Tòa soạnHoạt động tòa soạn

25 năm kiên định cái nhìn chân thực nhất về giáo dục

Tạp Chí Giáo Dục

Có thời gian công tác, gắn bó với Báo Giáo dục TP.HCM từ những ngày tờ báo còn là Tạp chí Giáo dục & Sáng tạo, thầy Nguyễn Văn Ngai (nguyên Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM) đã có những chia sẻ, nhìn nhận một cách khách quan về diễn đàn của ngành GD-ĐT TP.HCM.

Dù đã về hưu, thói quen hàng ngày của NGƯT Nguyễn Văn Ngai vẫn đón đọc Báo Giáo dục TP.HCM

Trước hết phải khẳng định về vai trò, vị thế của Báo Giáo dục TP.HCM đối với sự phát triển của ngành giáo dục TP trong suốt 25 năm qua. Trải qua 25 năm hình thành, phát triển, tờ báo đã ngày càng lớn mạnh trong nội lực, nội dung, chất lượng của các bài viết, tầm ảnh hưởng của báo đối với ngành, với xã hội.

Những ngày đầu khi mới thành lập, tôi nhớ lúc đó báo còn rất khó khăn. Có lần, khi họp cùng với Ban Biên tập của báo, mưa xuống, cuộc họp phải dừng lại để mọi người cùng nhau… chuyển máy tính kẻo bị ướt. Thậm chí, ngày ấy tôi còn được biết, nhiều máy tính của đội ngũ phóng viên cũng được các cơ sở giáo dục tài trợ. Vậy nhưng, báo vẫn ngày một phát triển, anh chị em phóng viên, biên tập viên vẫn miệt mài gắn bó, nhiệt huyết với ngành. Nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết thời còn là Bí thư Thành ủy TP.HCM cũng đã từng đến thăm báo, khẳng định vai trò của báo đối với ngành, với TP.

Khi công tác trong Ban Giám đốc sở, những bài viết của báo tôi luôn nghiên cứu rất sâu. Nhiều bài viết giúp lãnh đạo sở tiếp cận được một cách cụ thể những vướng mắc của các đơn vị trường học, nhất là những đơn vị vùng sâu, vùng xa, từ đó có những hướng giải quyết sao cho phù hợp nhất. Đồng thời, từ chính những phản ánh của các cơ sở giáo dục trên mặt báo cũng đã giúp ngành nắm rõ hơn những khó khăn, vướng mắc của cơ sở để có sự quan tâm kịp thời, đúng đắn nhất. Còn nhớ, thời công nghệ thông tin mới nhen nhóm, nhiều trường ở ngoại thành không có điều kiện để mua máy. Qua các bài viết của báo, các cơ sở giáo dục trong nội thành đã ngay lập tức có sự kết nghĩa, hỗ trợ những vùng ngoại thành như Cần Giờ, Củ Chi, Bình Chánh…

Hiện nay, báo ngày càng trưởng thành, lớn mạnh, sức lan tỏa và tầm ảnh hưởng lớn hơn. Tiếp nối những việc làm được, rút kinh nghiệm những việc chưa làm được, kết hợp với thực tiễn, Báo Giáo dục TP.HCM đã có những bước chuyển vững mạnh về chất lượng, nội dung bài viết, thể hiện rõ hơn tiếng nói của ngành, khẳng định hơn vai trò của tờ báo. Những bài viết thể hiện tính chuyên nghiệp, đổi mới, mang hơi thở của không chỉ ngành giáo dục TP mà còn toàn ngành giáo dục, sâu sát đến giáo viên, phụ huynh, nhiều đối tượng học sinh. Đặc biệt, những hoạt động phía sau mặt báo như Tuyển sinh, Hướng nghiệp và gần đây nhất là Phân luồng hướng nghiệp học sinh sau THCS đã khẳng định được tầm nhìn, vị thế của báo, đã hỗ trợ ngành rất lớn trong việc thực hiện các chủ trương lớn của ngành, của TP, của Chính phủ. Bản thân tôi cũng gắn bó với hoạt động Phân luồng hướng nghiệp, nhận thấy hoạt động thực sự rất cần thiết và ngày càng quan trọng.

Để có được kết quả đó là nỗ lực rất lớn của đội ngũ Ban Biên tập, cán bộ, phóng viên báo. Cùng với những chủ trương của ngành, nỗ lực của báo, Báo Giáo dục đã phủ khắp các cơ sở giáo dục, tạo điều kiện cho các trường, học sinh, phụ huynh tiếp xúc với báo, tiếp cận sâu hơn với chủ trương của TP, của bộ, của ngành, phản ánh hoạt động nổi bật các cơ sở, nhân rộng những mô hình hay, việc làm tốt, tạo điều kiện cho các cơ sở giáo dục có thêm điều kiện biết về nhau, thầy cô phản ánh tâm tư nguyện vọng. Đặc biệt, với Nhịp cầu sư phạm còn là dịp để giáo viên trao đổi kinh nghiệm.

