Y tế - Văn hóaThư giãn

3 cuốn sách giúp bạn trẻ ngưng thở dài, vươn vai mà sống

Tạp Chí Giáo Dục

Bao điều muốn nói cùng em; Chịu đựng điều không thể chịu đựngBí ẩn thứ tự sinh (NXB Hồng Đức) là 3 cuốn sách vừa được VanLangBooks giới thiệu độc giả nhân Ngày sách Việt Nam 20-4.

Nhà văn Trần Nhã Thụy trò chuyện với sinh viên

3 cuốn sách cung cấp nhiều kỹ năng giúp người đọc “ngưng thở dài, vươn vai mà sống”. Đây cũng là chủ đề của buổi trò chuyện giữa nhà văn Trần Nhã Thụy với sinh viên sáng 20-4.

Bìa cuốn sách Ba điều muốn nói cùng em

Bao điều muốn nói cùng em (tác giả Anna Akana) là tự truyện đầy cảm xúc từ chia sẻ về cuộc sống sau biến cố người em gái tự tử. Lời tâm tình của tác giả suốt thời gian đánh vật với nỗi đau mất mát người thân còn là lời khuyên đúc kết sau hành trình đối mặt và vượt qua nỗi đau. Cuốn sách như người bạn đồng hành, chia sẻ vượt qua quãng tăm tối của cuộc đời.

Sách Chịu đựng điều không thể chịu đựng

Chịu đựng điều không thể chịu đựng (TS Joanne Cacciatore, ĐH Arizona – Mỹ). Tác giả khẳng định “điều không thể chịu đựng” của con người chính là mất đi người thân. Quyển sách bao gồm những câu chuyện nhân văn xoay quanh cuộc sống đời thường, đề cao tình yêu thương. Thông điệp cuốn sách mang lại là để vượt lên trên nỗi đau thương, mất mát, con người phải học cách chấp nhận nỗi đau. Được biết, TS Joanne Cacciatore là người sáng lập MISS Foundation – Tổ chức phi lợi nhuận quốc tế chuyên giúp đỡ những gia đình bị mất con.

Bìa cuốn sách Bí ẩn thứ tự sinh

Bí ẩn thứ tự sinh là tác phẩm thú vị của TS Kevin Leman, nhà tâm lý học. TS Kevin Leman chỉ ra rằng thứ tự sinh của con người là một trong những tác động âm thầm quyết định tính cách của mỗi người. Đây sẽ là “chìa khóa” giúp người đọc phần nào hiểu được những khác biệt trong tính cách và lựa chọn của chính bạn, cũng như bật mí những bí mật sâu thẳm nhất trong lòng con cả, con thứ, con út hay con một.

Ở phần giao lưu, trò chuyện với sinh viên trường ĐH Văn Lang về kỹ năng sống cũng như nội dung các cuốn sách trên, nhà văn Trần Nhã Thụy khẳng định, cuộc đời vốn bất công bởi nếu công bằng thì không ai phải đi tìm. Tuy nhiên, nhà văn cho rằng đôi khi bất công là quà tặng của tạo hóa, từ bất công đó mà nỗ lực hơn, thành công hơn.

“Suy nghĩ tích cực sẽ chuyển hóa năng lượng tích cực, vì vậy làm việc gì cũng phải suy nghĩ tích cực thì sẽ thuận lợi hơn. Cảm xúc tốt góp phần quyết định thành công nhưng nếu cảm xúc dẫn dắt lấn át lý trí thì vô cùng nguy hiểm”, nhà văn Trần Nhã Thụy đúc kết.

“Bao điều muốn nói cùng em” là cuốn sách được Anna Akana viết sau biến cố người em gái tự tử khiến chị day dứt vì trước đó hai chị em có bất đồng. Bị sốc, sang chấn tâm lý, người chị bắt đầu với cuộc sống tăm tối, ngỡ như không lối thoát nhưng rồi chính chị tự giải thoát mình. Mỗi người đều có một phần bóng tối trong mình, quan trọng là làm thế nào để thoát khỏi bóng tối ấy để chạm vào ánh sáng, sống không uổng phí”. (nhà văn Trần Nhã Thụy)

Trước lo lắng của sinh ĐH Văn Lang về những khó khăn khi chuyển môi trường sống, học tập từ THPT lên ĐH, nhà văn Trần Nhã Thụy chia sẻ, áp lực học hành, thi cử… là lý do dẫn đến sức khỏe không tốt cả về tinh thần lẫn thể chất. Thêm nữa, đây là thời điểm bắt đầu xa gia đình, tự mình lo lấy mọi việc mà trước đây đã có người làm giúp. Để có tâm lý tốt nhất khi sang môi trường mới, các bạn trẻ cần xây dựng nền tảng tinh thần. Theo đó, có thể duy trì lối sống lành mạnh, chọn cho mình một môn thể thao phù hợp thì việc học sẽ đỡ căng thẳng, áp lực hơn.

T.An

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)