPT Trưng Vương, THPT Gia Định, THPT Tenlơman, THPT Thanh Đa, THPT Trần Khai Nguyên, THPT Trung Phú, THPT Củ Chi, THPT Phan Đăng Lưu, THPT Thủ Thiêm, THPT Giồng Ông Tố, THPT Trần Phú, THPT Tân Bình, THPT Mạc Đĩnh Chi, THPT Nguyễn Thị Diệu, THPT Nguyễn Du.

Từ con số 20 ban đầu, đến nay mỗi năm Tạp chí Giáo dục TP.HCM phối hợp với các đơn vị thực hiện chương trình 2 lần/năm, mỗi lần khoảng 100 trường ở TP.HCM và gần 1.000 trường ở 24 tỉnh/ thành phố ở nhiều khu vực, trải dài từ Đông Nam bộ, đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên, đến các tỉnh miền Trung, từ Kiên Giang đến Nghệ An; từ học sinh thành phố, trường chuyên đến học sinh vùng sâu, vùng xa, miền núi, biên giới, hải đảo với gần 1 triệu học sinh được hưởng thụ chương trình.

Năm học 2022-2023, chương trình đánh dấu mốc 15 năm, với những kết quả đáng tự hào: Đã tư vấn cho khoảng 10 triệu học sinh ở nhiều tỉnh thành với sự tham gia tư vấn của gần 120 chuyên gia, thầy cô giáo, lãnh đạo doanh nghiệp mỗi năm và hàng ngàn thầy cô, chuyên gia. Đặc biệt, mỗi năm có khoảng 50-60 đại học, trường đại học, cao đẳng, trung cấp, vụ, viện và công ty tham gia đồng hành với chương trình.

Đến nay, chương trình đã trở thành hoạt động thường niên của các trường THPT trong công tác hướng học, hướng nghề, hướng trường cho học sinh; tạo lòng tin của thầy cô giáo, học sinh và xã hội. Là kênh thông tin uy tín, chính thống trong công tác hướng nghiệp  –  tuyển sinh hiện nay.

Trong hành trình tham gia chương trình, UEF đã cùng ban tổ chức chương trình lan tỏa những giá trị phục vụ cộng đồng, hình ảnh thương hiệu của UEF ngày càng được học sinh và cộng đồng xã hội biết tới. Minh chứng là số lượng thí sinh quan tâm nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển vào UEF tăng lên hàng năm và nhà trường luôn đạt chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm. Chúng tôi mong rằng chương trình tiếp tục phát triển, luôn là cầu nối quan trọng giữa học sinh với UEF nói riêng và các cơ sở đào tạo nói chung.

Bên cạnh phát huy những thành quả đạt được, trong thời gian tới, tôi cho rằng chương trình cần có thêm những cải tiến để mang đến nhiều hơn trải nghiệm hướng nghiệp cho học sinh, nâng cao hiệu quả hướng nghiệp:

– Gắn với trải nghiệm thực tế, phối hợp với các doanh nghiệp để có các chương trình tham quan, định hướng nghề nghiệp chuyên sâu đối với các nhóm học sinh chọn cùng nhóm lĩnh vực nghề nghiệp.

– Phát triển đội ngũ chuyên gia giỏi, uy tín và có đủ tâm đủ tầm để định hướng nghề nghiệp chuyên sâu cho học sinh.

– Mở rộng hơn nữa quy mô chương trình, đặc biệt đến vùng ven, vùng sâu, vùng xa, nơi học sinh ít được tiếp cận hoạt động hướng nghiệp.

– Kết hợp giữa tư vấn trực tiếp và tư vấn trực tuyến, có thể xây dựng chương trình trực tuyến “Chọn nghề cùng chuyên gia” để quy tụ đội ngũ chuyên gia hàng đầu giải đáp tốt và nhiều nhất thắc mắc, băn khoăn của học sinh cả nước.

– Thực hiện xã hội hóa hướng nghiệp tuyển sinh, vận động các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân cùng đồng hành thông qua tài trợ học bổng, tài trợ tham quan trải nghiệm… (ThS. Phạm Doãn Nguyên – Giám đốc Trung tâm Tư vấn tuyển sinh UEF).

Đ Yến Hoa (thực hiện)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)