Nhiều năm nay khi đã về hưu, thói quen của tôi vẫn là đón đọc Báo Giáo dục TP.HCM mỗi ngày, từ báo giấy ra cách nhật cho đến báo mạng cập nhật thường xuyên. Theo dõi báo, điều tôi tâm đắc nhất là tính định hướng của báo, dù qua thời gian vẫn mang hơi thở chân thực của ngành, không câu view, giật tít, không chạy theo thị hiếu thị trường. Những bài viết vẫn chân thực nhìn nhận, vẫn mang tính giải pháp cao trong các câu chuyện về tiêu cực. Trong cùng một vấn đề, mỗi tờ báo đều có những cách thể hiện khác nhau. Đối với Báo Giáo dục TP.HCM, cách phản ánh vừa mang tính chất tháo gỡ khó khăn, định hướng, đồng cảm nhưng vẫn phản ánh trung thực nhất bản chất của vấn đề, chứ không xoáy vào những yếu tố tiêu cực như cách nhiều tờ báo “mì ăn liền” thường làm. Chẳng hạn như, cũng là vấn đề bạo lực học đường, một số tờ báo thì nêu ra để người đọc thấy rằng ngành giáo dục sao giờ “lôi thôi” quá, còn Báo Giáo dục lại đưa ra để tháo gỡ, để nhìn nhận những vướng mắc, giúp nhà trường, phụ huynh và cả xã hội nhận thức ra nguyên nhân, trách nhiệm. Điều này có ý nghĩa và tác động to lớn đối với ngành, góp tiếng nói chính trực nhất, thiết thực nhất của ngành vào xã hội, đặc biệt trong thời mà thông tin đa chiều, trắng đen như hiện nay.

Thế mạnh của Báo Giáo dục vẫn là những thông tin giáo dục mang tính đặc thù rất cao. Nhiều bài viết về đổi mới giáo dục mang tính thuyết phục cao góp phần định hướng cho các cơ sở giáo dục trong việc áp dụng những đổi mới vào trong chương trình đổi mới của mình. Điều này báo cần tiếp tục phát huy trong thời gian tới để thể hiện tiếng nói đúng đắn nhất của ngành.

NGƯT Nguyễn Văn Ngai
(Nguyên Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM)

Tiếng nói “chuyên sâu” ca ngành

Thy Nguyn Tn Tài nói chuyn vi các em hc sinh trong trưng

Khác với những tờ báo khác, Báo Giáo dục TP.HCM luôn bảo vệ những người làm giáo dục, là tiếng nói chân thực nhất của ngành GD-ĐT TP. Trong những lần trao đổi, tiếp xúc với phóng viên của báo, trong mọi vấn đề, phóng viên đều có cái nhìn sâu sát, phân tích kỹ lưỡng, “cân đo, đong đếm” trước khi viết bài.

Tôi vẫn thường nói với đồng nghiệp, để hiểu về ngành GD-ĐT TP thì chỉ có đọc Báo Giáo dục TP.HCM. Bởi vì trên mặt báo, thông tin giáo dục rất đa dạng, sâu rộng, từ nội thành đến ngoại thành, ở mọi cấp bậc. Những bài viết trong mục Nhịp cầu sư phạm chính là tiếng nói của đội ngũ giáo viên mang tính chuyên môn cao, qua đó bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn cho chính giáo viên của ngành.

Thầy Nguyn Tn Tài
(Hiu trưng Trưng THPT Th Thiêm, Q.2)

Báo rất cần thiết cho sự phát triển của ngành GD-ĐT TP

Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ như hiện nay, Báo Giáo dục TP.HCM vẫn có một chỗ đứng vững chắc trong các đơn vị trường học tại TP.HCM và các tỉnh/thành trên cả nước. Những bài viết trên báo không câu view, giật tít không bóng bẩy, cầu kỳ, không gây sốc người đọc mà trái lại rất gần gũi, đời thường và súc tích, đặc biệt là những bài viết về giáo dục. Những bài viết trên báo cung cấp cho nhà trường và thầy cô giáo một cái nhìn tổng quan về hoạt động của ngành GD-ĐT TP cùng các thông tin về hoạt động của ngành GD-ĐT trên cả nước. Từ những bài viết như thế đã nhắc nhở các trường học, lan tỏa những cách làm hay, cách làm ấn tượng để các trường học hỏi, làm theo, hay rút kinh nghiệm.

Đối với những tiêu cực, báo nhìn nhận một cách khách quan, không quy chụp, không dồn “người trong cuộc” đến đường cùng mà các bài viết thể hiện sự xây dựng, phân tích dưới góc nhìn “ba bên, bốn phía” để “người trong cuộc” nhìn nhận lại mình và xã hội cũng nhìn nhận lại vấn đề. Vì vậy, theo tôi, Báo Giáo dục TP.HCM rất cần thiết cho sự phát triển của ngành GD-ĐT TP nói riêng và giáo dục cả nước nói chung.

