Hội nhậpGiáo dục phát triển

45 năm thành lập Trường ĐH Sài Gòn: Nơi tạo dựng tương lai cho tuổi trẻ

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

“Thay mt tp th cán b, ging viên và sinh viên nhà trưng xin đưc tri ân quý thy cô giáo nhng thế h đi trưc đã to dng lên mt thế h đàn em có th tiếp qun, kế tha và phát huy “thương hiu” – t Trưng Sư phm cp II min Nam Vit Nam trong chiến tranh đến Trưng CĐ Sư phm TP.HCM và Trưng ĐH Sài Gòn ngày nay”, PGS.TS Phm Hoàng Quân (Hiu trưng Trưng ĐH Sài Gòn) bày t.

Nim vui ca sinh viên đón chào k nim 45 năm ngày thành lp trưng

Với các thầy cô giảng viên hiện nay, PGS.TS Phạm Hoàng Quân nhắn nhủ: “Đừng hài lòng với hiện tại, mà phải phấn đấu tiếp tục ở tương lai. Cùng chung sức, đồng lòng, nhìn về một hướng, đưa Trường ĐH Sài Gòn trở thành trường ĐH nghiên cứu hàng đầu của khu vực phía Nam và cả nước. Riêng các sinh viên đã ra trường hay còn ngồi trên ghế giảng đường hãy xứng đáng với những gì mà thầy cô và nhà trường trao gửi với mong muốn các em trở thành những sinh viên giỏi, những công dân tốt. Hãy luôn nhiệt huyết để cống hiến cho ngành, cho nghề, cùng giữ gìn “thương hiệu” ĐH Sài Gòn”.

Đây là niềm tin và tình cảm mà PGS.TS Phạm Hoàng Quân gửi gắm nhân dịp kỷ niệm 45 năm “Từ Trường Sư phạm cấp II (TSPCII) miền Nam Việt Nam đến Trường ĐH Sài Gòn” (1972-2017) và kỷ niệm “10 năm thành lập Trường ĐH Sài Gòn” (2007-2017).

Trang s hào hùng

PGS.TS Phm Hoàng Quân chia s v quá trình 45 năm thành lp trưng

Ngày 9-2-1972, Bộ Giáo dục và Thanh niên – Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ban hành Quyết định thành lập TSPCII miền Nam Việt Nam, và Tiểu ban Giáo dục miền Nam Việt Nam (TBGD “R”), trực thuộc Ban Tuyên huấn Trung ương Cục, là cơ quan trực tiếp chỉ đạo nhà trường triển khai thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên.

Thời kỳ này, việc đi lại giữa các chiến trường còn cách trở nên lúc bấy giờ mới chiêu sinh được từ các địa bàn: Khu 6 (Đà Lạt, Bình Thuận), Khu 7 (miền Đông Nam bộ), Khu 8 (miền Trung Nam bộ), Khu 9 (miền Tây Nam bộ). Thời gian đào tạo, bồi dưỡng khóa I chỉ trong vòng 12 tháng để kịp có cán bộ ra trường về các địa phương công tác, đáp ứng tình hình vùng giải phóng bắt đầu mở rộng. Lúc này, tình hình chiến trường tiến triển khá nhanh nên đầu tháng 3-1975, toàn bộ nhà trường tạm ngưng công tác giảng dạy, học tập nghiệp vụ chuyên môn để sẵn sàng làm nhiệm vụ tiếp quản ngành giáo dục chế độ cũ nói chung và Sài Gòn nói riêng.

Ngày 26-4-1975, thầy trò TSPCII miền Nam Việt Nam vinh dự lên đường và đến ngày 30-4-1975 đã kịp có mặt tại Sài Gòn làm nhiệm vụ tiếp quản các cơ sở giáo dục quan trọng của chế độ Sài Gòn bao gồm: Quốc gia Sư phạm Sài Gòn, hai Viện ĐH Sài Gòn và Thủ Đức cùng 18 trường ĐH công, tư ở khu vực Sài Gòn – Chợ Lớn – Gia Định, Văn phòng Bộ Giáo dục và Thanh niên của chế độ cũ.

