Trên Internet hiện có quá nhiều thông tin phong phú liên quan đến cơ hội việc làm nhằm phục vụ những ứng viên thời hiện đại. Và không ít những thông tin quan trọng đó được tìm thấy trên các blog.
Giao diện blog Personal Branding |
Bên cạnh blog về việc làm khá quen thuộc là http://www.theworkbuzz.com của website CareerBuilder.com, bạn có thể tham khảo thêm 5 website khác nữa cũng với rất nhiều thông tin và lời khuyên bổ ích dành cho bạn.
1. Blog Personal Branding (http://personalbrandingblog.wordpress.com)
Đôi nét về blog: Đây là blog của Dan Schawbel, một tác giả có những bài viết rất bao quát về vấn đề quảng bá thương hiệu của bản thân mỗi người. “Việc tự quảng bá thương hiệu bản thân chính là cách chúng ta tiếp thị mình với những người khác như thế nào”, Schawbel lý giải.
Blog của Schawbel tập trung vào vấn đề cốt lõi là “quảng bá bản thân” và bao gồm những thông tin phong phú về cách kết giao, tạo quan hệ xã hội.
Tại sao bạn nên đọc blog này: Mặc dù với khá nhiều thông tin trên blog là dành cho thế hệ Y (thế hệ sinh những năm 1980 va 1990), nhưng đó cũng là những thông tinh bổ ích và thiết thực với các ứng viên thuộc mọi thế hệ. Sở hữu những kỹ năng nghề nghiệp tốt và một resume hoàn hảo chưa phải là tất cả, các ứng viên hiện đại cũng cần phải biết quảng bá sao cho tốt nhất những khả năng của mình nữa.
2. Blog Brazen Careerist của Penelope Trunk (http://blog.penelopetrunk.com)
Đôi nét về blog: Tác giả đồng thời cũng là nhà báo Penelope Trunk chia sẻ những lời khuyên nghề nghiệp, những quan sát cũng như kinh nghiệm cá nhân của cô với mọi người.
Tại sao bạn nên đọc blog này: Lời khuyên mà Trunk đưa ra không phải là những lời ngọt ngào, xuôi tai. Cô dành những lời tư vấn thực tiễn và thẳng thắn cho các độc giả của mình. Cô cũng đã xem xét và đọc lại những kinh nghiệm truyền thống về các lựa chọn nghề nghiệp. Thêm nữa, blog này còn điểm xuyết một số nội dung mang tính riêng tư, Trunk cũng thường xuyên nói về việc làm thế nào để cân bằng giữa gia đình và công việc.
3. Blog Careerealism (http://www.careerealism.com)
Đôi nét về blog: Đây là blog do một chiến lược gia và một chuyên gia tư vấn nghề nghiệp có tiếng là J. T. O’Donnell lập nên. Giống như lời cô nói trong phần phát biểu về nhiệm vụ của blog, đây là trang web dành cho “bất cứ ai nhận thấy trong môi trường làm việc hiện nay, những phương thức tìm việc kiểu cũ đã không còn áp dụng nữa”.
Tại sao bạn nên đọc blog này: Careerealism chọn cách tiếp cận toàn diện trong việc đưa ra lời khuyên cũng như hướng dẫn và các ý tưởng cho bạn đọc về việc tìm kiếm và giữ công việc của họ trong một thế giới công sở mới nhiều thách thức. Bên cạnh đó, cô cũng giúp độc giả tiếp cận với blog của những vị khách thường xuyên của blog và các entry video.
4. Blog Outside Voices (http://www.usnews.com/blogs/outside-voices-careers/index.html)
Đôi nét về blog: Đây là một phần phụ của chuyên trang kinh tế thuộc tờ US News và World Report. Đó là nỗ lực hợp tác cả các nhân viên trong tạp chí và khá nhiều chuyên gia nghề nghiệp khác trong việc xây dựng nội dung.
Tại sao bạn nên đọc blog này: Đây là nơi tập hợp khá nhiều quan điểm đa chiều của một số chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực nghề nghiệp, các bài viết được tập hợp lại và đăng tải trên cùng một blog. Các chủ đề được đề cập đến khá đa dạng, từ việc sửa chữa các resume thực tế, đến vấn đề tâm lý đằng sau những hành vi ứng xử nơi công sở của mỗi người.
5. Blog Punk Rock HR (http://punkrockhr.com)
Đôi nét về blog: Tại blog này, chuyên gia về nhân sự Laurie Ruettimann chia sẻ những suy nghĩ của cô về một thế giới hợp tác toàn cầu và vai trò của lĩnh vực nhân sự trong thế giới đó. Những kinh nghiệm Laurie Ruettimann chia sẻ đều rút ra từ thời gian cô đảm nhiệm công tác nhân sự ở rất nhiều công ty khác nhau.
Tại sao bạn nên đọc blog này: Để thành công trong khi săn việc, rõ rằng, một việc rất có ích là bạn cần tìm hiểu kỹ lưỡng công tác cụ thể của bộ phận nhân sự, một bộ phận thường là nơi bạn liên hệ đầu tiên khi tìm việc tại bất cứ công ty nào. Với blog khá dí dỏm và thoải mái của Ruettimann, bạn có thể có được cái nhìn sâu hơn vào phía bên trong của quá trình tuyển chọn nhân sự ở mỗi công ty.
Đỗ Dương (dantri)
Bình luận (0)