Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

50 trường học số khởi đầu cho chiến lược chuyển đổi số giáo dục

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Trong kế hoch chuyn đi s đến năm 2025, đnh hưng đến năm 2030, TP.HCM đt ra 10 mc tiêu. Đáng chú ý trong đó là xây dng 50 trưng hc s.


TP.HCM đt 10 mc tiêu v chuyn đi s đến năm 2025, tm nhìn 2030

Trong 2 năm s xây dng 50 trưng hc s

TP.HCM phấn đấu đến năm 2025 có 50 trường học số chào mừng 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Theo ThS. Phạm Thi Vương – Phó Viện trưởng Viện Khoa học dữ liệu, Trí tuệ nhân tạo, Trường ĐH Sài Gòn – trong thời đại AI, nhiệm vụ của giáo viên sẽ mệt hơn khi phải giúp học sinh định hướng lại kết quả các em tìm kiếm trên AI. Tuy nhiên, AI cũng sẽ hỗ trợ giáo viên xây dựng kế hoạch bài giảng, bài học, giảm bớt áp lực cho thầy cô nếu thầy cô biết ứng dụng.

Ông Trần Bung (giảng viên toàn cầu của Google For Education) nhận định chuyển đổi số cần bắt đầu từ việc chuyển đổi cách thực hiện công việc hàng ngày. Trường học số Google là sự đảm bảo an toàn cho giáo viên, học sinh trên môi trường học tập số. Bao gồm trong đó là việc quản lý tập trung, kiểm soát thông tin an toàn cho học sinh trên môi trường số; phụ huynh có thể kiểm soát, giám sát quá trình học của học sinh…

Khi xây dựng trường học số, ngay từ bậc tiểu học, học sinh đã cần trang bị cho học sinh kỹ năng số. Đây được xem là kỹ năng sống còn. Ở mỗi bậc học thì kỹ năng số sẽ cần được trang bị ở những mức độ khác nhau.

Cụ thể, bậc tiểu học thì giúp học sinh phát triển kỹ năng cộng tác số trên môi trường trực tuyến, để học sinh không chỉ phân công nhau làm mà trong quá trình làm còn biết được bạn bè đang làm gì, trao đổi với nhau trên môi trường này. Năng lực cộng tác số được xem là năng lực quan trọng nhất. Đối với bậc THCS, THPT thì cần trang bị cho học sinh kỹ năng sáng tạo, giao tiếp bằng công cụ số…

Ông Trần Bung cho hay, một trường học số cần được xây dựng theo lộ trình 3 năm: Trong đó, năm đầu tiên thí điểm một khối lớp, thành lập nhóm giáo viên cốt lõi, truyền thông với phụ huynh, thay đổi thói quen chuyển đổi số; Năm thứ 2 mở rộng 2 khối, đào tạo giáo viên; Năm thứ 3 mở rộng ra toàn trường, thực hiện chính sách học sinh tự mang thiết bị đến trường học.

“Trường học số là trường học với những ứng dụng, chương trình học được thiết kế sẵn, kết hợp tạo thành hệ sinh thái, để việc học trên môi trường số an toàn, hiệu quả với học sinh. Hành trình xây dựng trường học số luôn bắt đầu từ con người, nâng cao năng lực số cho giáo viên, học sinh. Mỗi trường học cần có giải pháp phù hợp, khác nhau để phù hợp với con người, đối tượng phụ huynh, học sinh” – ông Trần Bung nhấn mạnh.

Ông Nguyễn Thái Vĩnh Nguyên – Trưởng phòng GD-ĐT TP.Thủ Đức cho biết đã đăng ký xây dựng 3 trường học số, bao gồm THCS Hoa Lư, THCS Trần Quốc Toản 1, TH Linh Chiểu. Tuy nhiên, các trường học nằm ngoài dự án cũng sẽ cùng chuyển động, thực hiện trường học số, để học sinh, giáo viên cùng được tiếp cận các hoạt động của phương pháp đổi mới, chuyển đổi số.

“Giáo dục hiện nay ảnh hưởng nhiều bởi trí tuệ nhân tạo. Việc xây dựng trường học số giúp giáo viên chia sẻ, ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin trong dạy và học. TP.Thủ Đức sẽ tổ chức nhiều buổi hội thảo, chia sẻ để giáo viên có thêm kỹ năng ứng dụng công nghệ triển khai trong lớp học” – ông Nguyên nói.

