Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

23 ngàn trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Nhiu năm qua, TP có kết ni tt vi các t chc phi chính ph hot đng bo v, chăm lo tt v mi mt cho tr em nhưng mt b phn tr nhp cư vn còn hn chế các quyn li do nhiu nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân gia đình thiếu thông tin.

Tr nhp cư phi sm lao đng có nguy cơ rơi vào hoàn cnh đc bit. Trong nh: Tr em bán vé s ti mt quán ăn

Ông Phạm Đình Nghinh (Trung tâm Công tác xã hội giáo dục dạy nghề Thiếu niên TP.HCM) khẳng định như vậy tại hội nghị giao ban mạng lưới các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ quyền trẻ em do Hội Bảo vệ quyền trẻ em TP.HCM tổ chức. Hoạt động này nằm trong khuôn khổ dự án Sáng kiến TP thân thiện với trẻ em do hội này phối hợp với UNICEF tổ chức.

Hn chế quyn đưc bo v, chăm sóc

Theo thống kê, đến nay TP có 1,9 triệu trẻ em, trong đó hơn 12 ngàn trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; 23 ngàn trẻ có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt; hơn 3 ngàn trẻ đang được quản lý và chăm sóc trong các cơ sở nuôi dưỡng bảo trợ trẻ em công lập và ngoài công lập và đáng nói là có hơn 400 ngàn trẻ diện nhập cư.

Theo ông Nghinh, TP đã xây dựng mạng lưới bảo vệ chăm sóc trẻ em, có nhiều mô hình mới hiệu quả liên quan đến bảo vệ trẻ được triển khai như công tác xã hội trường học, bệnh viện, tòa gia đình và người chưa thành niên… Đặc biệt là có sự tham gia hỗ trợ và đồng hành của các tổ chức xã hội, các dự án, chương trình liên quan đến trẻ em ngày càng nhiều và đa dạng. Bên cạnh đó vẫn còn các vấn đề cần giải quyết như trẻ em lang thang xin ăn, trẻ có nguy cơ lao động sớm, trẻ bị xâm hại, ngược đãi, trẻ em vi phạm pháp luật…

Thực trạng tăng dân số cơ học khiến nhiều trẻ em nhập cư còn hạn chế quyền tiếp cận các quyền cơ bản về giáo dục, y tế, giấy tờ tùy thân. Nguyên nhân do nhiều gia đình lo mưu sinh, liên tục chuyển chỗ ở, thiếu thông tin về các quyền được hưởng. “Dân số tăng chủ yếu ở các quận, huyện vùng ven, trong khi hầu hết các cơ sở cung cấp dịch vụ hỗ trợ trẻ em như bệnh viện, trường, trung tâm văn hóa, khu vui chơi giải trí thường bố trí ở các quận, huyện trung tâm, điều này dẫn tới việc các em khó được tiếp cận một cách đồng nhất quyền của mình”, ông Nghinh dẫn chứng.

Báo cáo đề dẫn hội nghị cũng nêu, trẻ nhập cư thiếu giấy khai sinh, giấy tạm trú và thường xuyên di chuyển chỗ ở cũng là nguyên nhân hạn chế tiếp cận quyền cơ bản trẻ em. Không ít trẻ khuyết tật có vấn đề về phát triển không được phát hiện và can thiệp sớm. Tuy không nhiều nhưng thực tế vẫn còn trẻ em đi học không đúng độ tuổi. Có trẻ đối mặt với nguy cơ bỏ học do phải lao động sớm. Tình trạng bạo lực gia đình ngày càng tăng cả về số lượng và mức độ, nhiều vụ bạo hành do chính người thân gây ra, hậu quả là trẻ có hành động dại dột, bỏ đi lang thang rơi vào cạm bẫy của tệ nạn, bị đẩy vào nhóm có nguy cơ thành trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.

Theo Tổ chức Planete Enfants&Developpement – Tổ chức Hành tinh trẻ em và phát triển), nhằm phát huy quyền tiếp cận các dịch vụ cho trẻ em nhập cư, tổ chức đã triển khai dự án Hỗ trợ nâng cao năng lực và phát triển gia đình trong lĩnh vực bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em trên địa bàn TP, trong đó trọng tâm là phường 4, phường Tây Thạnh, Tân Quý, Sơn Kỳ và Hòa Thạnh (quận Tân Phú).

Không phân bit tr nhp cư

Đại diện Phòng LĐ-TB&XH quận Tân Phú đánh giá cao kết quả của dự án, cụ thể là phát huy vai trò công tác xã hội theo phương pháp đồng hành gia đình; Hỗ trợ nâng cao năng lực và cho cán bộ làm công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em về kiến thức và kỹ năng. Các nội dung của dự án gắn chặt với thực tế của địa bàn, qua đó phát huy quyền tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ cho trẻ em nhập cư trên địa bàn.

Để trẻ em nhập cư được hưởng đầy đủ các quyền lợi như bao trẻ khác, các đại biểu dự hội nghị có chung đề xuất cần nâng cao kiến thức về luật, dịch vụ cho nhân viên xã hội. Đặc biệt là lưu ý cơ quan chức năng các tỉnh, thành có trẻ em lang thang, ăn xin tại TP.HCM cùng phối hợp giải quyết, xử lý, giảm gánh nặng cho TP. Bởi theo khảo sát, nhiều gia đình ở tỉnh có điều kiện kinh tế khá giả nhưng trẻ vẫn đi ăn xin.

Ông Phạm Đình Nghinh cho rằng, việc trẻ nhập cư thiếu các giấy tờ tùy thân, trách nhiệm này trước tiên thuộc về gia đình, chính quyền địa phương, sau đó là nhà trường và xã hội. Trẻ có hoàn cảnh đặc biệt và nguy cơ cao cần phải đưa vào mô hình quản lý ca, quản lý trường hợp để giúp trẻ và gia đình sớm vượt qua khó khăn, hòa nhập cuộc sống.

“Cần truyền thông cho người dân biết khi gặp vấn đề cần trợ giúp thì liên hệ với cơ quan, tổ chức và đơn vị nào hỗ trợ, thủ tục ra sao. Khuyến khích các công ty, nhà máy cùng đồng hành xây dựng cơ sở cung cấp dịch vụ dành cho trẻ em. Đồng thời hoàn thiện và từng bước mở rộng việc kết nối mạng lưới giữa các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ chăm sóc trẻ em trên địa bàn…”, ông Nghinh đề xuất.

Ông Nguyễn Văn Tính (Phó Trưởng phòng Bảo vệ chăm sóc trẻ em và Bình đẳng giới – Sở LĐ-TB&XH TP.HCM) nhấn mạnh, TP không có một văn bản, chính sách nào phân biệt trẻ nhập cư hay không nhập cư. Tuy nhiên, quyền tiếp cận còn hạn chế là do gia đình thiếu thông tin về quyền mà con em mình được hưởng. Do đó, để công tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em nhập cư tốt hơn cần đẩy mạnh truyền thông đến từng gia đình.

Bài, ảnh: T.Anh

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)