Tòa soạnThư đi – tin lại

2 trường THCS sẽ sáp nhập?

Tạp Chí Giáo Dục

Đưc thành lp t năm 2002 Trưng THCS Chu Văn An, huyn Hương Khê, tnh Hà Tĩnh là mt trong s 13 trưng ph thông công lp cp THCS trên đa bàn huyn Hương Khê. Vài năm gn đây nhiu GV, HS và ph huynh bt đu thp thm và lo lng khi nghe tin trưng s sáp nhp vi Trưng THCS Th Trn Hương Khê và di chuyn sang mt đa đim mi.

GV Trưng THCS Chu Văn An (th trn Hương Khê, Hà Tĩnh)

Không giống với 13 trường THCS khác trên địa bàn huyện, Trường THCS Chu Văn An ban đầu được thành lập với loại hình bán công lập, quy mô 8 lớp với 322 HS, được tuyển sinh từ các trường tiểu học và THCS trên địa bàn toàn huyện với mục đích xây dựng một cơ sở giáo dục cấp THCS có chất lượng cao, nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ GV giỏi, HS giỏi THCS, góp phần thúc đẩy chất lượng giáo dục trong toàn huyện, tạo nguồn cho đội ngũ HS giỏi cấp THPT…

Chính vì lẽ đó mà 17 năm qua ngôi trường có chất lượng nhất nhì huyện miền núi luôn được sự quan tâm từ các cấp ban ngành. Không chỉ đội ngũ HS được tuyển từ các trường tiểu học mà các thầy cô giáo cũng được tuyển chọn theo kiểu “bó đũa chọn cột cờ” nên hiện nay trong số 32 GV thì có 2 thạc sĩ, 29 GV có trình độ ĐH, 31 GV trên chuẩn đào tạo đạt 96,8%. Trên cơ sở thực hiện chương trình giáo dục phổ thông THCS của Bộ GD-ĐT; Trường còn xây dựng chương trình bồi dưỡng HS giỏi THCS; chương trình tiếng Anh thí điểm cho toàn bộ các khối lớp. Chu Văn An là cơ sở đi đầu trong việc bồi dưỡng đội ngũ GV giỏi, GV cốt cán về chuyên môn THCS; Từ khi thành lập đến nay trường có 237 HS giỏi tỉnh; 5 HS giỏi quốc gia, hàng ngàn HS giỏi huyện.

Thế nhưng gần đây đã có thông tin ngôi trường này sẽ giải thể hoặc sáp nhập với Trường THCS Thị Trấn làm cho dư luận bắt đầu hoang mang. Ông Hoàng Hồ – một cán bộ Phòng GD-ĐT huyện Hương Khê đã nghỉ hưu cho biết, trong những năm gần đây có nhiều ý kiến khác nhau: Nên để tồn tại hoặc sáp nhập vào THCS khác? Và khi sáp nhập thì ở chỗ cũ hay chuyển đi nơi khác? Chính điều này đã ảnh hưởng ít nhiều đến việc giảng dạy và học tập của thầy và trò vì rất ít ai an tâm khi nghe trường mình giải thể trong thời gian sắp tới.

Theo ý kiến chung của nhiều cán bộ trong ngành, phương án sáp nhập THCS Chu Văn An với Trường THCS Thị Trấn có ưu điểm là trường sẽ trở thành một trong những trường có quy mô lớn nhất trong hệ thống các trường THCS của tỉnh Hà Tĩnh; đến năm học 2020-2021 có thể lên đến 49 lớp với 1.702 HS. Trả lại khuôn viên cho thị trấn để xây dựng trung tâm thương mại đúng với quy hoạch đã được phê duyệt, góp phần phát triển kinh tế. Tuy nhiên nhập THCS Chu Văn An vào THCS Thị Trấn đồng nghĩa với việc xóa trường đạt chuẩn quốc gia và không còn một cơ sở giáo dục có chất lượng cao, một môi trường dạy và học để cho bộ phận GV có năng lực, HS có năng khiếu phát huy hết khả năng trong giảng dạy và học tập.

Nếu theo phương án để Trường THCS Chu Văn An là thực hiện đúng phương án quy hoạch mạng lưới trường lớp đã được HĐND và UBND tỉnh phê duyệt. Giữ lại một cơ sở giáo dục đã và đang có nhiều đóng góp cho sự phát triển giáo dục THCS nói riêng và GD-ĐT nói chung; Tạo điều kiện học tập thuận lợi cho HS ở các xã không có trường THCS sẽ lên thị trấn theo học. Có thể tổ chức bán trú cho HS THCS.

Tuy vậy, để THCS Chu Văn An tại địa điểm hiện tại, không phù hợp với quy hoạch thị trấn; khuôn viên quá hẹp; không còn quỹ đất để xây dựng các công trình phục vụ dạy học; không đủ điều kiện để phát triển quy mô, đầu tư xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia cũng như kế hoạch xây dựng thành trường trọng điểm chất lượng cao. Mặt khác chuyển THCS Chu Văn An đến địa điểm mới sẽ cần một quỹ đất tối thiểu 6.000-8.000m2 và một nguồn ngân sách lớn để xây dựng cơ sở vật chất đảm bảo điều kiện dạy và học. Cũng có ý kiến cho rằng đây là ngôi trường được một doanh nghiệp sữa ở tỉnh Nghệ An tài trợ xây sửa 3 tỷ đồng chỉ cách đây vài năm nếu phá bỏ để xây dựng khu kinh doanh mua sắm thì sẽ uổng phí vì thời hạn sử dụng chưa hết.

Trao đổi với chúng tôi qua điện thoại, ông Trần Văn Hùng – Trưởng phòng GD-ĐT huyện Hương Khê khẳng định, kế hoạch nhập Trường THCS Chu Văn An và THCS Thị Trấn đã được đưa vào nghị quyết và đề án với lý do vì bây giờ trong tỉnh không còn loại hình trường năng khiếu. Hơn nữa một thị trấn không thể có 2 trường THCS. Còn việc chuyển Trường THCS Chu Văn An về THCS Thị Trấn hay THPT Gia Phố thì vẫn chưa có kết luận chính thức mà còn phải chờ nhưng phương án sáp nhập với Trường THCS Thị Trấn thì hợp lý hơn.

Việc giải thể hay sáp nhập trường không phải là ý kiến riêng của một cá nhân nào đó tuy nhiên nhà trường, ngành GD-ĐT và chính quyền địa phương cần có chủ trương đúng và phù hợp với thực tế. Quan trọng hơn là làm tốt công tác tư tưởng để đội ngũ thầy cô giáo, HS và cả phụ huynh HS thật sự an tâm khi có một chủ trương mới vì “an cư mới lạc nghiệp”.

Hương Thy

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)