ThS. Lý Hnh Nguyên trong gi dy ngoi ng lp Viết nghiên cu khoa hc

Sau 2 tháng làm việc khẩn trương, chu đáo với tinh thần trách nhiệm cao, đội tiếp quản của trường đã chính thức bàn giao các cơ sở vừa tiếp quản cho các bộ, ngành chức năng tiếp tục quản lý cải tạo, xây dựng. Riêng cán bộ, công nhân viên, giáo sinh của trường tiếp tục nhiệm vụ tiếp quản, xây dựng, cải tạo Quốc gia Sư phạm Sài Gòn.

Ngày 6-4-1976, Bộ Giáo dục và Thanh niên Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ban hành Quyết định số 21/QĐ do Thứ trưởng Lê Văn Chí ký tên và đóng dấu về việc thành lập Trường CĐ Sư phạm Sài Gòn trên cơ sở TSPCII miền Nam Việt Nam.

Ngày 3-9-1976, Bộ Giáo dục của nước Việt Nam thống nhất ban hành Quyết định số 1784/QĐ do Thứ trưởng Hồ Trúc ký và đóng dấu về việc đổi tên từ Trường CĐ Sư phạm Sài Gòn thành Trường CĐ Sư phạm TP.HCM.

Đến ngày 25-4-2007, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 478/QĐ-TTg về việc nâng cấp Trường CĐ Sư phạm TP.HCM thành Trường ĐH Sài Gòn cho đến nay.

Đi đu trong đi mi giáo dc

45 năm hình thành và phát triển, Trường ĐH Sài Gòn đã góp phần không nhỏ vào sự nghiệp giáo dục của cả nước nói chung và TP.HCM nói riêng. Trường đã không ngừng nỗ lực vươn lên, từng bước khẳng định mình. Từ một ngôi trường với cơ sở vật chất đơn sơ và đội ngũ giảng viên ít ỏi ban đầu, trường đã từng bước nâng cấp cơ sở vật chất, phát triển đội ngũ giảng viên, mở rộng quy mô đào tạo với nhiều loại hình: Chính quy, vừa làm – vừa học, văn bằng 2, bồi dưỡng ngắn hạn… Trường đào tạo nhiều hệ: Sinh viên hệ chính quy, sinh viên hệ vừa làm – vừa học; học viên cao học; trường cũng đã mở nhiều lớp bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên TP.HCM và các tỉnh; mở nhiều lớp bồi dưỡng ngắn hạn cho cán bộ, công chức, viên chức của TP.HCM.

Sinh viên Khoa Sư phm M thut xem trin lãm tranh ti khoa

Với những kết quả đạt được, Trường ĐH Sài Gòn đã vinh dự được Đảng, Nhà nước trao tặng nhiều phần thưởng cao quý như: Huân chương Lao động hạng Ba (1995), Huân chương Lao động hạng Nhì (2001), Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ (2011), Bằng khen của Bộ GD-ĐT (2011, 2014, 2016), Bằng khen của UBND TP, Cờ thi đua của UBND TP… Ngày 13-5-2017, Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục ĐHQG Hà Nội đã trao quyết định và giấy Chứng nhận Kiểm định chất lượng giáo dục trường ĐH cho trường.

Trực tiếp trao chứng nhận cho trường, GS.TS Nguyễn Quý Thanh (Giám đốc Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục ĐHQG Hà Nội) nhấn mạnh: “Trường ĐH Sài Gòn là một trong số 25/220 trường ĐH trên toàn quốc nhận được chứng nhận này. Đây là một dấu mốc quan trọng, đánh dấu sự phát triển của trường, đặc biệt trong định hướng hoạt động của nhà trường theo hướng chuẩn về giáo dục ĐH”.

Bên cạnh đó, nhiều sáng kiến khởi nguồn từ Trường ĐH Sài Gòn đã được TP nhân rộng khắp địa bàn. Đặc biệt, việc xây dựng Đảng trong giảng viên và sinh viên đến chăm lo từ tinh thần tới vật chất cho sinh viên ở các tỉnh/thành trên cả nước về trường học tập. Thực hiện Chỉ thị số 02-CT/TU ngày 24-11-2011 của Ban Thường vụ Thành ủy về “Tăng cường lãnh đạo đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên trong các trường ĐH, CĐ, TCCN trên địa bàn TP”, Đảng bộ nhà trường tập trung rà soát, tạo nguồn, bồi dưỡng, giáo dục, rèn luyện; trong đó chú trọng đối tượng là cán bộ quản lý chủ chốt; giảng viên trẻ, sinh viên là đoàn viên ưu tú.

