Kinh tế - Giáo dụcNghề nghiệp việc làm

5 nguyên tắc quản lý sai lầm trong công việc

Tạp Chí Giáo Dục

Sẽ có lúc bạn mắc sai lầm trong công việc, có những lỗi nhỏ và có những sai lầm gây ra hậu quả nghiêm trọng. Bạn sẽ làm gì để đối mặt với sếp, đồng nghiệp – những người đang thất vọng về bạn cũng như vượt qua mặc cảm bản thân? 
Bạn sẽ làm gì để đối mặt với sếp, đồng nghiệp – những người đang thất vọng về bạn cũng như vượt qua mặc cảm bản thân?.
Trước tiên, hãy nhớ rằng sai lầm là điều nhiều khi không thể tránh khỏi cả trong công việc và cuộc sống cho dù bạn được đánh giá là một nhân viên xuất sắc, hoàn hảo đến đâu. Điều quan trọng là bạn biết cách kiểm soát tình hình để hạn chế sai lầm cũng như rút ra bài học để không mắc lỗi tương tự và tiếp tục tiến lên trong tương lai.
Trong mỗi tình huống, bạn sẽ biện pháp kiểm soát sai lầm thích hợp nhưng dưới đây là 5 nguyên tắc chung bạn nên thực hiện sau khi mắc sai lầm:
Tha thứ cho bản thân
Nếu không bắt đầu quá trình sửa sai của mình bằng việc này, bạn sẽ không có năng lượng, động lực để tiếp tục công việc và đối mặt với những người khác. Sự tha thứ sẽ là “liều thuốc” giúp bạn xóa bỏ mặc cảm về sai lầm của mình và làm vơi bớt những suy nghĩ tiêu cực.
Thừa nhận sai lầm
Bước tiếp theo, hãy thú nhận sai lầm, sơ suất, thất bại của bạn tới những người có liên quan. Lưu ý rằng, hãy nói chuyện với sếp/ đồng nghiệp/ khách hàng một cách thẳng thắn, trung thực thay vì “nói bóng nói gió” nhằm che giấu hoặc giảm bớt trách nhiệm của mình.
Thể hiện mong muốn sửa sai
Hãy chứng tỏ với những người bạn đã làm thất vọng rằng bạn muốn khắc phục sai lầm của mình. Hãy nói cho họ biệt bạn dự định làm gì để sửa chữa, làm giảm thiểu hậu quả hoặc lắng nghe lời khuyên, tư vấn của mọi người nhằm điều chỉnh tình hình. Trong cuộc nói chuyện, hãy khẳng định lại trách nhiệm của bạn để sếp, đồng nghiệp cảm thấy rằng họ có thể tiếp tục tin tưởng bạn.
Tin tưởng bản thân
Khi trấn tĩnh những người khác rằng bạn sẽ khiến mọi việc quay trở lại tốt đẹp, chính bạn cũng phải tin rằng mình sẽ làm được như vậy. Đây sẽ là cách bạn “nạp” động lực cho những hành động tiếp theo của mình.
Rút ra bài học
Sai lầm sẽ mang tới các bài học giá trị (dù cái giá phải trả có thể rất đắt) và khiến bạn trở nên mạnh mẽ hơn, hiệu quả hơn trong vai trò của mình. Bạn sẽ biết phải làm gì và không được làm gì nếu rơi vào tình huống tương tự trong tương lai.
Những gì bạn thể hiện sau sai lầm sẽ cho bạn biết nhiều hơn về khả năng của mình, thậm chí bạn có thể tích lũy kỹ năng giải quyết vấn đề, giao tiếp và sự nhanh nhậy. Dù rơi vào tính huống xấu, hãy cố gắng bình tĩnh, tình cách giải quyết khả thi nhất thay vì vội đổ lỗi cho bản thân yếu kém, mắc sai lầm và gây ảnh hưởng tới người khác. Thêm nữa, hãy nhớ rằng, tránh “đắm chìm” vào cảm giác tiêu cực và tha thứ cho bản thân ở hiện tại là cách bạn có thể tin tưởng vào chính mình trong tương lai.
Theo Dân trí/ Usnews

 

Bình luận (0)