Vào mùa hè nóng bức, uống một chai nước lạnh hoặc ăn một que kem có thể là cách giải nhiệt dễ chịu trong mắt nhiều người. Tuy nhiên, ăn hoặc uống những đồ lạnh này sai cách đôi khi lại gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bạn.
Một số người thích sự mát mẻ do đồ uống, đồ ăn lạnh mang lại, và một số người cho rằng tiêu thụ những đồ lạnh này sẽ kích thích đường tiêu hóa. Nếu bạn muốn ăn đồ lạnh vào mùa hè, làm thế nào bạn có thể giải nhiệt mà không làm tổn thương cơ thể?
Ăn đồ lạnh trong mùa hè phụ thuộc vào thể lực
Theo tờ Life Times, sở dĩ ăn đồ lạnh sẽ khiến người ta mát mẻ là vì nó sẽ kích thích cơ quan cảm nhận lạnh ở niêm mạc miệng và lưỡi, đồng thời truyền cảm giác vui vẻ lên đại não. Đồng thời, dưới sự kích thích của việc thay đổi nhiệt độ, đại não cũng sẽ điều chỉnh trung khu khát, so với nước ở nhiệt độ bình thường có thể tạo ra cảm giác mát lạnh, dập tắt cơn khát.
Nếu ăn nhiều đồ lạnh trong thời gian ngắn còn có thể gây co thắt đường tiêu hóa.
Mùa hè ăn món gì "mát lạnh" sẽ hại cơ thể? Theo quan điểm của y học cổ truyền phương Đông, tác động của thực phẩm lạnh đối với cơ thể thay đổi tùy theo thể trạng của từng cá nhân. Một mặt, đối với người thể chất nóng, ăn uống điều độ đồ lạnh mát có thể khống chế nhiệt trong cơ thể, để cơ thể đạt được sự cân bằng âm dương; đối với người âm hư hỏa vượng hoặc dương thịnh thì ăn uống điều độ đồ lạnh mát không phải là vấn đề lớn.
Nhưng đối với hầu hết mọi người, đặc biệt là những người dương hư và thể chất đờm ẩm, ăn quá nhiều đồ lạnh và mát sẽ làm hao tổn hoặc kiềm chế dương khí trong cơ thể, làm trầm trọng thêm mầm bệnh hàn ẩm, đồng thời làm tổn hại đến chức năng của tỳ vị và dạ dày.
Theo quan điểm của y học hiện đại, cơ thể có cơ chế điều hòa thân nhiệt ổn định và chính xác, có thể duy trì thân nhiệt ở mức 36°C đến 37°C ở điều kiện bình thường. Uống một lượng vừa phải đồ uống lạnh sẽ không ảnh hưởng lớn đến nhiệt độ cơ thể. Tuy nhiên, đồ lạnh chẳng hạn như kem có hàm lượng đường cao, ăn quá nhiều có thể dẫn đến nạp quá nhiều calo. Nếu ăn nhiều đồ lạnh trong thời gian ngắn còn có thể gây co thắt đường tiêu hóa dẫn đến đau bụng, tiêu chảy và các triệu chứng khác.
Lưu ý khi dùng đồ ăn, đồ uống mát lạnh để không hại sức khỏe
Mùa hè nắng nóng sẽ khiến bạn khó có thể khước từ những đồ ăn, đồ uống lạnh để giải nhiệt. Để tiêu thụ chúng một cách an toàn, hãy nhớ đến những lưu ý dưới đây.
1. Ăn/uống đồ lạnh một cách từ từ
Khi dùng đồ lạnh không nên ăn uống nhiều một lúc, hãy ăn chậm để giúp giảm kích thích đường tiêu hóa. Không ăn nhiều hơn hai cây kem một lúc và không uống quá nửa chai nước uống lạnh đóng chai mỗi lần.
Tốt nhất nên uống đồ uống lạnh dạng lỏng từng ngụm nhỏ và từ từ, khi ăn đồ ăn có đá đặc có thể cho vào miệng ngậm trước, khi nó đã gần đến nhiệt độ cơ thể thì từ từ nuốt xuống, để giảm bớt kích thích đến mạch máu não, cổ họng và đường hô hấp.
2. Dùng cùng các thực phẩm có tính ấm
Sau khi ăn lạnh, một số thực phẩm tính ấm có thể được kết hợp phù hợp trong chế độ ăn uống. Ví dụ như khi nấu ăn có thể dùng một ít gừng, sa nhân, vỏ quýt… để kiện tỳ ích khí, trừ ẩm, điều hòa dạ dày, trừ tà.
Trước bữa ăn hoặc ngay sau bữa ăn cũng không nên uống đồ lạnh.
3. Chọn đúng thời điểm
Bất kể thức ăn có đá hay đồ uống lạnh, không ăn trong khi tập thể dục gắng sức hoặc trong vòng một giờ sau khi tập thể dục.
Lúc này mạch máu trong cơ thể con người ở trạng thái giãn nở nhanh chóng, nếu tiêu thụ một lượng lớn thức ăn lạnh thì mạch máu sẽ nhanh chóng co rút và co thắt, xuất hiện các triệu chứng như đau họng, đau đầu dữ dội, đau bụng. Trong trường hợp nghiêm trọng, các tai biến tim mạch và mạch máu não có thể được gây ra.
Ngoài ra, trước bữa ăn hoặc ngay sau bữa ăn cũng không nên uống đồ lạnh, nói chung nên uống sau bữa ăn 30 phút hoặc sau khi ngủ trưa.
4. Tránh nóng lạnh xen kẽ
Mùa hè không được uống nóng lạnh luân phiên, một lạnh một nóng liền nhau sẽ rất kích thích răng miệng và đường tiêu hóa, khoảng cách giữa đồ uống lạnh và đồ uống nóng ít nhất nên cách nhau nửa tiếng.
5. Không ăn uống đồ lạnh không hợp vệ sinh
Không ăn đồ đông lạnh để lâu, nước ngọt, kem không có logo thương hiệu.
Nhiều loại vi khuẩn vẫn có thể tồn tại trong thời gian dài ở nhiệt độ thấp, một khi đồ ăn, thức uống được bảo quản trong tủ lạnh quá lâu, vi khuẩn sẽ sinh sôi nảy nở, trường hợp nghiêm trọng có thể khiến gan bị ngộ độc sau khi ăn.
NT (theo khoahoc.tv)
Bình luận (0)