PGS.TS Phạm Hoàng Quân cho biết: “Chúng tôi luôn xác định những thành viên trong cấp ủy phải là những đồng chí tiêu biểu về năng lực, trình độ, đặc biệt là phải có uy tín. Nhà trường luôn tạo điều kiện cho các đồng chí trong cấp ủy và các đồng chí dự nguồn tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức công tác Đảng. Luôn duy trì sinh hoạt chi bộ định kỳ hằng tháng và thông báo nội dung sinh hoạt nhằm tạo điều kiện cho đảng viên nắm và phát biểu xây dựng trong các buổi sinh hoạt Đảng. Trong sinh hoạt chi bộ, phải bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, thực hiện tốt tinh thần tự phê bình và phê bình…”.

Đó còn là chương trình “Chuyến xe đoàn viên” hỗ trợ sinh viên về quê đón Tết Nguyên đán. Đây là một hoạt động thiết thực và ý nghĩa nhằm hỗ trợ và tạo điều kiện cho các sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, vùng bị lũ lụt, vùng sâu, vùng xa, dân tộc thiểu số, gia đình chính sách… đang học tập tại trường được về quê đón Tết cùng với gia đình. Qua 7 năm tổ chức, chương trình đã hỗ trợ vé xe và tổ chức các chuyến xe đưa về quê hơn 2.000 sinh viên ở khu vực miền Trung, Tây Nguyên, miền Bắc và miền Tây. Năm đầu tiên thực hiện chương trình chỉ nhận được đơn đăng ký của 260 sinh viên và chương trình chỉ có thể hỗ trợ 158 em khó khăn về quê đón Tết. Tiếp nối thành công, chương trình năm 2017 đã vận động được số tiền gần 240 triệu đồng từ sự đóng góp của các đơn vị, cá nhân trong và ngoài trường.

Vng bưc hi nhp cuc cách mng công nghip 4.0

Trường ĐH Sài Gòn ngày nay đã có những bước tiến vững chắc, là cơ sở đào tạo đa ngành, đa cấp, đa lĩnh vực; đào tạo từ trình độ TC, CĐ, ĐH và đào tạo sau ĐH. Trường đào tạo theo 2 hình thức: Giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên (vừa làm vừa học, văn bằng 2, liên thông). Trong số 467 giảng viên, có 15 phó giáo sư, 123 tiến sĩ, 306 thạc sĩ và 38 cử nhân. Trường có 14 phòng, ban chức năng; 3 đơn vị trực thuộc; 7 trung tâm; 20 khoa đào tạo với 11 chuyên ngành đào tạo sau ĐH; 53 chuyên ngành đào tạo cấp độ ĐH, CĐ thuộc các lĩnh vực: Kinh tế; nghệ thuật; mỹ thuật; luật và sư phạm. Theo thống kê năm 2016, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm ở bậc ĐH đạt trên 85% và bậc CĐ là 83%. Tốt nghiệp tại Trường ĐH Sài Gòn, người học được cấp bằng: TCCN, cử nhân, kỹ sư, thạc sĩ. Trong năm 2017 này, trường sẽ mở thêm 3 ngành đào tạo tiến sĩ và 3 ngành bậc cao học.

Ngoài việc đào tạo cấp bằng, trường còn được phép đào tạo cấp các chứng chỉ ngoại ngữ; chứng chỉ ứng dụng CNTT căn bản và nâng cao theo chuẩn của Bộ Thông tin – Truyền thông, chứng chỉ ứng dụng CNTT trong dạy học, chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm bậc II, chứng chỉ nghiệp vụ công tác thiết bị – thư viện và các chứng chỉ bồi dưỡng đào tạo ngắn hạn khác.

Sinh viên Khoa Sư phm Khoa hc T nhiên đang làm thí nghim

PGS.TS Phạm Hoàng Quân cho biết: “Để nâng cao chất lượng đào tạo, trường đã thực hiện đẩy mạnh nghiên cứu khoa học; đồng thời liên kết quốc tế về đào tạo với các trường ĐH của Áo, Australia, Anh… Mục tiêu từ nay đến năm 2020, trường sẽ trở thành cơ sở giáo dục ĐH định hướng ứng dụng, có thứ hạng ưu trong tầng này, có vị trí xếp hạng trong ít nhất một tổ chức xếp hạng các trường ĐH của thế giới. Đến năm 2025, trường đạt chuẩn cơ sở giáo dục ĐH quốc gia, cơ bản hoàn tất các hoạt động chính yếu chuẩn bị trở thành cơ sở giáo dục ĐH định hướng nghiên cứu”.

