Khoa học - Công nghệPhát minh khoa học

17 “sự thật” về Trái Đất và vũ trụ tưởng đúng nhưng đã bị khoa học bác bỏ

Tạp Chí Giáo Dục

Mặt trời màu vàng, Trái Đất hình cầu hoặc không gì nhanh hơn ánh sáng. Đó chỉ là một trong những "sự thật" phổ biến về Trái Đất và vũ trụ, chúng ta đã được nghe trong vòng nhiều năm qua, tin tưởng và chia sẻ chúng. Tuy nhiên, những "sự thật" này đều đã bị khoa học bác bỏ.
Phóng viên trang Business Insider đã trò chuyện với các chuyên gia và cây viết khoa học để thảo luận về những điều sai lầm về Trái Đất và vũ trụ nhưng vẫn được chúng ta tin sái cổ. Dưới đây là tổng hợp về những thông tin khoa học không chính xác nhưng lại rất phổ biến cần được chúng ta loại bỏ ngay lập tức.
Mặt trời màu vàng
Bầu khí quyển của Trái Đất là lý do khiến chúng ta nghĩ rằng Mặt trời có màu vàng.
Bầu khí quyển của Trái Đất là lý do khiến chúng ta nghĩ rằng Mặt trời có màu vàng.
Bạn có thể được thông cảm vì không phải là người duy nhất nghĩ mặt trời có màu vàng. Tuy nhiên, sự thật là ánh sáng của mặt trời có màu trắng.
Bầu khí quyển của Trái Đất là lý do khiến chúng ta nghĩ rằng Mặt trời có màu vàng. Khi ánh sáng đi qua khí quyển, những tia sáng có bước sóng ngắn sẽ bị làm cho lệch hướng và tạo ra một hiện tượng gọi là tán xạ Rayleigh. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho bầu trời có màu xanh và hoàng hôn có màu đỏ.
Ngoài ra, việc mặt trời được các nhà thiên văn học xếp vào loại sao "lớp G", tức"sao lùn vàng", không có liên quan gì với màu sắc được chúng ta nhìn thấy từ Trái Đất.
Vành đai tiểu hành tinh rất nguy hiểm
Trên phim, chúng ta có thể bắt gặp cảnh những con tàu vũ trụ bay qua khu vực vành đai tiểu hành tinh đầy nguy hiểm với những khối đá có thể lao vào bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, điều này không hề đúng trong thực tế.
Vành đai tiểu hành tinh, một khu vực nằm trong cách xa từ 200 triệu cho tới 300 triệu dặm so với mặt trời, là một khoảng không vô cùng hoang vắng.
Ngoài ra, nếu bạn kéo tất cả tiểu hành tinh trong vành đai lại gần nhau, chúng cũng chỉ có khối lượng bằng với 4% so với mặt trăng. Đây cũng chính là lý do khiến NASA (cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ) cảm thấy phấn khích mỗi khi họ chụp được cảnh một tiểu hành tinh va chạm với một tiểu hành tinh khác.
Đi vào vũ trụ giúp bạn trở nên không trọng lượng
Đa số các nhà khoa học đồng ý rằng vũ trụ bắt đầu từ khoảng 100 km so với mặt đất. Đó là nơi bầu khí quyển của Trái Đất trở nên gần như không còn, tức là môi trường chân không.
Tuy nhiên, đi qua điểm này không tạo nên điều kì diệu là khiến bạn trở nên không trọng lượng. Nếu bạn đang ở trên một tên lửa đẩy, bạn sẽ cảm thấy trọng lực lớn hơn nhiều lần so với Trái Đất. Bạn sẽ chỉ có cảm giác không trọng lượng khi bắt đầu hạ cánh.
Lực hấp dẫn tồn tại ở mọi nơi trong vũ trụ. Bay quanh một hành tinh có nghĩa là vẫn phải chịu lực hấp dẫn của nó. Mặt trăng quay quanh Trái Đất, Trái Đất quay quanh mặt trời và hệ mặt trời quay quanh dải ngân hà, mọi thứ trong vũ trụ đều tác dụng lực hấp dẫn với nhau.
Nếu bạn ở vị trí cách 400 km so với Trái Đất, bạn sẽ phải di chuyển với tốc độ 27.743 km/giờ để được trải nghiệm cảm giác rơi tự do trong môi trường không trọng lượng. Đây cũng chính là tốc độ của trạm vũ trụ quốc tế ISS.
