Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

5 giải pháp giáo dục học sinh chưa ngoan

Tạp Chí Giáo Dục

Giáo dc hc sinh (HS) chưa ngoan luôn là vn đ cp thiết đưc s quan tâm ca nhà trưng, ca hu hết thy cô và đc bit là giáo viên ch nhim (GVCN). bt k cp hc nào, loi hình trưng hc nào cũng xut hin đi tưng HS chưa ngoan; mi la tui, mi loi hình trưng hc các em li có nét riêng v yếu t tâm sinh lý, khác nhau v yếu t môi trưng giáo dc.


Theo tác gi, mun giáo dc hc sinh chưa ngoan, giáo viên cn to cho các em cm giác đưc tôn trng, gn gũi, cm thông (nh minh ha). Ảnh: Y.H

Cụ thể, HS chưa ngoan thường có những hành động khác lạ khiến cho lớp học luôn trong trạng thái bất ổn vì làm ảnh hưởng tới người khác. Đó là những em thường xuyên nói thô tục, có xu hướng giải quyết xung đột với bạn bè bằng vũ lực, thích nổi loạn, thường xuyên đứng ngoài cuộc các hoạt động học tập của lớp. Không chỉ xem thường bạn bè, thầy cô, những đối tượng này thường có hành vi chống đối vô lối với giáo viên. Có rất nhiều nguyên nhân làm cho HS trở thành chưa ngoan nhưng tựu trung lại là do yếu tố gia đình và môi trường sống xung quanh. Có HS gia đình luôn gặp nhiều xung đột, mâu thuẫn gây ra đổ vỡ, thiếu mái ấm hạnh phúc. Đời sống kinh tế khó khăn cũng tạo nên những áp lực trong xung đột gia đình. Về cá nhân, nhiều em học yếu kém vài bộ môn do mất căn bản về kiến thức. Sự lôi kéo của bạn bè vào những hoạt động không thiết thực tạo nên những cám dỗ vô hình để các em sa sút chuyện học tập. Cũng không thể loại trừ lý do một vài giáo viên có những hành động khiến cho HS mất lòng tin, không tìm được nơi chia sẻ…

Trong thực tế, các nguyên nhân thường đi chung với nhau, chứ không đơn thuần riêng lẻ từng lý do một. Vì thế GVCN phải tìm ra đâu là nguyên nhân chủ yếu. Từ việc xác định được nguyên nhân chủ yếu, các thầy cô tâm huyết với nghề, có tấm lòng yêu thương HS sẽ có phương pháp giáo dục thích hợp nhằm giúp các em khắc phục những khó khăn, thay đổi suy nghĩ chưa đúng để trở thành HS bình thường như bao bạn khác. Bên cạnh đó, GVCN phải thông báo kịp thời cho lãnh đạo nhà trường tất cả các trường hợp mà thầy cô cho rằng đấy là những HS chưa ngoan, để cùng nhau có biện pháp phối hợp. GVCN không nên tự tin cho rằng chỉ một mình là có đủ bản lĩnh cảm hóa, giáo dục HS chưa ngoan. Nếu như thầy cô rơi vào trạng thái bất lực thiếu phương pháp sư phạm thì hậu quả sẽ rất lớn. Nhiều GVCN đã thành công trong giải pháp giáo dục HS chưa ngoan bằng 5 quy tắc sau: 2H, 2Q, 2N, 2Đ, 2T.

Thứ nhất là quy tắc 2H: Hiểu rõ – hợp tác. Đó là tìm hiểu tình hình của lớp thông qua GVCN các năm trước, tìm hiểu một cách tế nhị HS chưa ngoan từ cán bộ lớp, từ những em thuộc “nhóm” HS chưa ngoan để từ đó có kế hoạch hợp lý. Trong hợp tác, khi đã tiếp xúc với phụ huynh của HS chưa ngoan, điều cần tránh là không nên gay gắt, dồn dập việc báo cáo và phê bình con em họ, vì hơn ai hết họ đã từng nghe nhiều lời ca thán và đã biết rõ con em mình. Vì vậy, cần phải giao tiếp ở một góc độ cởi mở và tế nhị nhưng chân tình, tạo cho phụ huynh một sự tin tưởng; một tình cảm gần gũi, thân mật; một thái độ tận tâm hợp tác để giáo dục con em họ trở thành người tốt.

Thứ hai, quan tâm – quan sát là quy tắc 2Q. Theo đó, GVCN quan tâm bằng cách trực tiếp hỏi thăm HS chưa ngoan về hoàn cảnh gia đình, về bạn bè thân thường hay chơi với nhau. Đồng thời thông qua gia đình, qua giáo viên bộ môn để hiểu thêm về năng lực học tập cũng như thái độ và sự tôn trọng, lễ phép của HS chưa ngoan, từ đó gián tiếp giúp đỡ, quan tâm, ân cần hơn đối với các em. Biết cách phối hợp với các đoàn thể trong nhà trường để gắn các em vào những hoạt động mà các em ưa thích, hoặc chia sẻ, giúp đỡ những khó khăn. Kêu gọi và yêu cầu HS trong lớp biết quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ bạn, không nên xem thường và cô lập bạn, hoặc phê phán một cách thái quá hay gay gắt dẫn đến mâu thuẫn chỉ vì thi đua của lớp quá thấp. Quan sát, theo dõi HS chưa ngoan hằng ngày về việc thực hiện nội quy trường lớp, về thái độ học tập bằng nhiều hình thức khác và GVCN không nên vội vàng kết luận một vi phạm nào đó khi chưa tích lũy đầy đủ các sự kiện nhằm tránh làm tổn thương các em.

