Tạp Chí Giáo Dục TP.Hồ Chí Minh
Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

50 năm ngành giáo dục TP.HCM: Chuyển mình mạnh mẽ với giáo dục thông minh, hội nhập quốc tế

Tạp Chí Giáo Dục

50 năm sau ngày đt nưc gii phóng, giáo dc TP.HCM đã có nhng bưc chuyn mình mnh m. Đi t gian khó, đến nay giáo dc thành ph đã tr thành đim sáng ca giáo dc cc không ch v cht lưng giáo dc mà còn v s tiên phong trong đi mi, thc hin chuyn đi s, giáo dc thông minh, hi nhp quc tế.

Lớp học thông minh hiện diện ở nhiều trường học 

Ti vi kết nối mạng internet, bảng thông minh, phòng học thông minh, cô trò cùng tương tác trên hệ thống học tập trực tuyến… là những hoạt động giáo dục hiện nay đang diễn ra hết sức bình thường và dễ dàng bắt gặp ở bất kỳ trường học nào tại TP.HCM, từ trường vùng ven, ngoại thành cho đến những trường ở trung tâm thành phố. Mỗi giờ học đều trở nên nhẹ nhàng, không áp lực, không “cháy giáo án” khi cả thầy và trò đều đã có những bước tương tác, chuẩn bị cùng nhau từ trước thông qua hệ thống học tập trực tuyến. Bởi lẽ, học sinh khi được tìm hiểu, được tương tác, giao nhiệm vụ đối với bài học mới trước ở nhà, trên lớp giáo viên chỉ phải hệ thống, làm rõ lại những phần kiến thức học sinh còn chưa nắm rõ. Trong thời lượng 1 tiết học, thầy trò có thêm nhiều thời gian hơn để tương tác, trao đổi, mở rộng thêm kiến thức bài học gắn với thực tế, học sinh học thêm được nhiều kỹ năng bên cạnh kiến thức bài học.

Sự chuyển mình mạnh mẽ này của mỗi nhà trường là nỗ lực đổi mới giáo dục theo Chương trình GDPT 2018 gắn với giáo dục số, giáo dục thông minh và hội nhập quốc tế, trang bị kỹ năng tự học cho học sinh của ngành giáo dục TP.HCM trong nhiều năm nay. Trong Chiến lược phát triển giáo dục TP.HCM đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, TP.HCM đặt mục tiêu xây dựng nền giáo dục, đào tạo TP.HCM tiên tiến, hiện đại, hội nhập, trung tâm giáo dục – đào tạo chất lượng cao của cả nước và khu vực châu Á; bảo đảm sự hài hòa giữa phát triển giáo dục và chất lượng giáo dục. Xây dựng xã hội học tập, khuyến khích, tạo điều kiện công bằng và thuận lợi để mọi người dân thành phố được học tập suốt đời; đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – văn hóa – xã hội và hội nhập quốc tế của thành phố. Ngành GD-ĐT thành phố đạt trình độ tiên tiến của khu vực châu Á vào năm 2030 và đạt trình độ tiên tiến của thế giới vào năm 2045.

Nhìn lại sau 50 năm đất nước hoàn toàn giải phóng, có thể thấy ngành giáo dục TP.HCM đã đạt được nhiều thành tích nổi bật. Hoạt động giáo dục phục vụ yêu cầu phát triển của địa phương như tin học, ngoại ngữ được triển khai và đạt hiệu quả tốt. Chất lượng giảng dạy của các trường có sự tiến bộ rõ rệt, học sinh năng động, sáng tạo, đáp ứng yêu cầu học chuyên sâu; có kiến thức, kỹ năng đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực cho thành phố, cả nước và hội nhập thế giới.