Vũ khí hạt nhân có thể phá hủy một tiểu hành tinh
Một cảnh trong
Một cảnh trong "Ngày tận thế", bộ phim nói về nỗ lực cứu Trái Đất bằng cách ném bom hạt nhân lên một tiểu hành tinh.
Ném bom hạt nhân vào một tiểu hành tinh không thể khiến nó bị bốc hơi như trên phim.
Đa phần tiểu hành tinh là một khối đá lớn nên một vụ nổ chỉ có thể đẩy nó ra xa hơn một chút. Điều này giống như bắn một viên đạn súng vào một viên đạn pháo vậy. Đó không phải là ý tưởng hay nếu bạn muốn cứu Trái Đất.
Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu cho rằng nếu một cuộc tấn công hạt nhân được thiết kế thông minh và định hướng tốt có thể thổi bay một phần của tiểu hành tinh và đẩy nó ra xa khỏi quỹ đạo gây nguy hiểm với Trái Đất.
Chiêm tinh học có thể tiên đoán tính cách và tương lai của bạn
Không có cơ sở nào để tiên đoán về tương lai bằng cách nhìn vào vị trí của mặt trời, các ngôi sao và mặt trăng vào thời điểm bạn được sinh ra?
Mặc dù vậy, đó là những điều được các nhà chiêm tinh học tuyên bố có thể làm được và 2% dân số thế giới tin vào điều này.
Tuy nhiên, các cuộc điều tra cho thấy các nhà chiêm tinh học đã liên tục thất bại trong những dự đoán dựa trên dấu hiệu của các ngôi sao hay lá số tử vi.
Đáng chú ý nhất là một nghiên cứu được đăng trên tạp chí khoa học uy tín Nature vào năm 1985. Các nhà khoa học đã thử nghiệm khả năng tiên đoán của nhà chiêm tinh học hàng đầu nước Mỹ. Đa phần các dự đoán của họ đều không chính xác.
Trái Đất là một hình cầu hoàn hảo
Hình dạng của Trái Đất.
Hình dạng của Trái Đất.
Trên thực tế, Trái Đất bị dẹt nhẹ ở hai cực và phình to ra khu vực ở xích đạo. Do đó, Trái Đất không phải là một hình cầu hoàn hảo. Hình dạng thực sự của Trái Đất là hình phỏng cầu (spheroid).
Nguyên nhân của việc này là do sự khác biệt về lực li tâm trên Trái Đất. Tại xích đạo, tốc độ quay của Trái Đất là 1.659km/giờ. Tuy nhiên, nếu bạn đi lên phía bắc hoặc xuống phía nam, tốc độ này sẽ chậm hơn và vào khoảng 1.257km/giờ nếu đứng ở thành phố New York (Mỹ). Điều này khiến cho đá ở trong lòng Trái Đất bị dịch chuyển xuống đường xích đạo và làm cho hành tinh của chúng ta bị phình lên ở giữa.
Các nhà khoa học cũng cho rằng sự phình lên của Trái Đất đang gia tăng do thay đổi khí hậu và sự tan chảy của các dòng sông băng.
Khi bạn gọi điện thoại, tín hiệu sẽ truyền tới một vệ tinh
Trong thực tế, quân đội thường sử dụng điện thoại nhận sóng từ vệ tinh để làm nhiệm vụ ở những vùng xa xôi, hẻo lánh. Tuy nhiên, chiếc điện thoại di động của bạn lại hoạt động theo một cách hoàn toàn khác.
Thay vì sóng vệ tinh, điện thoại của bạn sẽ phát ra tín hiệu sóng vô tuyến không dây và liên tục tìm kiếm để chuyển tiếp dữ liệu tới một tháp di động trên mặt đất.
Khi bạn thực hiện cuộc gọi, tháp di động gần nhất sẽ kết nối bạn với một chiếc điện thoại khác thông qua một mạng lưới rộng lớn những tháp di động và cáp ngầm.
Tín hiệu vệ tinh cũng có thể được dùng để thực hiện cuộc gọi quốc tế. Tuy nhiên, 99% dữ liệu truyền thông trên toàn thế giới đều sử dụng hệ thống cáp dưới biển.
Vạn Lý Trường Thành là công trình nhân tạo duy nhất có thể nhìn thấy từ vũ trụ
Việc bạn nhìn thấy gì trên Trái Đất còn phụ thuộc vào vị trí nơi bạn đang đứng trên vũ trụ.
Nếu bạn đứng trên Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS có độ cao khoảng 400 km so với mặt đất, bạn sẽ nhìn thấy Vạn Lý Trường Thành cùng nhiều công trình nhân tạo khác trên Trái Đất. Thậm chí, nếu đứng ở vị trí của những vệ tinh nhỏ, bay gần Trái Đất, bạn có thể nhìn thấy cả những công trình như trụ sở mới của Apple.
