Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

3 thời điểm không nên ăn trứng gà kẻo gây hại cho sức khỏe

Tạp Chí Giáo Dục

Trứng gà là thực phẩm bổ dưỡng được nhiều người yêu thích, tuy nhiên có 3 thời điểm dưới đây được khuyến cáo không nên ăn trứng gà kẻo gây hại cho sức khỏe.
Trứng gà là nguồn thực phẩm quen thuộc hàng ngày với tất cả mọi người. Thành phần dinh dưỡng trong trứng gà không chỉ cung cấp cho cơ thể nguồn dưỡng chất tuyệt vời mà còn có công dụng hỗ trợ kiểm soát một số bệnh lý. Vậy nhưng có 3 thời điểm được khuyến cáo không nên ăn trứng gà bạn cần lưu ý.
Thành phần dinh dưỡng của trứng gà
Bài viết trên website Bệnh viện Đa khoa Vinmec cho biết, thành phần dinh dưỡng 1 quả trứng với 100 gam ăn được:
– Năng lượng: 166 kcal Protein: 14,8 gam Chất béo: 11,6 gam Glucid: 0,5 gam Chất xơ: 0 gam
– Vitamin: folate (47 mcg), vitamin B12 (1.29 mcg), vitamin A (700 mcg), vitamin D (0.88 mcg), vitamin K (0.3 mcg)…
– Chất khoáng: Canxi (55 mg), sắt (2.7 mg), kali (176 mg), Kẽm (0.9 mg), magie (11 mg).
Trứng gà là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Trong trứng có đủ protein, lipid, glucid, vitamin và chất khoáng, các loại men và hormon. Thành phần dinh dưỡng trong trứng khá cân đối. Protein trong lòng đỏ là loại phospho protein, có thành phần acid amin tốt nhất và toàn diện nhất.
Protein lòng trứng chủ yếu là loại đơn giản và tồn tại dưới dạng hòa tan. Protein của trứng là nguồn cung cấp tốt các acid amin hay thiếu trong các thực phẩm khác như: tryptophan, methionin, cystein, arginin. Ngoài ra, trứng gà có nguồn lecithin quý.
Trứng gà là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao.
Trứng gà là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao.
Thời điểm không nên ăn trứng gà
Trứng gà tuy tốt nhưng có 3 thời điểm được khuyến cáo không nên ăn trứng gà.
Không ăn trứng gà khi bị sốt
Bài viết trên website Bệnh viện Hồng Ngọc cho biết, thành phần chủ yếu của trứng gà là chất đạm, trong đó, chủ yếu là nhóm chất đạm có thành phần đơn giản và luôn ở trạng thái hòa tan nên rất dễ hấp thu vào cơ thể, dù vậy, sau khi ăn chúng sẽ tạo ra nhiệt lượng rất cao.
Do đó, nếu cơ thể đã bị sốt lại còn ăn trứng gà sẽ làm cho nhiệt độ cơ thể tăng lên nhanh chóng, làm tình trạng sốt càng thêm trầm trọng, rất khó hạ sốt. Vì vậy, khi chăm sóc người bị sốt, người nhà bệnh nhân nên tránh thêm trứng gà vào thực đơn bổ sung dinh dưỡng.
Không ăn trứng gà khi bị tiêu chảy
Nhiều người cho rằng khi bị tiêu chảy, người bệnh sẽ mất nước và chất dinh dưỡng nên cần bồi bổ cơ thể bằng cách ăn nhiều trứng gà. Thật ra, đây là quan niệm sai lầm. Bởi khi bị tiêu chảy, dịch tiêu hóa sẽ tiết ra ít hơn, hoạt tính men tiêu hóa bị giảm nên việc hấp thu chất mỡ, đạm và đường thường bị rối loạn.
Vệc bổ sung trứng gà (thực phẩm giàu đạm và chất béo) cho người bệnh không những sẽ làm mất đi tác dụng bổ dưỡng cơ thể, mà ngược lại còn làm cho tình trạng bệnh càng nặng thêm. Vì thế, trong thời gian bị tiêu chảy, không được cho người bệnh ăn trứng gà.
Không nên ăn trứng gà khi đói
Theo các chuyên gia dinh đưỡng, khi đói không nên ăn trứng. Bởi lúc này dịch vị axit trong dạ dày tiết ra nhiều hơn, khiến cho các thành phần dinh dưỡng của trứng không được hấp thụ hết vào cơ thể. Đồng thời, khi dạ dày trống rỗng hàm lượng canxi của trứng cản trở tiêu hóa khiến tình trạng vón cục.
Trên đây là 3 thời điểm được khuyến cáo không nên ăn trứng gà, hãy ăn trứng gà đúng cách để tốt cho sức khỏe nhé.
NT (theo khoahoc.tv)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)