Hướng nghiệp - Tuyển sinhThông tin hướng nghiệp

3 em trên sàn thì 1 em sẽ rớt

Tạp Chí Giáo Dục

Ngay sau khi điểm sàn chính thức cho các hệ ĐH-CĐ năm 2011 được công bố,  trao đổi với báo chí, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga nói Bộ đã tính toán mức dôi dư rất lớn giữa số lượng thí sinh thiếu và thừa. Theo tính toán, cứ 3 em trên điểm sàn, nếu nộp hồ sơ và đồng ý vào các trường còn chỉ tiêu thì 1 em sẽ bị rớt.
Thứ trưởng Bùi Văn Gia
Thưa Thứ trưởng, năm nay nhiều trường, đặc biệt các trường ngoài công lập gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí đứng trước nguy cơ phải đóng cửa. Bộ có giải pháp gì giúp các trường?
Thứ trưởng Bùi Văn Ga: Theo tổng hợp chung, điểm thi khối C năm nay ở các môn Ngữ văn và Địa  lý rất tốt. Điểm sàn khối C tập trung vào phần trung bình rất cao. Do đó điểm sàn năm nay không thay đổi.
Khi xác định điểm sàn, Bộ đã tổng hợp tất cả thông tin liên quan kết quả tuyển sinh, từng tỉnh, vùng miền khác nhau.
Với mức điểm này, Bộ đã tính toán mức dôi dư rất lớn giữa số lượng thí sinh thiếu và thừa. Ví dụ , ở khối A số lượng dư hơn 1,5 lần số thiếu; khối B số dư/số thiếu là 21 lần, năm ngoái khối này chỉ số lượng hơn nhau chỉ 8 lần. Sở dĩ như vậy vì lượng hồ sơ ảo nộp vào khối B là rất lớn trong các năm là rất lớn, các trường khó khăn khi tuyển sinh. Các khối C, D mức dư vẫn tương đương so với năm ngoái.
Bộ cũng đã có thống kê, những vùng miền có số lượng thí sinh thiếu như Tây Bắc, ĐBSCL…, nếu các em không trúng tuyển ở khu vực các thành phố lớn mà quay về học các trường địa phương số lượng dư hơn rất nhiều. Ví dụ, nếu các thí sinh không đỗ ở TP.HCM mà quay về khu vực ĐBSCL thì số lượng dư ra tới 2 lần so với chỉ tiêu.
Vùng núi phía Bắc, thí sinh khối D không đỗ NV1 ở Hà Nội mà quay về thì số lượng dư ra gấp 10 lần chỉ tiêu của các trường.
Còn ở các tỉnh miền Trung -Tây Nguyên, nếu các em thi khối A ở khu vực lớn không đỗ NV1 mà quay về thì số lượng dư ra gấp 20 lần số lượng trúng tuyển. Chỉ cần thí sinh ở các tỉnh này nếu không trúng tuyển NV1 mà quay về các trường địa phương, số lượng dư ra đã rất lớn.
Năm nay, các thí sinh còn có thể nộp NV2, NV3 nhiều lần cho nên nếu không trúng tuyển NV1, NV2 mà quay về học tại các địa phương thì sẽ điền đây chỉ tiêu cần thiết của các trường. Kiến nghị xác định điểm sàn của các trường, Bộ đã xem xét rất kỹ.
Theo tính toán, cứ 3 em trên điểm sàn nếu nộp hồ sơ và đồng ý vào các trường còn chỉ tiêu thì 1 em sẽ bị rớt. Số lượng trên sàn vẫn dư so với chỉ tiêu rất nhiều. Như vậy, còn rất nhiều cửa để các em học TCCN, trường nghề và vào học các hệ đào tạo khác rất nhiều.
Vì sao trong nhiều năm, như năm ngoái, ta cũng lấy vậy mà nhiều trường vẫn không tuyển đủ thí sinh?
Năm ngoái, ta không cho thí sinh được nộp NV2, NV3 nhiều lần. Năm nay các em có thể theo dõi thông tin tuyển sinh trên website các trường để chủ động nộp NV2, NV3 vào các trường. Thêm nữa, việc dư chỉ tiêu nhưng thí sinh không nộp hồ sơ vào vì trường chưa đủ sức hút, chưa tạo được uy tín như các trường mới thành lập, chứ chỉ tiêu thì hoàn toàn dư thừa.
Năm nay, việc vận dụng theo điều 33, Quy chế tuyển sinh ĐH-CĐ có thể lấy thấp xuống điểm sàn bao nhiêu điểm?
Quy chế tuyển sinh có nói rõ những vùng miền khó tuyển, những ngành nghề khó tuyển, những trường đào tạo nhân lực cho địa phương có thể vận dụng điều 33. Như vậy, khoảng cách giữa các khu vực sẽ được giảm xuống 1 điểm thay vì 0,5 điểm. Năm nay điểm sàn là 13 thì điểm khu vực của các trường sẽ là 10 điểm, giảm 3 điểm.
Rất nhiều trường cả công lập, ngoài công lập số lượng thí sinh đạt trên 10 điểm có nơi chưa đạt 50%, phải lấy NV2, NV3 đến 2/3 số lượng mà vẫn khó khăn. Vậy có giải pháp nào giải quyết việc này không, thưa ông?
Việc thi 3 chung không chỉ để các trường lấy thí sinh cho riêng mình mà còn để tuyển thêm NV2, NV3 để lấp đầy chỉ tiêu. Và các trường phải công khai những thông tin tuyển sinh đó (việc thiếu, lấy bao nhiêu).
Như vậy, từng trường phải làm công tác quảng bá cho tốt để thu hút thí sinh. Các trường nếu tuyển ít nhưng chất lượng tốt thì năm sau thí sinh sẽ quảng bá cho nhau, dần dần qua các năm số lượng thí sinh sẽ đông lên.
Liệu sang năm việc tuyển sinh của chúng ta có đổi mới gì?
Hiện, Bộ đã và đang nghiên cứu để việc tuyển sinh nhẹ nhàng hơn. Chủ trương là thế, còn giải pháp kĩ thuật làm như thế nào cho nhẹ nhàng, hiệu quả những chuyên gia của Bộ và các trường đang nghiên cứu.
Có ý kiến cho rằng, kéo dài NV3 là không cần thiết vì sợ có người lợi dụng kéo hồ sơ của thí sinh trường này sang trường khác. Vậy Bộ có cơ chế nào để kiểm soát việc này?
Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh phải có trách nhiệm trước Bộ trưởng việc tuyển đúng đối tượng và quy chế. Nếu sai,  sẽ bị xử lí theo đúng quy chế.
Cảm ơn ông!
Theo Văn Chung
(VietNam.net)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)