Lão hóa là điều mà chị em nào cũng không muốn "gặp", bởi đơn giản khi có dấu hiệu lão hóa tức là chị em đang già đi. Thế nhưng, trong cuộc sống hiện đại, đôi khi sự bận rộn lại chính là nguyên nhân khiến chị em không mấy chú ý đến bản thân mình. Hậu quả là khi có thời gian dành cho bản thân, chị em nhận ra mình đã già đi so với nhiều chị em cùng lứa tuổi.
Lão hóa là điều mà chị em nào cũng không muốn "gặp", bởi đơn giản khi có dấu hiệu lão hóa tức là chị em đang già đi. Thế nhưng, trong cuộc sống hiện đại, đôi khi sự bận rộn lại chính là nguyên nhân khiến chị em không mấy chú ý đến bản thân mình. Hậu quả là khi có thời gian dành cho bản thân, chị em nhận ra mình đã già đi so với nhiều chị em cùng lứa tuổi.
Vậy làm sao để nhận ra tuổi già đang đến gần chị em?
Chúng ta đều biết các dấu hiệu của lão hóa thường là vết chân chim, nếp nhăn, đốm đồi mồi… trên da. Nhưng đó chỉ là những biểu hiện bên ngoài. Điều quan trọng hơn là bạn cần nhận ra cơ thể mình đang lão hóa từ bên trong.
Ảnh minh họa
Nếu bạn cũng lo lắng về tuổi già cũng như sự lão hóa, bạn đừng bỏ qua những dấu hiệu sau đây nhé vì đó chính là những tín hiệu đầu tiên cảnh báo bạn cần quan tâm đến bản thân mình nhiều hơn để duy trì được sự trẻ trung lâu dài.
1. Khô miệng khi ngủ dậy
Buổi sáng, khi thức dậy, bạn thấy miệng mình rất khô. Đây có thể là một dấu hiệu của sự ngưng thở khi ngủ – một loại rối loạn giấc ngủ nghiêm trọng. Để biết mình có bị ngưng thở khi ngủ không, bạn hãy tự trả lời những câu hỏi sau:
– Bạn có ngáy không?
– Khi thức dậy bạn có thấy chệnh choạng hoặc đau đầu không?
– Bạn có cảm thấy luôn mệt mỏi hoặc mệt mỏi trong ngày không?
– Bạn có ngủ quên khi đang đọc sách, xem tivi, hoặc lái xe?
– Bạn có vấn đề về trí nhớ hay sự tập trung không?
Nếu hầu hết câu trả lời là "Có" thì tức là bạn có nguy cơ bị ngưng thở khi ngủ. Điều này cũng có nghĩa là một số cơ quan trong hệ hô hấp của bạn đã không còn thực hiện tốt chức năng của nó.
Dấu hiệu hơi thở bị gián đoạn trong khi ngủ có nhiều khả năng liên quan đến lão hoá và trí nhớ, đặc biệt ở bệnh nhân Alzheimer. Giấc ngủ tốt cho bộ nhớ. Khi chúng ta già đi, não không còn hoạt động nhanh nhạy, cơ thể không duy trì tốt theo đồng hồ sinh học, từ đó cũng dẫn đến rối loạn giấc ngủ, nhất là chứng ngưng thở khi ngủ.
2. Nhiều thay đổi trên da
Nếu da của bạn không có vẻ "sáng" mà thay vào đó là các vết sạm, đồi mồi, nhăn… thì có thể bạn đang gặp vấn đề ở thận. Đây cũng là một dấu hiệu của tuổi già. Thông thường, thận lọc chất thải và chất lỏng dư thừa từ máu của bạn, sau đó được bài tiết qua nước tiểu. Khi không còn trẻ, chức năng của thận giảm đi, thận không thể lọc thải tốt, các chất lỏng, chất điện giải, chất thải có thể tích lũy trong cơ thể của bạn và biểu hiện ra ngoài làn da.
