Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

5 hậu quả do việc ăn kiêng khắc nghiệt gây ra

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Chế độ ăn kiêng khắc nghiệt có thể cho bạn kết quả nhanh chóng trước mắt là giảm cân nhưng nó lại thực sự có hại cho sức khỏe.

Đặc trưng của chế độ ăn kiêng khắc nghiệt (ví dụ như chỉ ăn trái cây, rau củ, uống nước, loại bỏ hoàn toàn chất béo, thực phẩm giàu protein, bơ sữa…) là thiếu hụt các chất dinh dưỡng cơ thể bạn cần. Vậy nên, chế độ ăn uống này thường có tác động tiêu cực hơn là tích cực. Dưới đây là một bất lợi do chế độ ăn uống thiếu dưỡng chất gây ra.
Ăn kiêng khắc nghiệt không phải là cách hay để giảm cân. Ảnh minh họa
1. Cellulite
Cellulite là một sự xuất hiện các vết lõm trên da, nhìn như những núm đồng tiền. Hiện tượng cellulite (hay còn gọi là da sần vỏ cam) có thể gặp ở vùng bụng, đùi, mông và hông. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể là do sự tăng hoặc giảm cân đột ngột và quá nhiều.
Cellulite hình thành do tích tụ độc tố và đứt gãy mô liên kết ở lớp thượng bì, gây ra hiện tượng phù nề và xơ cứng xung quanh tế bào mỡ. Khi tăng hoặc giảm cân đột ngột, các collagen và elastin ở các cơ bị tác động, phá hủy. Từ đó làm cản trở quá trình tuần hoàn trao đổi chất và gây nên hiện tượng tích nước, rối loạn các búi cơ và dẫn đến các vết lồi lõm trên da.
2. Có thể làm cho cơ thể tích mỡ
Trong khi thực hiện một chế độ ăn uống khắc nghiệt, trọng lượng của bạn có thể sẽ giảm đáng kể trong một thời gian ngắn. Nhưng kết quả là, cơ thể sẽ cố gắng để tích lũy năng lượng do thiếu vitamin và khoáng chất. Và cuối cùng, để có thể tích lũy năng lượng, cơ thể sẽ kích hoạt các hormone gây thèm ăn. Điều này có thể vô tình khiến bạn ăn nhiều một cách mất kiểm soát. Và kết quả là lượng mỡ trong cơ thể có thể tăng lên nhanh chóng.
3. Suy dinh dưỡng
Hậu quả rõ ràng nhất của việc ăn kiêng kham khổ, giảm cân triệt để nhưng không khoa học là dẫn đến suy dinh dưỡng. Bạn đừng nghĩ suy dinh dưỡng chỉ gặp ở đối tượng là trẻ nhỏ. Thực tế, ngay cả với những người đã trưởng thành nếu không được bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể cũng sẽ dẫn tới thiếu hụt dinh dưỡng và gây ra suy dinh dưỡng.
Suy dinh dưỡng là thuật ngữ để chỉ những người không đủ cân nặng hay không đủ sức khoẻ, không đủ cân tiêu chuẩn so với chiều cao. Nguyên nhân cơ bản của suy dinh dưỡng là sự thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết ban đầu cho cơ thể trong các thức ăn.
Một chế độ ăn uống không cân bằng sẽ làm cho cơ thể thiếu các chất dinh dưỡng, thậm chí còn có thể dẫn đến mệt mỏi, dễ ngất xỉu hoặc tử vong.
4. Liên tục bị đói
Nếu bạn đã không ăn trong một thời gian dài hoặc ăn quá ít, lượng calo cung cấp không đủ cho các hoạt động của cơ thể thì bạn sẽ bị đói. Sở dĩ bạn đói là vì các cơ quan trong cơ thể cần năng lượng cho hoạt động, vì vậy, chúng phát tín hiệu đến dạ dày và não để biết rằng bạn đang đói.
Tình trạng đói diễn ra liên tục cũng không tốt, vì não nó sẽ thúc ép não và phát tín hiệu thèm ăn đồ ngọt, mặn, thực phẩm chiên rán… Khi không thể cưỡng lại được sự thúc ép này, bạn sẽ ăn các thực phẩm đó nhiều hơn bình thường. Và đây chính là nguyên nhân gây ra tăng cân.
5. Rụng tóc
Nếu áp dụng một chế độ ăn nghèo nàn dinh dưỡng, chỉ ăn các thực phẩm "an toàn" cho cân nặng của bạn như rau xanh, trái cây, nước lọc… thì chắc chắn khả năng thiếu dưỡng chất là khó tránh khỏi. Nếu cơ thể bị thiếu protein và chất dinh dưỡng thiết yếu khác có thể là nguyên nhân gây ra rụng tóc. Cơ thể bạn cần thực phẩm lành mạnh cho sự tái sinh của các tế bào, trong đó có cả sự tái sinh của da và tóc.
Vì vậy, để tránh hậu quả rụng tóc do việc ăn uống gây ra, bạn đừng nên ăn kiêng một cách thái quá. Thay vào đó, hãy bổ sung đủ dinh dưỡng cho cơ thể với một lượng có giới hạn để đảm bảo lượng calo hấp thụ vào cơ thể không vượt quá lượng calo được tiêu thụ. Từ đó mới tránh được nguy cơ tăng cân và tích tụ mỡ thừa.
Theo Tri thức trẻ

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)