Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

5 đời giữ nghề tương ớt

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Du khách đến TP.Hi An đu biết đến căn nhà c mang tên Triu Phát – mt trong nhng nhà c lâu đi nht chn thương cng vàng son mt thu. Nhưng ít ai biết, trong căn nhà c y, có mt ngh truyn thng đã đưc gìn gi ti 5 đi: Ngh làm tương t!

Chí Lý Hng Linh – ch nhân đi th 5 ngh tương t Triu Phát đang gi ngh

1.Chủ nhân nối nghề đời thứ 5 nghề truyền thống ấy là chị Lý Hồng Linh – một trong những người con đời thứ 5 của nhà cổ Triều Phát (41 Nguyễn Thái Học, TP.Hội An, Quảng Nam). Trước khi quyết định dành hết tâm huyết cho nghề, chị Linh từng có công việc ổn định tại một ngân hàng trên địa bàn TP. Chị Linh bảo, đó là một quyết định đầy khó khăn: “Để đi đến quyết định này mình trăn trở nhiều lắm. Nhưng mẹ ngày càng già, bà vẫn nhất quyết không bỏ nghề nên muốn được cho mẹ nghỉ ngơi thì mình chọn cách nghỉ việc, nối nghề của mẹ. Dù sao thì nghề tương ớt của gia đình cũng đã đi qua 5 đời rồi, không ngẫu nhiên mà đời nối đời cha ông truyền lại, đó không chỉ là kế mưu sinh mà là tâm huyết của cả gia đình”, chị Linh trải lòng.

Không ai nhớ rõ tương ớt Triều Phát ra đời chính xác từ năm tháng nào. Chỉ biết, từ thời Hội An còn là một thương cảng sầm uất, khoảng hơn 150 năm trở về trước, cùng với việc mở tiệm bán thuốc bắc, chủ nhân ngôi nhà Triều Phát còn bán thêm món tương ớt ngon đặc biệt, thu hút không chỉ bà con nhân dân trong vùng mà các thương gia khi đến với thương cảng này đều ghé chân tìm mua. Cứ thế, nghề làm tương ớt cứ được nối truyền từ đời này sang đời khác. Số lượng làm ra không lớn, chỉ đủ để cung cấp cho nhu cầu tùy từng thời điểm nhưng tiếng tăm lại được người tiêu dùng truyền đi khắp nơi. Tương ớt ở một góc nhìn nào đó trở thành một đặc sản ẩm thực của phố Hội bây giờ.

2.Ngày nay, tương ớt Triều Phát hấp dẫn du khách thập phương bằng hương vị cay vừa, ngon và thơm đặc trưng. Bởi vậy không chỉ du khách trong nước mà cả khách nước ngoài khi đến Hội An đều tìm mua vài hộp làm quà. Chị Linh bảo, tương ớt là một thức chấm thông dụng dễ dùng, như ăn cùng phở, cơm, mì, dùng làm gia vị để tạo mùi vị đặc trưng cho món ăn… hay chấm trái cây chua đều rất ngon. Nguyên liệu để làm tương ớt chủ yếu là ớt tươi chín đỏ được chọn mua từ các vùng nông thôn của Quảng Nam. “Khâu chọn ớt là một bước quan trọng nhất, nếu ớt kém tươi, chín chưa vừa độ… đều cho ra mẻ tương ớt kém chất lượng. Vì vậy khâu chọn ớt phải cực kì tỉ mẩn, cẩn thận”, chị Linh nói. Ớt sau khi chọn mua đem về, qua khâu rửa để ráo, bắt đầu nhặt bẻ cuống, đem luộc rồi xay nhuyễn. Các công đoạn còn lại được chế biến trên bếp với các nguyên liệu phụ cũng lấy từ các cây quả nông sản theo công thức bí truyền để làm thành tương. Một mẻ tương làm ra chất lượng là khi nếm cảm nhận được hương thơm đặc trưng của ớt, vị cay nồng vừa đủ, không gắt, pha lẫn vị ngọt nơi đầu lưỡi và có màu đỏ sậm.

Tương chủ yếu được chị Linh làm theo đơn đặt hàng và thêm một ít để bày bán ở nhà cổ Triều Phát. Chị Linh bảo, mặc dù tương có thời hạn sử dụng kéo dài suốt 6 tháng và có thể để lâu hơn nếu bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh nhưng để giữ gìn thương hiệu, chị không bao giờ làm nhiều và để hàng tồn. Để làm được điều này, chị cũng liên kết với bà con trồng ớt để phân chia thời gian trồng hợp lý nhằm đảm bảo nguồn cung ớt tươi quanh năm. “Để đảm bảo chất lượng cũng như vị ngon của tương ớt, thì cần phải sử dụng ớt tươi 100%. Nên nếu thiếu ớt tươi thì mình cũng không dùng các loại ớt khô để làm tương cho dù có đơn đặt hàng”, chị Linh nói.

3.Chẳng phải cao lương mỹ vị, tương ớt là một món gia vị dân dã có mặt hầu hết trong các món ăn của người miền Trung, được sử dụng một cách linh hoạt. Mặc dù không phải là quốc hồn quốc túy, nhưng món ăn nếu thiếu đi một chút tương ớt thì bữa ăn trở nên nhàn nhạt, thiếu vị, nhất là vào những bữa ăn mùa mưa phùn gió bấc. Theo chị Linh, khách hàng tìm mua tương ớt Triều Phát có quanh năm. Nhiều người ở tận các miền quê xa xôi từ Bắc chí Nam đều đặt hàng qua đường chuyển phát bưu điện. Đông nhất là dịp trước và sau Tết. Đây là thời điểm khách hàng mua để dùng và mua gửi đi làm quà biếu sau những ngày xuân đoàn tụ sum vầy.

35 tuổi, từ bỏ một công việc cho thu nhập ổn định để giữ lấy nghề truyền thống, chị Linh nói rằng mình là thế hệ cháu con phải có trách nhiệm gìn giữ nghề truyền thống của cha ông. Nếu chưa thể phát triển thì ít nhất cũng giữ lấy cái nghề như một sự tri ân qua bao tháng năm, nối từ thế hệ này sang thế hệ khác lấy nghề tương ớt phụ kế mưu sinh trên mảnh đất thương cảng vàng son này. “Về tương lai lâu dài mình cũng sẽ nghĩ đến việc phát triển mạnh thương hiệu này và nâng cao sản lượng tương ớt. Nhưng cái cốt yếu nhất vẫn là đảm bảo chất lượng và uy tín của một thương hiệu tương ớt Triều Phát qua hàng trăm năm nay”, chị Linh bộc bạch.

Bài, nh: Phan Vĩnh Yên

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)