Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

5 loại thực phẩm đừng nên ăn chung với dứa nếu không muốn bị “Tào Tháo đuổi”

Tạp Chí Giáo Dục

Dứa là một loại quả được nhiều người ưa thích vì ngon mà giàu chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, để có thể thưởng thức một cách trọn vẹn nhất, chúng ta không nên ăn dứa cùng các thực phẩm sau, nếu không sẽ làm tổn hại đến sức khỏe.
Thực phẩm tối kỵ với dứa
Dứa là một loại trái cây nhiệt đới rất thơm, ngon, ngọt mà lại giàu chất dinh dưỡng. Loại quả này chứa nhiều vitamin C, có cả canxi, kali, folate… Ngoài ra còn có chất chống oxy hóa và các hợp chất hữu ích khác như các enzyme có thể chống viêm và bệnh.
Để có thể hấp thụ được một cách trọn vẹn sự bổ dưỡng mà dứa mang lại, chúng ta không nên ăn dứa với các loại thực phẩm dưới đây vì nó làm giảm công dụng của dứa, thậm chí còn làm tổn thương sức khỏe.
Dứa chứa nhiều vitamin C, canxi, kali, folate…
Dứa chứa nhiều vitamin C, canxi, kali, folate…
1. Xoài
Dứa và xoài là hai loại quả không thể ăn chung với nhau. Chúng sẽ làm ta bị tiêu chảy bởi vì hai loại trái cây này sẽ phản ứng với nhau, vì làm tăng gánh nặng cho dạ dày và vì cả hai đều chứa thành phần hóa học gây phản ứng dị ứng da.
Dứa có chứa protease đặc thù, rất dễ dẫn đến dị ứng, đau bụng, chứng viêm ở vùng bụng. Trong xoài có chứa chất gây kích ứng da và niêm mạc là urushiol, gây đau, ngứa, phồng rộp, bong tróc.

Ngoài ra, dứa có chứa glycoside, bromelain và các chất khác gây tác dụng phụ trên da và mạch máu. Ăn dứa trong một giờ có thể gây ngứa, nóng rát hoặc tê lưỡi.
2. Trứng
Một loại thực phẩm khác không ăn kèm với dứa là trứng. Protein trong trứng và axit trái cây trong dứa kết hợp với nhau sẽ làm protein đông đặc lại, gây triệu chứng khó chịu, khó tiêu.
3. Sữa
Theo TS. BS. Hoàng Minh Đức, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, một trong các nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm ở con người xuất phát từ nguồn độc tố mà bản thân thực phẩm tạo ra. Độc tố có thể không đến từ chỉ 1 loại thực phẩm mà là sự cộng gộp của 2 loại thức ăn, nguồn gốc chính thường 1 bên là các thực phẩm rau củ quả có nhiều axit, chẳng hạn như axit malic, axit caprylic, thậm chí là axit ascorbic (vitamin C)… bên còn lại là thịt, trứng và cá, chứa nhiều protein.
Ở đây, dứa là loại thực phẩm thuộc nhóm rau củ quả chứa nhiều axit, mà cụ thể là vitamin C hay axit ascorbic. Trong khi đó, sữa lại là loại thực phẩm chứa nhiều protein. Nếu ăn riêng lẻ 2 món này thì rất bổ dưỡng nhưng ăn chung, lượng axit ascorbic và protein lớn trong chúng sẽ gặp nhau và phản ứng trong cơ thể, gây kích ứng dạ dày và ruột, tạo ra các triệu chứng của ngộ độc thực phẩm nhẹ như đau bụng, tiêu chảy, trường hợp nặng có thể gây ngộ độc thực phẩm nặng. Vì vậy sữa và các sản phẩm từ sữa kể cả sữa chua, nhất định không nên ăn với dứa.
4. Củ cải
Củ cải
Kết hợp với củ cải sẽ phá hủy vitamin C trong dứa.
Hai loại thực phẩm này ăn cùng nhau sẽ phá hủy vitamin C trong dứa, giảm các chất dinh dưỡng khác. Ngoài ra, chúng còn thúc đẩy flavonoid trong dứa chuyển hóa thành axit dihydroxybenzoic và axit ferulic ức chế chức năng tuyến giáp, gây bướu cổ.
5. Hải sản
Ăn dứa sau khi ăn hải sản sẽ làm chuyển đổi các vitamin trong dứa thành các thành phần tương tự như asen, gây nôn mửa, tiêu chảy và các triệu chứng không mong muốn khác.
Những người không nên ăn dứa
Người bị bệnh dạ dày
PGS.TS.Nguyễn Thị Lâm – nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cảnh báo, người bị bệnh dạ dày không nên ăn nhiều dứa, chỉ nên ăn một miếng rất nhỏ bởi dứa có chứa nhiều axit hữu cơ và một số enzyme làm tăng viêm loét niêm mạc dạ dày, đường ruột, dễ gây nôn nao, khó chịu.
Người thừa cân béo phì
Dứa có hàm lượng đường cao, cung cấp nhiều năng lượng nếu ăn nhiều sẽ có nguy cơ bị thừa cân béo phì ó điều đối với những người thừa cân béo phì.
Người đái tháo đường
người bị đái tháo đường không nên ăn nhiều dứa vì hàm lượng đường cao. Nếu người đái tháo đường muốn ăn dứa phải hỏi ý kiến bác sĩ điều trị.
Người huyết áp cao
Người có tiền sử tăng huyết áp khi dùng nhiều dứa dễ gây hiện tượng nóng bừng mặt, đau đầu choáng váng… dễ có nguy cơ cơn tăng huyết áp.
Người có tiền sử tăng huyết áp khi dùng nhiều dứa
Người có tiền sử tăng huyết áp khi dùng nhiều dứa.
Phụ nữ mang thai
Ăn quá nhiều dứa có thể làm tăng kích thích co thắt tử cung, dẫn đến sảy thai. Đặc biệt đối với phụ nữ mang thai 3 tháng đầu.
Chuyên gia cũng lưu ý mọi người chỉ nên chọn mua dứa khi có ý định sử dụng ngay. Trong trường hợp chưa cần dùng đến, nên để dứa ở nơi mát, tránh ánh nắng và không để quá 2 đến 3 ngày.
Người bị hen phế quản, viêm mũi họng
Quả dứa có một loại glucoside có tính chất kích ứng niêm mạc mạnh nên khi ăn nhiều dứa thường thấy rát miệng lưỡi, cổ họng tê rát, ngứa ngáy. Nên những người có tiền sử viêm mũi họng, viêm thanh quản, hen phế quản không nên ăn nhiều để tránh nguy cơ bệnh tái phát và nặng hơn…
Ngoài ra, những người bệnh chảy máu hoặc có nguy cơ chảy máu (chảy máu cam, sốt xuất huyết, vết thương lớn, phụ nữ băng huyết…) cũng không nên ăn dứa.
NT (theo khoahoc.tv)