Thứ ba, nghiêm khắc – ngọt dịu là quy tắc 2N. Người thầy cần xử lý những vi phạm của tất cả HS trong lớp với một thái độ nghiêm khắc, công bằng và tôn trọng, cho dù đó là cán bộ lớp hay HS chưa ngoan. Tuy nhiên, cần lưu ý, nếu nghiêm khắc quá mức sẽ dẫn đến phản sư phạm và có tác dụng ngược. GVCN phải là người tận tụy với công việc, có tình yêu thương, tấm lòng độ lượng và bao dung đối với HS. Quy tắc này sẽ xóa bỏ khoảng cách, làm cho HS chưa ngoan cảm thấy mình không bị ghét bỏ hay bị bỏ rơi. Tình cảm thầy trò dần được hình thành, tạo điều kiện thuận lợi cho những tâm sự, chia sẻ… Khi đó những lời động viên, định hướng của GVCN sẽ đạt hiệu quả cao.

Thứ tư, động viên – định hướng là quy tắc 2Đ. Trong việc giáo dục HS chưa ngoan thì sự động viên và khuyến khích có vai trò rất quan trọng. Vì vậy, GVCN phải là người trực tiếp quan tâm, động viên các em trên tinh thần “kiến tha lâu cũng đầy tổ”, “có công mài sắt, có ngày nên kim”. Cần huy động và vận hành cả guồng máy: Gia đình – giáo viên – đoàn thể – các tổ chức xã hội – bạn bè và cả cá nhân HS chưa ngoan để động viên, hỗ trợ, giúp đỡ các em có được tinh thần, động cơ, ý thức trong rèn luyện đạo đức và học tập. Theo đó, HS chưa ngoan thường là những em không định hướng được mình cần phải rèn luyện những gì để giúp ích cho bản thân, hoàn thành nhiệm vụ của mình là học tốt và rèn luyện tốt. Vì vậy, GVCN sẽ là người giúp các em biết quan tâm đến bản thân, gia đình… cũng như suy nghĩ đến việc chọn nghề để các em có hoài bão, ước mơ và trở thành người hữu ích.

Thứ năm, tâm huyết – trách nhiệm là quy tắc 2T. Chính tâm huyết và trách nhiệm sẽ giúp cho GVCN có được năng lực cảm hóa HS nói chung và HS chưa ngoan nói riêng. Đó là năng lực gây ảnh hưởng trực tiếp của mình đến với HS về mặt tình cảm và ý chí. Tâm huyết và trách nhiệm nằm trong nhân cách của người thầy. GVCN phải dùng nhân cách của mình để tác động vào HS, giáo dục các em nên người. Về tác động của nhân cách, GVCN cần nhận thức đúng đắn về vị trí, yêu cầu của bản thân mình với công việc. Người thầy không chỉ trang bị cho mình những kiến thức cần thiết cho việc giảng dạy, mà còn trang bị thêm những vốn sống sâu sắc về con người, về cuộc đời… Phải có lòng vị tha, độ lượng, thương yêu HS vô bờ bến và phải thể hiện trong hoạt động giáo dục bằng các phương pháp giáo dục. Bên cạnh đó, người thầy cần nhận thức rõ giáo dục con người là một quá trình không có điểm cuối cùng. Vì thế, GVCN không được chủ quan, nóng vội. Một câu nói vô tình, một trách phạt nôn nóng, một hành xử thiếu cân nhắc đôi khi gây tổn thương và có thể các em sẽ mang theo vết thương kia thành một ám ảnh không nguôi. Trước mọi sai lầm, vi phạm của HS, GVCN cần hết sức bình tĩnh, bao dung và độ lượng để xem xét, giải quyết, xử lý vấn đề. Chính ở những khoảnh khắc này, người GVCN cần thể hiện rõ bản lĩnh và năng lực sư phạm, trong đó có cả năng lực “chịu đựng” của mình. Chịu đựng những vi phạm cố tình, những thách thức nông nổi và chịu đựng cả những nỗi bực bội, tức giận đang phải dồn nén trong người. Cần tạo được ở HS trước hết là sự tôn trọng và sau đó là một sự gần gũi, cảm thông. Nhà giáo dục Xô Viết cũ nói rằng: “Nếu thầy cô giáo không đối xử với HS như những người cha tốt, người mẹ tốt, người anh tốt, người chị tốt thì nhất định không thể giáo dục được HS”.

Lê Th Tuyn
(Giáo viên Trưng THPT
Lê Thánh Tôn, Q.7, TP.HCM)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)