Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

18 cơ quan thực hiện quyền trẻ em: “Cha chung không ai khóc”

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Vì chưa phi hp cht ch trong qun lý ca nên 18 cơ quan có trách nhim thc hin quyn tr em, song nn bo hành, xâm hi tình dc, bóc lt, lm dng tr em… vn xy ra. Đây là thách thc ln trong vic bo v tính mng và thân th ca tr em.

Bà Lâm Minh Trang (Phó Hiu trưng Trưng THCS Nguyn Văn Tri, Q.Gò Vp) phát biu ti ta đàm

Đó là nội dung được các đại biểu đưa ra thảo luận nhiều nhất tại Tọa đàm “Bảo vệ, chăm sóc trẻ em – Góc nhìn người trong cuộc” do Sở LĐ-TB&XH TP.HCM phối hợp với Tổ chức Cứu trợ trẻ em quốc tế tại Việt Nam – Save the Children tổ chức hôm 3-10.

Bo v, chăm sóc tr: chưa hiu qu

Mở đầu tọa đàm, bà Trần Thị Kim Thanh (Trưởng phòng Bảo vệ, chăm sóc trẻ em và Bình đẳng giới – Sở LĐ-TB&XH TP.HCM) thông tin: Số ngày trẻ phải nghỉ học do bạo lực giữa cha mẹ (Báo cáo thực hiện về ước tính thiệt hại kinh tế do bạo lực gia đình đối với phụ nữ Việt Nam của Tổ chức UN Women), 7 trường hợp bạo lực giữa cha mẹ/ 1.053 mẫu nghiên cứu thì có 4 trường hợp bạo lực lần đầu tiên; 2 trường hợp bạo lực lần thứ 2; 1 trường hợp bạo lực lần thứ 3; 1 trường hợp lần thứ 4. Đáng chú ý ở trường hợp bạo lực lần thứ 3, trẻ phải nghỉ học 221 ngày.

Cũng theo bà Thanh, tại TP.HCM có nhiều dịch vụ hỗ trợ trẻ em bị bạo lực, xâm hại tình dục nhưng chưa được kết nối chặt chẽ. TP cũng có nhiều chính sách, đề án, cơ sở bảo trợ xã hội công lập và ngoài công lập nhằm hỗ trợ, can thiệp cho trẻ em. Đặc biệt là có sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, xây dựng mô hình trường học thân thiện, TP an toàn cho phụ nữ và trẻ em gái… nhưng hiệu quả chưa như mong muốn vì lý do khách quan và chủ quan.

Tại buổi tọa đàm, nhiều đại biểu tỏ ra lo ngại khi có đến 18 cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục… có trách nhiệm thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em như Quốc hội, Hội đồng Nhân dân, Tòa án Nhân dân, Viện Kiểm sát, Bộ LĐ-TB&XH, Bộ Tư pháp, Bộ Y tế, Bộ GD-ĐT… nhưng trẻ em vẫn bị bạo hành. Điều này cho thấy tính phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp trong phòng ngừa, hỗ trợ và can thiệp chưa hiệu quả.

TS. Trần Thị Kim (giảng viên Trường ĐH Sư phạm TP.HCM) cho rằng: Bảo vệ, chăm sóc trẻ em là công việc cực kỳ khó khăn. Người làm công tác này, ngoài chuyên môn còn phải có trái tim ấm, hết lòng vì trẻ. Với 18 cơ quan, tổ chức… thực hiện quyền trẻ em, trách nhiệm chính thuộc về ai, ai sẽ là người hỗ trợ, phối hợp… đã được quy định cụ thể nhưng “cha chung không ai khóc”.

Ông Nguyễn Minh Huệ (đại diện phía Nam Tổ chức Save the Children cho rằng: Năng lực của cán bộ bảo vệ, chăm sóc trẻ em ở các phường, xã ngày càng được nâng lên nhưng nếu không có sự chung tay đồng lòng giữa các bên sẽ khó làm tốt công tác này.

Đại diện phòng LĐ-TB&XH các quận, huyện cũng thừa nhận công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em chưa hiệu quả do nhân sự mỏng, thiếu kinh nghiệm cũng như kiến thức chuyên môn. Trong khi đó, những người giỏi, có kinh nghiệm thì thường xuyên bị điều chuyển. Đại diện Phòng LĐ-TB&XH quận Thủ Đức chia sẻ: Năng lực cán bộ hạn chế, người được giao nhiệm vụ thì không biết gì về trẻ em và phải mất ít nhất 6 tháng mới có thể tiếp cận trẻ bị xâm hại tình dục. Đó là chưa kể phân nửa thời gian cán bộ phải làm công tác bình đẳng giới.