Bình luận (0)

Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

5 loại thực phẩm đừng nên ăn chung với dứa nếu không muốn bị “Tào Tháo đuổi”

Tạp Chí Giáo Dục

Dứa là một loại quả được nhiều người ưa thích vì ngon mà giàu chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, để có thể thưởng thức một cách trọn vẹn nhất, chúng ta không nên ăn dứa cùng các thực phẩm sau, nếu không sẽ làm tổn hại đến sức khỏe.
Thực phẩm tối kỵ với dứa
Dứa là một loại trái cây nhiệt đới rất thơm, ngon, ngọt mà lại giàu chất dinh dưỡng. Loại quả này chứa nhiều vitamin C, có cả canxi, kali, folate… Ngoài ra còn có chất chống oxy hóa và các hợp chất hữu ích khác như các enzyme có thể chống viêm và bệnh.
Để có thể hấp thụ được một cách trọn vẹn sự bổ dưỡng mà dứa mang lại, chúng ta không nên ăn dứa với các loại thực phẩm dưới đây vì nó làm giảm công dụng của dứa, thậm chí còn làm tổn thương sức khỏe.
Dứa chứa nhiều vitamin C, canxi, kali, folate…
Dứa chứa nhiều vitamin C, canxi, kali, folate…
1. Xoài
Dứa và xoài là hai loại quả không thể ăn chung với nhau. Chúng sẽ làm ta bị tiêu chảy bởi vì hai loại trái cây này sẽ phản ứng với nhau, vì làm tăng gánh nặng cho dạ dày và vì cả hai đều chứa thành phần hóa học gây phản ứng dị ứng da.
Dứa có chứa protease đặc thù, rất dễ dẫn đến dị ứng, đau bụng, chứng viêm ở vùng bụng. Trong xoài có chứa chất gây kích ứng da và niêm mạc là urushiol, gây đau, ngứa, phồng rộp, bong tróc.

