Kinh tế - Giáo dụcNghề nghiệp việc làm

5 hành vi khiến bạn bị đồng nghiệp ghét bỏ

Tạp Chí Giáo Dục

Có bao giờ bạn tự hỏi tại sao bản thân không thể trở nên xuất sắc, nổi bật giữa đám đông dù được giáo dục, học tập và rèn luyện đầy đủ?
Bên cạnh lí do khách quan, hành vi, thái độ cư xử trong công việc, học tập… ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống, khiến chúng ta trở nên thiếu chuyên nghiệp. Lifehack sẽ giúp bạn nhận ra 5 thói quen sai lầm để có những thay đổi, chuyển biến tích cực hơn.

Đừng trở thành "kẻ bị ghét bỏ" giữa hội đồng nghiệp /// Ảnh: Shutterstock
Đừng trở thành "kẻ bị ghét bỏ" giữa hội đồng nghiệp. Ảnh: Shutterstock

Ánh mắt thiếu tập trung
Trong buổi họp, nếu không đồng ý với quan điểm bất kỳ, chúng ta có xu hướng lơ là, nhìn loanh quanh đâu đó, thậm chí thực hiện thói quen đó thường xuyên đến mức chẳng nhận ra rằng nó đã dần trở thành bản năng tồn tại trong người.
Tuy nhiên, người quản lý hoàn toàn có thể quan sát thấy điều đó. Dù không nói ra trực tiếp, họ vẫn ghi chú lại trong biên bản, từ đó gây đôi chút ảnh hưởng đến con đường thăng tiến của chúng ta.
5 hành vi khiến bạn bị đồng nghiệp ghét bỏ - ảnh 2

Ánh nhìn thiếu tập trung khiến chúng ta "mất điểm" nặng trong mắt mọi người Ảnh: Shutterstock

Nếu có cảm giác quá thất vọng, không đồng tình về quyết định nào đó, hãy thảo luận trực tiếp, thẳn thắn cùng người có liên quan để nhanh chóng tìm giải pháp.
‘Tại nó là như vậy mà’
Những câu nói “nửa đùa nửa thật” như vậy chỉ có thể dùng trong các cuộc tán gẫu, trò chuyện phiếm cùng bạn bè chứ không nên phục vụ mục đích báo cáo, giải thích vấn đề.
Điều mà người quản lý cần biết từ nhân viên là công việc đã được giải quyết như thế nào, ở đâu… Khi cảm thấy quá rắc rối, khó khăn để giải thích, hãy chủ động tìm thời điểm thích hợp và thảo luận trực tiếp với cấp trên.
5 hành vi khiến bạn bị đồng nghiệp ghét bỏ - ảnh 3

Cần tập cách trình bày quan điểm thật rõ ràng, dứt khoát, tránh vòng vo Ảnh: Shutterstock

‘Tôi nghĩ’ quá nhiều
Chia sẻ ý kiến, quan điểm cá nhân với cấp trên rất quan trọng. Tuy nhiên, thường xuyên sử dụng cụm từ “theo tôi nghĩ” sẽ khiến mọi người đánh giá bạn quá bảo thủ và chưa sẵn sàng “nhập đội” để mở ra một cơ hội mới.
Tốt hơn hết, chỉ nên trình bày ý kiến cá nhân thật ngắn gọn, giản đơn.
Hội chứng ‘các bạn’
Đừng tự tách bản thân ra khỏi nhóm. Nếu có điều gì chưa hài lòng, còn cảm thấy bất cập, trước tiên, nên tự khẳng định vai trò, trách nhiệm cá nhân, sau đó mới cùng mọi người tìm hướng giải quyết phù hợp, thấu đáo.
Cần nhớ rằng, tinh thần đoàn kết luôn tạo nên sức mạnh dẫn lối tới thành công.
Nói tục
Đây là thói quen đã trở nên khá phổ biến. Tuy vậy, các chuyên gia cho rằng nói tục vẫn có thể được chấp nhận ở số ít môi trường làm việc chuyên nghiệp.
Bất kể môi trường làm việc như thế nào, nói tục trong văn phòng cũng là hành vi cư xử thiếu chuyên nghiệp, đặc biệt khi thuyết trình, phát biểu quan điểm, có thể gây ảnh hưởng đến thành công của chúng ta trong tương lai.

Ý Hoa – Hồng Trâm (TNO)

 

Bình luận (0)