Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

4 bệnh dễ lây, dễ gặp ở trẻ nhỏ

Tạp Chí Giáo Dục

Dường như trẻ con luôn gắn liền với các sinh vật bé nhỏ bởi tính "ham chơi" và hiếu động. Cả 4 bệnh mô tả dưới đây đều liên quan nhiều tới vấn đề vệ sinh và rất thường gặp ở trẻ nhỏ.

Vui chơi cùng nhau là một trong những môi trường lý tưởng để các bệnh do ký sinh trùng lây lan nhanh chóng
Giun kim
Chúng là gì: Những con giun nhỏ xíu màu trắng này có thể gây nhiễm độc ruột. Chúng dài khoảng 1cm và mảnh như 1 sợi chỉ.
Trứng giun kim thường nằm ở ruột non và những con giun con  sẽ nằm ở ruột già. Những con giun cái trưởng thành thường sẽ đẻ trứng ở hậu môn.
Chúng lây như thế nào: Bất kỳ ai nhiễm giun kim đều có thể phát tán trứng của chúng theo cơ chế như sau: trẻ sẽ gãi mông, trứng bám vào dưới các móng tay; trẻ sờ vào mọi thứ, trứng sẽ “dính” lại đó (sống được khoảng 2 tuần), và đứa trẻ khác sờ vào, trứng trở lại kẽ móng tay, theo thực phẩm vào bụng.
Điều quan trọng là chúng rất dễ lây.
Biểu hiện nhiễm giun kim: Ngứa do giun kim thường hay xảy ra vào buổi đêm (thời điểm mà giun cái ra đẻ trứng). Nếu thấy đáy quần bé nhầu nhĩ sau một đêm ngủ dậy và mông nổi mẩn do gãi, thì có thể nghĩ tới khả năng bé bị nhiễm giun.
Lúc này đưa bé đi khám để kiểm tra xem có đúng bé bị nhiễm giun kim hay không.
Phải làm gì: Bác sĩ sẽ kê 1 liều thuốc tẩy giun uống ngay lúc đó và liều thứ 2 sau 2 tuần. Cả gia đình cần được điều trị bởi bệnh giun kim rất dễ lây. Và phải giặt tất cả quần áo trong nước có nhiệt độ 55oC. Giặt tất cả ga trải giường, khăn tắm… liên tục. Quần lót cần được giặt hàng ngày bằng nước tẩy trong ít nhất 3 tuần.
Chấy
Chúng là gì? Những côn trùng ký sinh này thường cư trú ở trên da và tóc. Chúng “dán” trứng vào từng sợi tóc và hoàn thành vòng đời của mình (trứng chấy, nhộng và chấy trường thành) trên đầu của người trong vòng 1-3 tuần.
Bằng mắt thường, có thể nhìn thấy loài côn trùng hút máu này sống thành bầy trên đầu của đứa trẻ? Chỉ nghĩ đến nó thôi cũng đủ làm bạn thấy đầu mình ngứa điên.
Chúng lây lan như thế nào: Những con chấy nhỏ xíu có thể nhảy từ đầu này sang đầu kháng, từ mũ sang đầu, từ gối sang đầu, từ lược sang đầu – nếu đầu ai đó là nơi tập kết của chấy thì đích thị người đó là nguồn lây nhiễm.
Những con chấy có thể sống 2 ngày tách khỏi con người, vì thế đội mũ của người nhiễm chấy sẽ có thể bị lây chấy.
Biểu hiện nhiễm chấy: Tất cả chúng ta đều có thể quan sát dễ dàng. Những con chấy trưởng thành có kích cỡ bằng đầu của một đinh ghim – bạn có thể thấy rõ chân và đầu của những sinh vật nhỏ bé này khi nhìn gần. Trứng chấy nhỏ hơn, có hình oval và màu hơi vàng và thường nằm ở gần chân tóc.
Nơi ưa thích của chúng là sau tai và gần cổ. (Trứng chấy thường có vẻ giống gầu trên tóc). Chấy cắn rất ngứa và khi trẻ gãi sồn sột thì tức là trên đầu chúng đang có cả một bầy chấy.
Phải làm gì: Hầu hết các bác sĩ đều sẽ khuyên sử dụng dầu gội diệt chấy – đây là cách hiệu quả nhất để diệt chấy. Ngoài ra, cần giặt chăn đệm, quần áo… bằng nước nóng 55oC trong 2 tuần liên tục.
Bệnh hắc lào
Chúng là gì: Loài nấm này thường xuất hiện trên da theo dạng vòng tròn với gờ luôn mở rộng, có màu đỏ vừa ngứa. Loại nấm này rất thích những vùng da ẩm ướt, ấm áp và thường xuất hiện ở các nếp gấp.
Chúng lây như thế nào: Nắm đấm cửa, khăn tắm ẩm ướt, những bộ trang phục tắm, trang phục thi đấu, mũ tắm và thậm chí kính râm cũng có thể làm lây lan nấm hắc lào từ người bệnh sang người lành. Nó cũng lan ra các phần khác của cơ thể qua gãi.
Biểu hiện của hắc lào: Một vùng đỏ ngứa có gờ hình chiếc nhẫn hay xếp vẩy loang lổ, đỏ tấy hoặc như một vết phát ban cũ. Do không rõ ràng nên cần phải được soi dưới kính hiển vi.
Phải làm gì: Hiệu quả nhất là thoa kem kháng nấm không kê đơn. Nhưng nếu tình trạng viêm ở trên da đầu và đặc biệt kéo dài (hơn 2 tuần) thì bác sĩ sẽ phải kê thuốc diệt nấm. Cần dùng riêng khăn mặt, khăn tắm, giấy ăn…
Bệnh ghẻ
Chúng là gì: Những sinh vật ký sinh nhỏ xíu này thường đào hang dưới da và gây ra tình trạng ngứa ngáy cực khó chịu, đặc biệt là về đêm. Những con ghẻ thường đào hang ở dưới da vùng bàn tay, chân và eo.
Biểu hiện của bệnh ghẻ: Bé sẽ bắt đầu có biểu hiện ngứa ngáy kỳ quặc. Thêm vào đó là xuất hiện những “kênh đào” trên làn da. Bác sĩ có thể chẩn đoán qua biểu hiện và soi dưới kính hiển vi.
Rất khó để phát hiện sớm bởi vì các triệu chứng có thể xuất hiện về đêm hàng tuần trước khi thực sự bùng nổ.
Phải làm gì: Thoa thuốc đặc trị. Những sinh vật ký sinh này sẽ chỉ bị tiêu diệt hoàn toàn nếu cả gia đình được điều trị. Cần giặt quần áo, chăn ga gối, các loại khăn sau mỗi 3 ngày. Bác sĩ cũng có thể kê thuốc kháng histamine để giảm ngứa ngáy.
Thu Trang/Dan tri
Theo CNN

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)