Ngoài ra, dứa có chứa glycoside, bromelain và các chất khác gây tác dụng phụ trên da và mạch máu. Ăn dứa trong một giờ có thể gây ngứa, nóng rát hoặc tê lưỡi.
2. Trứng
Một loại thực phẩm khác không ăn kèm với dứa là trứng. Protein trong trứng và axit trái cây trong dứa kết hợp với nhau sẽ làm protein đông đặc lại, gây triệu chứng khó chịu, khó tiêu.
3. Sữa
Theo TS. BS. Hoàng Minh Đức, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, một trong các nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm ở con người xuất phát từ nguồn độc tố mà bản thân thực phẩm tạo ra. Độc tố có thể không đến từ chỉ 1 loại thực phẩm mà là sự cộng gộp của 2 loại thức ăn, nguồn gốc chính thường 1 bên là các thực phẩm rau củ quả có nhiều axit, chẳng hạn như axit malic, axit caprylic, thậm chí là axit ascorbic (vitamin C)… bên còn lại là thịt, trứng và cá, chứa nhiều protein.
Ở đây, dứa là loại thực phẩm thuộc nhóm rau củ quả chứa nhiều axit, mà cụ thể là vitamin C hay axit ascorbic. Trong khi đó, sữa lại là loại thực phẩm chứa nhiều protein. Nếu ăn riêng lẻ 2 món này thì rất bổ dưỡng nhưng ăn chung, lượng axit ascorbic và protein lớn trong chúng sẽ gặp nhau và phản ứng trong cơ thể, gây kích ứng dạ dày và ruột, tạo ra các triệu chứng của ngộ độc thực phẩm nhẹ như đau bụng, tiêu chảy, trường hợp nặng có thể gây ngộ độc thực phẩm nặng. Vì vậy sữa và các sản phẩm từ sữa kể cả sữa chua, nhất định không nên ăn với dứa.
4. Củ cải
Củ cải
Kết hợp với củ cải sẽ phá hủy vitamin C trong dứa.
Hai loại thực phẩm này ăn cùng nhau sẽ phá hủy vitamin C trong dứa, giảm các chất dinh dưỡng khác. Ngoài ra, chúng còn thúc đẩy flavonoid trong dứa chuyển hóa thành axit dihydroxybenzoic và axit ferulic ức chế chức năng tuyến giáp, gây bướu cổ.
5. Hải sản
Ăn dứa sau khi ăn hải sản sẽ làm chuyển đổi các vitamin trong dứa thành các thành phần tương tự như asen, gây nôn mửa, tiêu chảy và các triệu chứng không mong muốn khác.
Những người không nên ăn dứa
Người bị bệnh dạ dày
PGS.TS.Nguyễn Thị Lâm – nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cảnh báo, người bị bệnh dạ dày không nên ăn nhiều dứa, chỉ nên ăn một miếng rất nhỏ bởi dứa có chứa nhiều axit hữu cơ và một số enzyme làm tăng viêm loét niêm mạc dạ dày, đường ruột, dễ gây nôn nao, khó chịu.
Người thừa cân béo phì
Dứa có hàm lượng đường cao, cung cấp nhiều năng lượng nếu ăn nhiều sẽ có nguy cơ bị thừa cân béo phì ó điều đối với những người thừa cân béo phì.
Người đái tháo đường
người bị đái tháo đường không nên ăn nhiều dứa vì hàm lượng đường cao. Nếu người đái tháo đường muốn ăn dứa phải hỏi ý kiến bác sĩ điều trị.
Người huyết áp cao
Người có tiền sử tăng huyết áp khi dùng nhiều dứa dễ gây hiện tượng nóng bừng mặt, đau đầu choáng váng… dễ có nguy cơ cơn tăng huyết áp.
Người có tiền sử tăng huyết áp khi dùng nhiều dứa
Người có tiền sử tăng huyết áp khi dùng nhiều dứa.
Phụ nữ mang thai
Ăn quá nhiều dứa có thể làm tăng kích thích co thắt tử cung, dẫn đến sảy thai. Đặc biệt đối với phụ nữ mang thai 3 tháng đầu.
Chuyên gia cũng lưu ý mọi người chỉ nên chọn mua dứa khi có ý định sử dụng ngay. Trong trường hợp chưa cần dùng đến, nên để dứa ở nơi mát, tránh ánh nắng và không để quá 2 đến 3 ngày.
Người bị hen phế quản, viêm mũi họng
Quả dứa có một loại glucoside có tính chất kích ứng niêm mạc mạnh nên khi ăn nhiều dứa thường thấy rát miệng lưỡi, cổ họng tê rát, ngứa ngáy. Nên những người có tiền sử viêm mũi họng, viêm thanh quản, hen phế quản không nên ăn nhiều để tránh nguy cơ bệnh tái phát và nặng hơn…
Ngoài ra, những người bệnh chảy máu hoặc có nguy cơ chảy máu (chảy máu cam, sốt xuất huyết, vết thương lớn, phụ nữ băng huyết…) cũng không nên ăn dứa.
NT (theo khoahoc.tv)