Tuy nhiên, nếu đứng trên mặt trăng, bạn sẽ không thể nhìn rõ bất cứ công trình nào trên Trái Đất. Tất cả những thứ bạn có thể thấy là ánh sáng mờ mờ của ánh điện tại các thành phố lớn.
Nguyên nhân của thủy triều là do lực hút của mặt trăng kéo nước biển lên
Điều này chỉ đúng một phần. Sự thật đằng sau hiện tượng thủy triều không chỉ đơn giản như vậy.
Mặt trăng có tác dụng lực lên nước biển nhưng lực đó chỉ bằng 1/10.000.000 lực hút của Trái Đất. Nói cách khác, đúng là nước biển đã bị kéo lên bởi mặt trăng. Tuy nhiên, lực của mặt trăng quá yếu để có thể một mình gây nên hiện tượng thủy triều. Thực tế, thủy triều là kết quả của sự tương tác lực hấp dẫn giữa mặt trăng, mặt trời và Trái Đất.
Nước biển tại các cực thường bị đẩy xuống do lực hấp dẫn của Trái Đất. Trong khi đó, phần nước biển gần mặt trăng sẽ phải chịu lực hút mạnh nhất và phần đối diện với nó ở bên kia Trái Đất sẽ chịu sức hút nhỏ nhất.
Cùng nhau, những lực này tạo ra áp lực đối với nước biển, hướng chúng ra khỏi cực và chảy tới xích đạo. Từ đó, tạo ra hiện tượng thủy triều.
Lực hấp dẫn của mặt trời cũng có những tác động nhất định đối với thủy triều. Khi lực hấp dẫn của mặt trời đối nghịch với mặt trăng sẽ tạo nên hiện tượng"triều thấp". Nếu lực hấp dẫn của mặt trời tương tác cùng mặt trăng, hiện tượng"triều cao" sẽ diễn ra.
Các vùng nước nhỏ như ao và hồ không có hiện tượng thủy triều vì chúng không đủ nước để tạo ra áp lực có thể vượt qua được lực hút của Trái Đất.
Sao Mộc quay quanh Mặt trời
Tâm tỉ cự của sao Mộc nằm ngoài Mặt trời.
Tâm tỉ cự của sao Mộc nằm ngoài Mặt trời.
Khi một vật thể nhỏ di chuyển quanh một vật thể lớn hơn, quỹ đạo của nó không phải vòng tròn hoàn hảo. Quỹ đạo của hai thiên thể sẽ có một tâm điểm chung mà giới khoa học gọi là "tâm tỉ cự". Tâm tỉ cự luôn nằm gần vật có khối lượng lớn hơn.
Đối với một hành tinh nhỏ có kích thước chỉ bằng 1/332.949 lần so với mặt trời như Trái Đất, tâm tỉ cự nằm rất gần trung tâm của mặt trời. Điều này có nghĩa là chúng ta đang xoay quanh tâm của mặt trời.
Tuy nhiên, sao Mộc lại là một trường hợp đặc biệt vì đây là hành tinh lớn nhất hệ mặt trời và có khối lượng lớn gấp 2 lần các hành tinh, mặt trăng, tiểu hành tinh và sao chổi khác cộng lại. Vì khối lượng quá lớn, tâm tỉ cự của sao Mộc nằm ở phía trên và cách 48.000 km so với bề mặt của mặt trời.
Mặt trăng có một mặt tối
Quan niệm mặt trăng có một mặt tối rất phổ biến. Điều này bắt nguồn từ việc chúng ta chỉ quan sát được một mặt của mặt trăng từ Trái Đất, trong khi mặt còn lại không được nhìn thấy.
Trên thực tế, toàn bộ mặt trăng được chiếu sáng bởi mặt trời. Tuy nhiên, khoảng thời gian mặt trăng bay quanh trục của nó lại trùng với khoảng thời gian mặt trăng bay theo trục của Trái Đất. Điều này khiến chúng ta chỉ nhìn thấy được một mặt của mặt trăng.
Mùa hè nóng vì khi đó Trái Đất gần mặt trời hơn
Khi mùa hè đến tại bắc bán cầu, đó không phải thời điểm mặt trời gần Trái Đất nhất. Thực tế lại hoàn toàn trái ngược, Trái Đất nằm ở điểm xa mặt trời nhất vào mùa hè.