Học sinh TP.HCM điểm danh bằng khuôn mặt

Ngành giáo dục và đào tạo thành phố thực hiện có hiệu quả Đề án phổ cập và nâng cao năng lực sử dụng tiếng Anh cho học sinh phổ thông và chuyên nghiệp TP.HCM. Các chương trình, đề án đột phá của ngành huy động được nguồn lực xã hội và đạt hiệu quả cao như: chương trình kích cầu đầu tư cơ sở vật chất xây dựng trường học; chương trình “Dạy và học toán, khoa học và tiếng Anh tích hợp chương trình Anh và Việt Nam”; thực hiện chương trình chất lượng cao “Trường tiên tiến, hội nhập quốc tế” tại TP.HCM; chương trình tiếng Anh tăng cường, dạy học tiếng Anh với giáo viên người nước ngoài; các hoạt động câu lạc bộ; các cuộc thi khoa học kỹ thuật, học thuật đánh giá theo chuẩn quốc tế được chú trọng.

Thành phố luôn giữ vững kết quả phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, thực hiện hiệu quả phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục trung học theo định hướng của thành phố. Đặc biệt, trẻ em mẫu giáo 5 tuổi đến trường đạt tỷ lệ trên 99%; trẻ em mẫu giáo 5 tuổi học 2 buổi/ngày đạt tỷ lệ 100%; trẻ em mẫu giáo 5 tuổi hoàn thành chương trình giáo dục mầm non đạt tỷ lệ trên 98%. Nhiều chính sách đặc thù hỗ trợ giáo dục mầm non được triển khai thực hiện như: Đề án hỗ trợ giáo dục mầm non, trong đó có chế độ hỗ trợ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên do tính chất công việc; chế độ hỗ trợ đối với giáo viên mầm non mới ra trường được tuyển dụng mới và chính sách thu hút giáo viên mầm non.

Công tác giáo dục toàn diện cho học sinh được quan tâm, các hoạt động giáo dục tư tưởng, đạo đức, lý tưởng sống, phẩm chất công dân… thực hiện bằng nhiều hình thức sinh động, hấp dẫn, hiệu quả, các hoạt động văn – thể – mỹ được tổ chức đa dạng, phong phú với các loại hình câu lạc bộ – đội nhóm, các cuộc thi, hội thao, hội diễn… tạo không khí sôi nổi, vận động đông đảo học sinh tham gia.

Chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục không ngừng được nâng cao, đảm bảo trình độ đạt chuẩn, tỷ lệ trên chuẩn các bậc học khá cao. Thành phố luôn dành sự ưu tiên đầu tư cho giáo dục, hoàn chỉnh mạng lưới trường lớp, tăng cường trang thiết bị hỗ trợ dạy – học tiên tiến, hiện đại, đảm bảo chỗ học cho người học, từng bước giảm sĩ số và tăng tỷ lệ học sinh được học 2 buổi/ngày và nhiều mô hình hoạt động hiệu quả.

Thành phố đã chỉ đạo các đơn vị tiếp tục đổi mới phương pháp dạy và học, đồng bộ đổi mới quản lý và tổ chức dạy học trong nhà trường, chất lượng giáo dục được nâng cao. Đến nay, toàn thành phố có 269 trường đạt chuẩn quốc gia. Chú trọng triển khai thực hiện Đề án xây dựng xã hội học tập, thành phố hiện có 319 trung tâm học tập cộng đồng, người biết chữ độ tuổi từ 15-35 tuổi và từ 15-60 tuổi đạt tỷ lệ trên 99%; Thành phố cũng tập trung đẩy mạnh thực hiện Đề án hỗ trợ giáo dục mầm non.

Cơ sở dữ liệu dùng chung ngành giáo dục và đào tạo thành phố đã kết nối, liên thông dữ liệu với cơ sở dữ liệu dùng chung của thành phố và Bộ GD-ĐT, đảm bảo đúng các yêu cầu kỹ thuật và chuẩn kết nối. Hệ thống thông tin địa lý giáo dục (EDU GIS) được hoàn thiện và ứng dụng trong hoạt động tuyển sinh; kho học liệu số trực tuyến được quan tâm xây dựng.

Đ Yến Hoa

Giáo dục TP.HCM 50 năm chuyển mình: Nỗ lực để mọi trẻ em thành phố đều được đến trường

Bình luận (0)