Nhằm đạt được những mục tiêu, kế hoạch này, PGS.TS Phạm Hoàng Quân cho hay: “Sự phát triển bền vững được trường tiến hành bằng các quyết sách, trong đó, quan trọng nhất là vấn đề đội ngũ. Trường sẽ tiến hành chuẩn hóa đội ngũ giảng viên: Bắt buộc tất cả các giảng viên chưa có trình độ tiến sĩ phải đi học, ngoại trừ những giảng viên gần đến tuổi 60 đối với nam và 55 đối với nữ. Đặc biệt, khi các thầy cô đi học tiến sĩ sẽ được trường hỗ trợ 100 triệu đồng/người, cùng với việc miễn hoàn toàn giờ dạy, lên lớp để tập trung học”.

PGS.TS Phạm Hoàng Quân cho biết thêm: “Với chuyên viên, đây là đội ngũ hỗ trợ cho công tác giảng dạy, rất khó nhìn thấy thành quả của thầy cô ngay tức thì, nhưng thực tế đội ngũ này có công sức đóng góp rất nhiều và có thể nói rất lớn cho quá trình hoạt động của trường. Vì vậy, việc nắm bắt tâm tư tình cảm, đời sống, thu nhập của đội ngũ này cũng được trường hết sức quan tâm, chăm lo. Trường luôn khuyến khích đội ngũ chuyên viên đi học để tiếp tục nâng cao trình độ, là đội ngũ kế cận chất lượng cho đội ngũ giảng viên của trường”. Bên cạnh đó, nhằm giúp giảng viên và chuyên viên yên tâm công tác, cống hiến, trường còn tạo bước đột phá bằng cách: Đối với những thầy cô đã có bằng tiến sĩ, sẽ được nhận phụ cấp riêng, chính thức áp dụng từ ngày 1-11-2017. “Đó cũng là cách khuyến khích các thầy cô đang là thạc sĩ có thêm động lực đi học tiến sĩ”, PGS.TS Phạm Hoàng Quân chia sẻ.

Một mốc son để nhà trường phát triển

Tại buổi lễ trao giấy chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục ĐH, Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thị Thu đã biểu dương, khen ngợi và gửi lời chúc mừng tới toàn thể cán bộ, giảng viên, công nhân viên và sinh viên nhà trường, đồng thời khẳng định: Đây là một mốc son, một động lực lớn giúp nhà trường bước sang một giai đoạn mới phát triển tốt hơn, chất lượng hơn, nhất là việc tiếp cận những chuẩn quy định về giáo dục ĐH của khu vực và quốc tế. Bà Nguyễn Thị Thu tin tưởng nhà trường tiếp tục nghiên cứu và xây dựng, triển khai chương trình đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao để đảm bảo yêu cầu đổi mới toàn diện và căn bản giáo dục ĐH, tạo sự chuyển biến về quy mô, chất lượng nhằm đáp ứng yêu cầu của công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hoá đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế và đáp ứng về kỹ thuật, công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

45 năm – một chặng đường, đó là dấu ấn không phai mờ trong tâm trí của biết bao thế hệ cán bộ quản lý, giảng viên và sinh viên nhà trường. Như PGS.TS Phạm Hoàng Quân bày tỏ: “Chúng tôi tự hào của bước đường 35 năm từ TSPCII miền Nam Việt Nam đến Trường CĐ Sư phạm TP.HCM để rồi tiếp tục là 10 năm của Trường ĐH Sài Gòn. Trường luôn gìn giữ các giá trị mà thế hệ đi trước đã làm và tạo dựng “thương hiệu”. Và để có được “thương hiệu” Trường ĐH Sài Gòn ngày hôm nay là mồ hôi, nước mắt của biết bao thế hệ cán bộ quản lý, giảng viên và sinh viên. Có những thời điểm, trường gặp rất nhiều khó khăn, gian khổ nhưng bằng sự chung sức, đồng lòng, trường đã vượt qua được những khó khăn, gian khổ đó và vững bước tiến tới tương lai để xứng đáng với niềm tin mà Đảng và nhân dân giao phó”.

Huy Cn

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)