Vậy tại sao mùa hè lại là mùa nóng nhất trong năm? Nguyên nhân là vì Trái Đất nghiêng khi quay và mùa hè là thời điểm ánh sáng mặt trời được chiếu một cách trực diện nhất vào bắc bán cầu hoặc nam bán cầu.
Mặt trăng khá gần Trái Đất
Bức ảnh chụp khoảng cách giữa mặt trăng và Trái Đất.
Bức ảnh chụp khoảng cách giữa Mặt trăng và Trái Đất.
Trên thực tế, mặt trăng cách Trái Đất tới hơn 380.000km. Điều đó có nghĩa là nếu dùng máy bay Boeing 747, bạn sẽ cần tới 17 ngày để bay tới mặt trăng.
Không gì nhanh hơn ánh sáng
Nếu không bị cản trở, ánh sáng có thể di chuyển với tốc độ chính xác là 299.792.458 m/giây. Tuy nhiên, ánh sáng sẽ bị chậm lại nếu đi qua các chất khác nhau. Ví dụ, ánh sáng chậm hơn 25% nếu đi qua nước và 59% nếu đi qua kim cương. Các hạt như electron, neutron hoặc neutrino có thể vượt qua tốc độ của ánh sáng nếu đi qua cùng một loại chất liệu như vậy.
Vậy còn ánh sáng trong môi trường chân không? Sự thật là theo thuyết Big Bang, sự giãn nở của vũ trụ đã vượt quá tốc độ của ánh sáng. Ngoài ra, các nhà khoa học cũng cho rằng hạt vướng lượng tử có thể dịch chuyển vị trí của chúng ngay lập tức, nghĩa là vượt xa tốc độ của ánh sáng trong không gian.
Vũ trụ luôn luôn lạnh
Nếu bạn đứng ở nơi lạnh nhất trong vũ trụ, nhiệt độ có thể xuống tới hơn -234 độ C. Tuy nhiên, nếu bạn đứng trong không gian gần Trái Đất và đang được ánh sáng mặt trời chiếu vào, nhiệt độ có thể lên tới 120 độ C. Đó cũng chính là lý do các phi hành gia phải mặc đồ bảo hộ màu trắng để phản chiếu bớt ánh sáng tới từ mặt trời.
Nhà vật lý Enrico Fermi phát triển nghịch lý Fermi về sự tồn tại của người ngoài hành tinh
Sau khi xem xong một bộ phim hoạt hình về đĩa bay tới từ vũ trụ vào năm 1950, nhà vật lý Enrico Fermi đã thốt lên câu hỏi nổi tiếng "Vậy mọi người ở đâu?" (Where everybody?). Nhiều người tin rằng câu hỏi này đã được phát triển thành nghịch lý Fermi về sự tồn tại của người ngoài hành tinh. Về cơ bản, theo nghịch lý Fermi, nếu có sự sống ngoài Trái Đất, vậy tại sao chúng ta không thể tìm thấy chúng?
Tuy nhiên, câu hỏi của Fermi là nhằm đề cập tới tính khả thi của việc đi lại giữa các hành tinh, không phải là về sự tồn tại của người ngoài Trái Đất, điều mà ông chưa bao giờ nghi ngờ.
Nghịch lý Fermi như chúng ta biết ngày nay có đề cập tới sự tồn tại của người ngoài hành tinh. Mặc dù vậy, điều này chỉ có được sau khi nhà thiên văn học Michael Hart và nhà vật lý Frank Tipler bổ sung cho nghịch lý Fermi từ năm 1970 cho tới cuối những năm 1980.
"Nghịch lý Fermi có thể gọi với cái tên là "Tranh luận của Hart-Tipler về sự tồn tại của người ngoài hành tinh". Cái tên này không nhắc tới tác giả như tên cũ nhưng công bằng hơn với tất cả mọi người", nhà thiên văn học Robert Gray cho biết.
Chỉ có 3 dạng vật chất là rắn, lỏng, khí
Nếu nghĩ như vậy, bạn đã bỏ qua một dạng vật chất khác đó là: plasma.
Rắn là dạng vật chất phổ biến nhất vũ trụ khi các hành tinh đều được cấu tạo từ đá. Tuy nhiên, độ phổ biến của plasma cũng không hề kém khi xuất hiện trên nhiều ngôi sao, bao gồm cả mặt trời.
Có nhiều dạng vật chất khác nhau trong vũ trụ, ví dụ như dạng lỏng siêu tới hạn xuất hiện trên bề mặt của sao Kim. Tuy nhiên, rắn, lỏng, khí và plasma vẫn là 4 dạng vật chất chính.
HT (theo khoahoc.tv)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)