Ngày 13/1, Trưởng ban Chính sách xã hội, Công đoàn giáo dục Việt Nam (Bộ GD-ĐT) Trịnh Thăng Mạnh cho biết, hiện có đến 2/3 địa phương trong cả nước còn nợ lương và phụ cấp của giáo viên (GV) do không có đủ ngân sách chi trả.
Một giờ học của HS vùng cao. (Ảnh: LAD)
|
Các tỉnh nợ lương và phụ cấp nhiều gồm Quảng Bình, Quảng Trị, Hà Tĩnh, Lai Châu, Điện Biên, Hà Giang, Cao Bằng, Sơn La, Bắc Kạn… Trong đó, tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị nợ hàng trăm tỷ đồng lương, phụ cấp GV.
Ông Mạnh cho biết, các chính sách cho GS vùng khó đều đã có quy định.
Cụ thể, với GV miền núi, vùng đặc biệt khó khăn được hưởng các khoản phụ cấp ngoài lương gồm: phụ cấp thu hút, phụ cấp ưu đãi ngành, phụ cấp ưu đãi…
Hầu hết, các địa phương đều đã “thông” nhưng không thực hiện đúng, đủ và kịp thời vì không có tiền chi trả dẫn đến… nợ, ông Mạnh nói.
Nếu tính các khoản phụ cấp cộng với lương cơ bản thì 1 GV cấp 2 (bậc THCS) miền núi ở vùng cao đặc biệt khó khăn, tổng thu nhập từ 6-7 triệu đồng/tháng.
Ở những vùng khó khăn, GV được hưởng các loại chế độ sau: thuộc diện thu hút về vùng khó khăn thì ngoài lương cơ bản được hưởng thêm 70% lương, 70% phụ cấp ưu đãi…
Còn với 1 GV có thâm niên giảng dạy 20 năm hệ số lương được 4,32 thì lương cơ bản họ được lĩnh khoảng 2,5 triệu mà cộng với 1,4 thì tổng thu nhập khoảng 5,5 triệu đồng/tháng.
Song song với quá trình “đấu tranh” bảo vệ lợi ích chính đáng cho cán bộ GV gồm chế độ lương, phụ cấp… nhận đúng, nhận đủ – trong gần 10 năm qua (từ năm 2008), Công đoàn ngành giáo dục đã vận động toàn ngành hỗ trợ được 130 tỷ đồng và giải quyết được 3,3 vạn giáo viên có nhà ở công vụ…công Mạnh thông tin.
Kiều Oanh (Vietnamnet)
Bình luận (0)