Trước băn khoăn của các địa phương về xử lý trẻ lang thang, bị bỏ rơi, ông Lê Chu Giang (nguyên Trưởng phòng Bảo trợ xã hội, Sở LĐ-TB&XH TP.HCM) nói: Đối tượng này TP đã có văn bản hướng dẫn xử lý, chủ tịch UBND phường/ xã có trách nhiệm giao tổ chức, cá nhân nào đó nuôi dưỡng tạm thời trước khi đưa vào các trung tâm bảo trợ xã hội nhưng lâu nay chưa thấy địa phương nào làm được chuyện này.

Vai trò truyn thông đến đâu?

Ông Đặng Hoa Nam (Cục trưởng Cục Trẻ em – Bộ LĐ-TB&XH) khẳng định, việc chăm sóc và bảo vệ trẻ em không ai là người ngoài cuộc. Luật Trẻ em đã quy định rất rõ trách nhiệm của mỗi cơ quan, tổ chức và cá nhân đảm bảo quyền trẻ em. Ông Nam cũng nhấn mạnh vai trò của truyền thông trong ngăn chặn bạo hành ở trẻ em. Như khi có thông tin về trẻ bị bạo hành, xâm hại tình dục, trước tiên phải chuyển thông tin đến cơ quan có thẩm quyền, đồng thời xử lý đưa tin theo hướng tích cực cho trẻ em và xã hội nhằm tránh thiệt thòi cho nạn nhân.

Đề cập đến vai trò của truyền thông, TS. Trần Thị Kim đánh giá: Những thông tin một số cơ quan truyền thông đưa thiếu màu sắc của xã hội học và công tác xã hội, dẫn đến khủng hoảng niềm tin, xã hội hoài nghi. Đáng nói là những mẩu tin đi quá xa sự thật, đăng hình ảnh, địa chỉ, đời tư… khiến người đáng lẽ phải được hỗ trợ, can thiệp kịp thời lại trở thành nạn nhân. Đây cũng là lý do tại sao các địa phương ngại cung cấp thông tin cho báo chí khi vụ việc xảy ra.

Đ thc hin tt hơn na quyn ca tr em, cn b sung  mt s điu trong Lut T tng hình s, c th là ni dung ngăn chn, cách ly nghi phm đ tránh tình trng nn nhân và gia đình nn nhân b đe da. Đng thi b sung Lut Giám đnh tư pháp đ cơ quan pháp y, tư pháp kp thi đưa ra chng c buc ti. Hơn na, đi vi tr em cn có quy trình tư pháp đc bit. (Ông Đng Hoa Nam – Cc trưng Cc Tr em)

Cùng quan điểm với TS. Trần Thị Kim, bà Lâm Minh Trang (Phó Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi, quận Gò Vấp, TP.HCM) thẳng thắn: Trước thông tin sai lệch của truyền thông, quyền lợi của trẻ bị xâm hại không được giải quyết mà tập trung giải quyết khủng hoảng truyền thông.

“Xã hội tiến bộ đến đâu thì bạo lực, tổn thương tinh thần, thể xác vẫn có thể xảy ra. Vì vậy, phải đi từ hướng phòng ngừa chứ không thể giải quyết sự việc đã rồi”, bà Lâm Minh Trang kiến nghị. TS. Trần Thị Kim cũng đề xuất: Cần nâng cao năng lực cho cán bộ bảo vệ, chăm sóc trẻ em, xem như công cụ để xử lý vấn đề, chứ không thể chỉ đòi hỏi ở họ phải nhiệt tình.

Ở vai trò trợ giúp, tư vấn tâm lý, TS. Phạm Thị Thúy (giảng viên Học viện Hành chính Quốc gia TP.HCM) mong muốn: Đội ngũ nhân viên công tác xã hội sẵn sàng làm công tác bảo vệ trẻ em. Chúng tôi rất muốn được giúp đỡ nạn nhân và gia đình nạn nhân về mặt tâm lý nhưng không có cơ hội. Vì vậy, cần có sự kết nối các dịch vụ để nạn nhân được hỗ trợ tốt hơn cũng như cung cấp kiến thức, kỹ năng phòng ngừa xâm hại.

T.An

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)