Thận hoạt động không tốt cũng có thể gây thiếu máu, khi cơ thể bị thiếu máu, dấu hiệu bên ngoài dễ nhận thấy nhất là sạm da. Nếu bạn nhận thấy làn da của bạn màu nhạt hơn bình thường, hãy đi khám bác sĩ nhé.
3. Thường xuyên bị táo bón
Khi cơ thể bắt đầu bị lão hóa, những dấu hiệu sẽ xuất phát đầu tiên ở đường ruột. Lúc này, khả năng nhu động của ruột kém đi, việc chuyển hóa thức ăn thành các chất thải cũng không đạt hiệu quả cao. Kết quả là một phần thức ăn được chuyển hóa, phần còn lại sẽ trở thành chất thải tích tụ lại trong cơ thể.
Lượng chất thải tích tụ lâu trong đường ruột sẽ trở thành “dinh dưỡng” của đường ruột và bị hấp thụ lại, từ đó làm cho việc bài tiết trở nên khó khăn, khiến bạn thường xuyên bị táo bón. Ngoài ra, táo bón cũng là nguyên nhân dẫn đến các vết đồi mồi, thâm nám trên da. Để khắc phục tình trạng này, bạn nên bổ sung nhiều chất xơ trong chế độ ăn uống của mình.
4. Rò rỉ tiểu tiện
Một dấu hiệu rõ rệt của tuổi tác là mất kiểm soát trong tiểu tiện. Khi cơ thể bị lão hóa, sự suy giảm nồng độ estrogen làm suy yếu các cơ bắp xung quanh bàng quang làm cho việc kiểm soát tiểu tiện gặp khó khăn. Đặc biệt khi bạn cười hoặc khi có thay đổi bất ngờ trong cơ thể, việc kìm giữ tiểu tiện càng là điều không thể. Nếu bạn đã sinh con thì bạn càng có nguy cơ lão hóa sớm cao hơn vì đã có sự thay đổi cấu trúc ở các cơ quanh khung chậu, bàng quang trong quá trình bạn sinh con.
Một biện pháp khắc phục tình trạng này là tập bài tập Kegel hàng ngày để tăng cường sự săn chắc, đàn hồi của các cơ quanh bàng quang.
5. Trí nhớ suy giảm
Suy giảm trí nhớ là tiến triển tự nhiên trong quá trình lão hóa vừa do tình trạng lão hóa ở tế bào não, thoái hóa não teo não, vừa do tình trạng thiếu máu đến nuôi não tức là tình trạng giảm máu tới não.
Khi cơ thể bắt có dấu hiệu lão hóa, sẽ xảy ra sự thoái hóa ở vỏ não, vỏ não có thể bị teo ở những vùng khác nhau, với mức độ khác nhau. Hơn nữa, Mạch máu não cũng có nhiều thay đổi và xơ vữa động mạch gây ra những biểu hiện thiếu máu đến nuôi não cũng góp phần làm tiến triển nhanh hơn sự suy giảm trí nhớ.
Để ngăn ngừa sự suy giảm trí nhớ, bạn nên giữ cho mình thói quen vận động, thể dục hàng ngày, đặc biệt là những hoạt động cho não. Ngoài ra, ăn uống đủ chất dinh dưỡng cũng giúp não khỏe mạnh.
Theo Tri thức trẻ
Tin liên quan
Theo diễn giả văn hóa Lương Hoài Trọng Tính thì, nếu như đám cưới Nam bộ ngày trước có 6 lễ, gồm...
“Mỗi môn học đều có sự hấp dẫn riêng nhưng em thích nhất là đàn piano bởi những phím đàn tưởng chừng...
Hàng trăm nghệ nhân của các làng nghề truyền thống đặc sắc trên mọi miền đất nước quy tụ về với Ngày...
Trước tình hình các ca bệnh sốt xuất huyết có dấu hiệu gia tăng trong thời gian gần đây, ngành y tế...
Bình luận (0)