Hướng nghiệp - Tuyển sinhTư vấn tuyển sinh

4 “bí kíp” cho sĩ tử thi khối H, V

Tạp Chí Giáo Dục

Kỳ thi ĐH đang đến gần, các thí sinh khối H, V cần nắm được những “bí kíp” gì để vượt qua cửa ải này?
Bài viết dưới đây cung cấp các thông tin hữu ích, đồng thời giới thiệu cho bạn một cơ hội thi thử tại FPT Arena trước khi bước vào kỳ thi chính thức.

Bí kíp 1: Nắm vững các tiêu chí của bài thi.
Bài thi hình họa
+ Bố cục: Cần cân đối, hài hòa giữa hình với nền, giữa hình với hình
+ Dựng hình: Khái quát được hình dáng, đặc điểm của mẫu
+ Cấu trúc: Giải trình kết cấu bề mặt của mẫu
+ Không gian: Dùng sắc độ đậm nhạt của bút chì để thể hiện bề dày của khối (có chính, có phụ và sự tương tác của mẫu trong không gian)
+ Tinh tế: Cần kỹ năng vững vàng và cách khai thác nhấn – nhả hình có cá tính
+ Hoàn thiện: Đảm bảo thấy được đầy đủ các chi tiết theo không gian xa – gần
Bài thi bố cục màu
+ Đúng chủ đề: Phản ánh đầy đủ thông tin của đề thi                               
+ Bố cục: Cân đối, hài hòa giữa hình với nền, hình với hình; không phạm quy, có nhịp điệu để dẫn hướng thị giác                         
+ Tạo hình: Phải có tính nhất quán trong phong cách                            
 + Sắc độ: Đậm nhạt rõ ràng, chính xác để thể hiện chính – phụ rõ ràng                               
+ Màu sắc: Hài hòa nóng – lạnh, có tông màu chủ đạo   
Bí kíp 2: Phân bổ thời gian hợp lý       
Tổng thời gian thi là 4 tiếng, kể cả thời gian nghỉ.
Đối với bài hình họa có 4 tiết, mỗi tiết 45 phút, thời gian nghỉ giữa tiết 15 phút
+ Tiết 1: Bố cục, dựng dáng lớn và hình lớn
+ Tiết 2: Dựng hình chi tiết
+ Tiết 3: Phân tích cấu trúc bề mặt và gợi hướng ánh sáng lớn
+ Tiết 4: Tập chung đẩy sâu những chi tiết gần nhất
Bạn cần nhớ nguyên tắc thà "xấu đều còn hơn tốt lỏi". Vì vậy, bạn cần bố trí thời gian để hoàn thành tổng thể các chi tiết bài thi rồi mới đi sâu vào các điểm nhấn.
Đối với bài bố cục màu: Cố gắng phác bố cục trong vòng 30 – 45 phút. Thời gian còn lại dành tô màu, sao cho tổng thời gian phác bố cục và tô màu chỉ khoảng 3 tiếng rưỡi. Nửa tiếng còn lại, bạn nên để cho màu khô và tránh gặp rủi ro do lộn xộn cuối giờ thi.
Gần hết giờ mà bài vẫn còn vài chỗ trống thì tốt nhất trên bảng màu còn màu nào thích hợp thì tô luôn, kín giấy là trên hết.
Bí kíp 3: Nắm bắt được tiêu chí tuyển sinh của trường mình thi
Do tính chất đặc thù của ngành nghề nên mức độ đòi hỏi mỹ thuật của các trường có khác nhau. Tuy nhiên, sự khéo tay cần đi liền với tính sáng tạo, do đó thí sinh cần chuẩn bị cho mình font kiến thức xã hội tốt. Ngoài ra, kỳ thi tuyển sinh chỉ mang tính kiểm tra kỹ năng căn bản nên sự giải trình, hiểu vấn đề cần thiết hơn thể hiện cái "tôi" cá nhân.
Cân đối điểm giữa các bài thi. Người đỗ là người có tổng điểm cao cả 3 môn, không riêng một môn nào. Trong 3 môn thi: Văn (hệ số 1) còn  2 môn năng khiếu (hệ số 2) do đó, Văn tối thiểu phải 6 điểm, màu và hình họa cần đạt điểm trung bình trở lên, hãy giữ khoảng cách giữa 2 môn tối đa là 1 điểm.
Bí kíp 4: Cẩn tắc vô áy náy
Thà mang thừa dụng cụ thi còn hơn mang thiếu, tránh việc mượn bạn cùng phòng gây mất thời gian hoặc không vẽ được như ý vì thiếu dụng cụ.
Không nên nhìn bài thí sinh khác trong phòng thi để tránh phân tâm.

Theo Dân Trí

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)