Cô Vũ Th Ngc Dung
(Hiu trưng Trưng THPT Bùi Th Xuân, Q.1)

 

Các chương trình giáo dục của báo rất thiết thực

Phải nói là Báo Giáo dục TP.HCM đã hỗ trợ rất nhiều cho ngành GD-ĐT TP, cần thiết đối với ngành. Không chỉ hỗ trợ việc phổ biến các thông tin, hoạt động của ngành đến các đơn vị trường học mà quan trọng hơn là báo đã phản biện lại những thông tin “gây nhiễu” cho ngành, góp phần định hướng lại dư luận trước những vấn đề nóng, những tồn tại của giáo dục.

Đặc biệt, tôi đánh giá rất cao những chương trình, sáng kiến của báo như tư vấn hướng nghiệp, tư vấn tuyển sinh… nhiều năm qua đã gây được tiếng vang, hỗ trợ cho toàn ngành, cho các đơn vị trường học trong hoạt động giáo dục, góp phần thực hiện chủ chương của Nhà nước phủ trong phân luồng, hướng nghiệp học sinh. Các chương trình này được tổ chức ngày càng bài bản, chuyên nghiệp, nội dung hết sức thiết thực với nhu cầu của học sinh hiện nay. Một mặt mạnh nữa của báo là thông tin rất nhanh, rất mạnh về những vấn đề lớn của ngành, về những đổi mới của giáo dục, những mô hình hay, gương sáng, góp phần lan tỏa và cổ vũ toàn ngành phát triển.

Trong thời gian tới, để giữ vững thương hiệu và chỗ đứng trong làng báo, Báo Giáo dục TP.HCM cần đẩy mạnh hơn nữa tính truyền thông. Các chuyên mục hiện nay đã đa dạng, nhưng cần có thêm tính chuyên sâu hơn, mang tầm của một tờ báo chuyên về giáo dục. Cạnh đó, báo có thể mở thêm những chuyên mục về đổi mới sáng tạo để thông tin sâu, rộng những đổi mới toàn diện của ngành ở mọi góc độ. Song song đó, báo cũng nên mạnh dạn tăng tính phản biện ở một số vấn đề, làm sao để góp phần nâng cao hơn nữa nhận thức của xã hội trước những vấn đề nóng trong giáo dục.

Thầy Nguyn Bo Quc
(Hiu trưng Trưng THPT Gia Đnh, Q.Bình Thnh)

Báo luôn giữ được yếu tố giáo dục đúng nghĩa

Báo Giáo dục TP.HCM là tờ báo đặc biệt, phải nói là “cánh tay phải” của ngành GD-ĐT TP.HCM. Ấn tượng đầu tiên của tờ báo là các bài viết: rất đa dạng, thông tin ở nhiều lĩnh vực, nhưng đậm đặc và sâu sắc nhất là các bài viết về giáo dục. Những bài viết mang tính chuyên môn “như người đứng trong ngành” vừa có sự chân thực, vừa am hiểu nhưng không kém phần sâu sắc, tâm tư. Nhiều bài viết của báo khiến chính tôi cũng phải giật mình bởi giúp người giáo viên nhìn nhận lại mình, soi rọi lại mình trong từng con chữ, từng nhận định của người làm báo. Báo Giáo dục TP.HCM là tờ báo hiếm hoi trong làng báo không chạy theo thị hiếu dư luận, luôn giữ vững được yếu tố giáo dục đúng nghĩa.

Đối với những vấn đề tiêu cực, các bài viết nhìn nhận dưới góc độ chia sẻ, tìm hướng giải pháp cho ngành mang tính giáo dục, không đẩy vấn đề theo vết trượt dài của dư luận xã hội hay “anh hùng bàn phím”. Đặc biệt, tờ báo là tiếng nói khích lệ sâu sắc đối với thầy cô giáo, với các đơn vị giáo dục về sự đổi mới, phản ánh kịp thời hơi thở đổi mới, các ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục không chỉ của ngành GD-ĐT TP mà còn trên cả nước. Vì vậy, có thể khẳng định rằng: Báo Giáo dục TP.HCM không chỉ cần thiết cho ngành GD-ĐT TP mà còn khẳng định được vị thế trong thời hội nhập.

Một điều mà tôi muốn nhắc đến là đội ngũ phóng viên của báo có “nét văn hóa” riêng rất đậm chất, làm việc luôn trên tinh thần đồng hành cùng sự phát triển của ngành GD-ĐT TP.

Thầy Hunh Thanh Phú
(Hiu trưng Trưng THPT Nguyn Du, Q.10)

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)