Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

3 yếu tố giúp sinh viên “sống sót” trong thời đại 4.0

Tạp Chí Giáo Dục

tinh thần xung kích.

Học sinh Trường THPT Gia Định (TP.HCM) tìm hiểu về các ngành nghề đào tạo của trường ĐH FPT. Ảnh: T.Anh

Trong bối cảnh đó, yêu cầu của các doanh nghiệp đối với nhân viên ngày càng có sự chọn lọc kỹ càng hơn. Bài toán thừa thiếu nguồn nhân lực chỉ được giải quyết khi nguồn nhân lực được đào tạo thực sự có chất lượng.

Ngoại ngữ thành thạo

Theo nghiên cứu mới đây, Tiếng Anh là ngoại ngữ được sử dụng tại hơn 100 Quốc gia và hơn 1,5 tỷ người đang sử dụng ngôn ngữ này để giao tiếp. Theo xu thế toàn cầu hóa thì lao động không thể không thành thạo tiếng Anh.

Với giáo trình bằng tiếng Anh 100%, đội ngũ giảng viên nước ngoài, các học kỳ nước ngoài chất lượng đào tạo của Đại học FPT tương đương với nhiều trường Đại học danh tiếng trên thế giới. Đồng thời, sinh viên khối ngành Kỹ thuật sẽ được bổ trợ ngoại ngữ thứ 2 là Tiếng Nhật, sinh viên khối ngành Kinh tế sẽ được học Tiếng Trung. 

Chuyên môn vững vàng

Xuất phát từ khái niệm “Industrie 4.0” trong một báo cáo của chính phủ Đức năm 2013, CMCN 4.0 kết nối các hệ thống nhúng và cơ sở sản xuất thông minh để tạo ra sự hội tụ kỹ thuật số giữa công nghiệp, kinh doanh… Những yếu tố cốt lõi của Kỹ thuật số trong CMCN 4.0 gồm: Trí tuệ nhân tạo (AI), Vạn vật kết nối – Internet of Things (IoT) và dữ liệu lớn (Big Data).

Đào tạo bởi một nền tảng công nghệ chắc chắc, kiến thức chuyên môn vững vàng sẽ giúp sinh viên nhanh nhạy đón đầu xu hướng mới. PGS. TS Trương Gia Bình (Chủ tịch Hội đồng quản trị, Trường ĐH FPT) gửi gắm với những thế hệ sinh viên: “Trong bối cảnh thế giới đang chuyển dịch thế giới số, đang rất thiếu những người như các bạn”.

Bên cạnh lý thuyết, sinh viên FPT sẽ được tham gia kỳ thực tập On the JobTrainning tại các doanh nghiệp. Từ đó, sẽ học hỏi, trải nghiệm và thích ứng nhanh chóng với môi trường làm việc chuyên nghiệp.

Tác phong chuyên nghiệp và tinh thần xung kích

Nhiều doanh nghiệp cho biết: “Một số bạn cho rằng mình chỉ là sinh viên thực tập sinh nên nhiều khi không dám bày tỏ quan điểm, không cần quan tâm tới công việc có ý nghĩa như thế nào trong dự án, thậm chí không chịu tìm hiểu về tầm nhìn và mục tiêu”. Thuyết trình, giao tiếp, giờ giấc, tinh thần làm việc… sẽ để lại ấn tượng với doanh nghiệp.

Trên cơ sở cân bằng giữa kiến thức và kỹ năng, chương trình NINJA (Navigating an Independent Nonstop Journey to Autonomy) phát triển cá nhân thông qua trải nghiệm của Đại học FPT được hình thành. Với nhiều hoạt động thú vị như: 7 ngày trải nghiệm, 48 giờ chuyển động, khám phá văn hóa ASEAN, giao lưu Quốc tế…. giúp sinh viên tự chủ, trưởng thành và thích ứng nhanh chóng với môi trường làm việc nhanh chóng.

HN

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)