Hướng nghiệp - Tuyển sinhTư vấn tuyển sinh

50% bạn trẻ tự quyết định chọn nghề

Tạp Chí Giáo Dục

Đó là khng đnh ca TS. Nguyn Hu Long (Phó Giám đc Hc vin Thanh thiếu niên Vit Nam, phân vin min Nam) vi hc sinh Trưng THPT Dương Văn Dương (TP.HCM) trong chương trình hưng nghip “Cùng bn chn ngh cho tương lai” ln 10 năm 2017 do Báo Giáo dc TP.HCM t chc vi s đng hành ca Trưng ĐH Công ngh TP.HCM (HUTECH) và Trưng ĐH Kinh tế Tài chính TP.HCM (UEF).

Em S Thành (hc lp 12A4 Trưng THPT Dương Văn Dương) đt câu hi cho Ban tư vn

Chuyên môn cao, k năng kém

Trước những băn khoăn của các em học sinh về việc chọn nghề thế nào để “sống” lâu dài với mình, TS. Nguyễn Hữu Long cho rằng thời nay nhờ thông tin mở nên mọi người dễ dàng tiếp cận nhiều thông tin về ngành nghề. Hơn nữa, xuất phát từ ý chí của bản thân nên việc chọn nghề theo phong trào đã giảm hẳn. “Chọn nghề là một chuyện, sống được với nghề hay không là chuyện khác, vì thế các em nên chọn nghề trước, sau đó đến chọn ngành, chọn khối thi và trường thi. Ngoài ra, năng lực của bản thân còn khẳng định trong quá trình học tập, rèn luyện”, TS. Long khuyên.

Lựa chọn nghề mà xã hội đang cần góp phần quyết định sự thành bại của nghề trong tương lai. Đó là khẳng định của bà Nguyễn Thị Ngọc Châu (đại diện Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM). Bà Châu cho biết, giai đoạn 2018-2025, bình quân TP.HCM cần 300.000 vị trí việc làm/năm, tập trung vào các ngành kỹ thuật, tài chính – ngân hàng, giáo dục, y dược, nông lâm, thủy hải sản… Tuy nhiên, bà Châu lưu ý: “Nguồn nhân lực của nước ta không thua kém các nước trong khu vực nhưng xét về kỹ năng, tác phong và tính kỷ luật thì chúng ta thua xa. Vì vậy, để hội nhập với thị trường lao động ASEAN, bản thân mỗi người phải ý thức tự học hỏi, trang bị được những kỹ năng cần thiết mới hy vọng có được một vị trí việc làm như mong muốn”.

Tại buổi tư vấn, em Sỹ Thành (học lớp 12A4) đã chia sẻ với Ban tư vấn về niềm đam mê nghệ thuật của mình nhưng điều kiện không cho phép. Tuy nhiên, em cho biết sẽ quyết tâm theo đuổi đam mê này bằng cách chọn một nghề nào đó theo kiểu “lấy ngắn nuôi dài”. Các thành viên trong Ban tư vấn hoàn toàn ủng hộ hướng đi của Sỹ Thành, nhưng TS. Long khuyên một khi đã chọn thì phải “sống” với nó, mãi nuôi dưỡng khát khao, đam mê.

Những tố chất nào để thuận lợi cho nghề điều dưỡng? Đây là câu hỏi của tập thể học sinh lớp 12A3. Ông Dương Thanh Văn (Phó Ban tuyển sinh Trường ĐH Công nghệ TP.HCM) giải đáp: “Để thành công với nghề điều dưỡng cần tấm lòng nhân ái, tính cẩn thận, tỉ mỉ và biết lắng nghe, an ủi mang lại cảm giác an tâm cho người khác. Tuy nhiên, hơn hết vẫn là sự yêu thích và mong muốn làm việc trong lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe. Tốt nghiệp ngành điều dưỡng có thể làm việc tại các trung tâm y tế, bệnh viện hoặc xuất khẩu lao động sang Đức, Nhật…”.

Hoang mang khi chn ngh

Một học sinh cho biết học lực của em chỉ ở mức trung bình, thời gian thi THPT quốc gia và làm hồ sơ xét tuyển ĐH-CĐ năm 2018 đã đến gần, hiện em hoang mang không biết chọn học ngành nghề gì? TS. Nguyễn Hữu Long cho rằng tình trạng “hoang mang” không chỉ có ở số ít mà là của số đông các bạn trẻ. Để giải tỏa “hoang mang” này, bản thân các em phải xác định mình đang ở vị trí nào, khả năng của gia đình đến đâu và đặc biệt tranh thủ sự ủng hộ của những người xung quanh. Sự ủng hộ đó xuất phát từ những gì họ thấy được năng lực, sở trường và đam mê của mình. 

Ước mơ trở thành một họa sĩ vẽ truyện tranh nhưng không biết học ở đâu và cơ hội việc làm thế nào? Đó là thắc mắc của một nhóm học sinh gửi đến ông Nguyễn Quốc Cường (Phó Ban đào tạo Hội Giáo dục nghề nghiệp TP.HCM). Ông Cường cho biết hiện tại có rất nhiều trung tâm, trường ĐH… dạy kỹ năng cơ bản liên quan đến lĩnh vực các em đề cập như chụp ảnh, vẽ phác thảo nhân vật… Từ năng khiếu vốn có, việc tiếp cận các kiến thức không quá khó khăn và để chứng minh năng lực nổi trội của bản thân thì phải cần đến sự khổ luyện. “Hiện nay các công ty chuyên về làm phim hoạt hình, đơn vị xuất bản truyện tranh, truyện thiếu nhi rất cần đội ngũ họa sĩ và có thể làm việc bán thời gian, làm việc theo hợp đồng với thu nhập cao…”, ông Cường chia sẻ.

T.Tri

Bình luận (0)