Đt ra 10 mc tiêu chuyn đi s đến năm 2030

Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM Nguyễn Văn Hiếu thông tin, TP.HCM đặt ra 10 mục tiêu chuyển đổi số toàn ngành đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Cụ thể:

Đảm bảo hạ tầng kỹ thuật và trang thiết bị CNTT trường học bao gồm: máy tính, đường truyền, và trang thiết bị phù hợp để thực hiện các mô hình dạy học mới. Tập trung nghiên cứu, thí điểm các giải pháp máy tính cá nhân trên đám mây để giảm áp lực đầu tư thiết bị, nâng cao tính riêng tư, linh động so với mô hình máy vật lý như hiện nay.

Nâng cao vai trò của hệ thống thông tin quản lý thông qua đẩy mạnh hoạt động xác thực dữ liệu giữa các cơ quan Nhà nước, liên thông dữ liệu giữa các hệ thống từ đó nâng cao chất lượng dữ liệu đáp ứng các yêu cầu quản lý, điều hành.

Thúc đẩy các mô hình dạy học kết hợp như lớp học thông minh, bài giảng tương tác nhằm mở rộng hoạt động học tập của học sinh ra ngoài phạm vi lớp học; nâng cao hiệu quả dạy học trên lớp, phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu của học sinh. Việc thúc đẩy dạy học kết hợp cũng là phương án để tiến tới dạy học cá nhân hóa, hỗ trợ phát triển năng lực của người học theo tinh thần của Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Về nội dung này, TP.HCM đã đề xuất một tỷ trọng tương đối cao hơn so với chỉ tiêu của Bộ Giáo dục về quy mô của giáo dục trực tuyến cho cả cấp tiểu học và trung học (tiểu học 5% tối thiểu theo quy mô của bộ thành 25% cho khối tiểu học, 10% tối thiểu theo quy mô của bộ thành 35% cho khối trung học).

Tạo lập kho học liệu số dùng chung cho toàn ngành giúp giáo viên xây dựng và triển khai các bài giảng trên môi trường LMS nhanh chóng và hiệu quả hơn. Từng đơn vị học liệu được xây dựng dựa trên nội dung kiến thức của Chương trình giáo dục phổ thông 2018, được định danh thống nhất và chia sẻ đến các hệ thống LMS. Dữ liệu hành vi tương tác của học sinh trên học liệu sẽ được lưu trữ phục vụ cho việc phân tích, cá nhân hóa việc học, tạo nền tảng dữ liệu lớn mở đường cho việc triển khai các giải pháp AI trong hoạt động giáo dục.

Phát triển nền tảng số phục vụ hoạt động dạy học và các khóa học trực tuyến đại chúng mở (MOOCs) để tạo điều kiện cho học tập linh hoạt và tiếp cận rộng rãi hướng đến xây dựng xã hội học tập và phục vụ cho mục tiêu học tập suốt đời cho người dân thành phố.

Đẩy mạnh bồi dưỡng đào tạo giúp nâng cao nhận thức và kỹ năng số của đội ngũ nhân sự giúp giáo viên, cán bộ quản lý hiểu và sử dụng công nghệ một cách hiệu quả. Tập trung vào các nội dung căn bản như kỹ năng quản trị số, tổ chức lớp học trực tuyến, xây dựng bài giảng tương tác và các nội dung nâng cao như kiến thức về hệ thống dữ liệu, AI.

Triển khai các chứng chỉ tin học chuẩn quốc tế  nhằm nâng cao năng lực, kiến thức, kỹ năng ứng dụng tin học cho học sinh phổ thông.

Tích hợp hợp tác với cộng đồng doanh nghiệp Edtech để cung cấp đến các đơn vị và cá nhân nhiều giải pháp công nghệ tiên tiến; thu hút nguồn vốn đầu tư vào thị trường công nghệ giáo dục.

Xây dựng cơ chế và chính sách hỗ trợ để đảm bảo và thúc đẩy sự phát triển của công nghệ trong giáo dục bao gồm những chính sách tài chính, việc áp dụng các quy định liên quan đến bảo mật thông tin và quản lý dữ liệu, cũng như thẩm định các tiêu chuẩn và quy trình tham gia của các doanh nghiệp vào hệ thống giáo dục.

Giám sát và đánh giá định kỳ xây dựng và triển khai các kế hoạch kiểm tra đánh giá định kỳ để đảm bảo các nỗ lực chuyển đổi số của các cấp chính quyền, cơ sở đạt hiệu quả và theo đúng định hướng chung.

“Trong quá trình triển khai, sự thay đổi về công nghệ và khả năng thích nghi của ngành sẽ có thể tác động ít nhiều đến tiến độ thực hiện những mục tiêu đặt ra, nhưng những định hướng chiến lược trong chuyển đổi số toàn ngành, lấy dữ liệu làm cơ sở, lấy giáo viên và người học làm trung tâm là vô cùng vững chắc”, ông Nguyễn Văn Hiếu chia sẻ.

Khương Yến

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)