Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

6 bệnh do “nhịn” các hoạt động hàng ngày mà ra

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Khi không gian lưu trữ của bàng quang lên đến một giới hạn nhất định mà không được giải quyết thì sẽ bị vỡ bàng quang, gây hậu quả nghiêm trọng.

Dưới đây là những nguy hại do “nhịn” các hoạt động hàng ngày.
"Nhịn" đại tiện: Ung thư ruột kết
Nhịn đi ngoài (đại tiện) là thói quen sống không tốt. Phân không được kịp thời đào thải ra ngoài, nước sẽ bị đường ruột hấp thụ ngược trở lại, khiến phân rắn lại khó thải ra ngoài. Độc tố trong phân bị tích tụ trong cơ thể quá lâu, những chất có hại bị đường ruột hấp thụ, có thể dẫn tới các triệu chứng bệnh như tinh thần uể oải, chóng mặt, mệt mỏi, mất cảm giác ngon miệng. Thậm chí, trường hợp nghiêm trọng hơn còn dẫn tới ung thư đường ruột.
Ảnh minh họa
"Nhịn" tiểu: Coi chừng nhiễm độc niệu quản
Khi không gian lưu trữ của bàng quang lên đến một giới hạn nhất định mà không được giải quyết thì sẽ bị vỡ bàng quang, gây hậu quả nghiêm trọng.
Nếu nước tiểu bị lưu trữ quá nhiều, bàng quang bị quá tải, nước tiểu sẽ chảy ngược trở lại niệu quản, lâu dần có thể dẫn tới nhiễm độc niệu quản, cơ vòng của bàng quang cũng sẽ vì thế mà trở nên lỏng lẻo. Do đó, mọi người nếu buồn tiểu, nhất định phải kịp thời thải ra ngoài.
"Nhịn" thở: Để lâu dễ bị nghẹt thở
Nếu "nhịn" thở quá lâu có thể gây ra các triệu chứng chóng mặt, tức ngực, cho nên người già, những người có vấn đề về hô hấp tốt nhất nên hạn chế kiểu tập luyện này.
Theo tuổi tác, thể chất của người già càng ngày càng yếu, khả năng chịu đựng của cơ thể cũng bị giảm sút, việc "nhịn" thở có thể ảnh hưởng tới sự cân bằng hô hấp, khiến lượng oxy hít vào không thể đi vào máu một cách bình thường, khiến việc cung cấp oxy trong cơ thể mất cân bằng, dẫn tới nguy hiểm. Điều này cũng xảy ra tương tự đối với những người có sức khỏe yếu, hệ hô hấp không khỏe mạnh.
"Nhịn" xì hơi: Coi chừng viêm đường ruột
Nếu "nhịn" đánh rắm, những chất có hại không thải được ra ngoài, cũng sẽ bị niêm mạc ruột hấp thụ ngược trở lại, xuất hiện các triệu chứng tức ngực, đầy bụng… Thường xuyên "nhịn" đánh rắm có thể khiến cơ thể bị ngộ độc mãn tính, dẫn tới các triệu chứng như tinh thần sa sút, khó tiêu hóa, viêm đường ruột, đau đầu chóng mắt và da dẻ tái xám…
Không cho con bú: Coi chừng ung thư vú
Bản thân sữa – nguồn dinh dưỡng của đứa trẻ không hề có độc tính gì, nhưng do đầu vú của phụ nữ tương thông với không khí bên ngoài, nếu sữa quá nhiều mà không kịp thời thải ra ngoài, các khí đột hại hoặc các chất xấu như vi khuẩn có thể sẽ xâm nhập vào vú, gây nhiễm trùng do vi khuẩn, nghiêm trọng thậm chí còn dẫn tới viêm tuyến vú cấp tính.
"Nhịn yêu”: Coi chừng mất khả năng tình dục
Nếu do những nguyên nhân như công việc bận rộn mà không quan hệ tình dục, có thể sẽ làm trầm trọng triệu chứng rối loạn nội tiết, khiến chức năng sinh dục suy giảm.
Nếu tinh dịch bị tích tụ trong túi tinh suốt thời gian dài mà không được thải ra ngoài một cách bình thường, tinh hoàn sẽ chịu “áp lực cao” quá lâu, có thể khiến khả năng sinh tinh mất đi, đồng thời một loạt các triệu chứng trên cơ thể như teo tinh hoàn, mất khả năng sinh dục, đau lưng, mỏi chân, mệt mỏi, mất ngủ, trầm cảm, suy giảm trí nhớ, tình trạng lão hóa da cũng lần lượt xảy ra.
Theo Tri thức trẻ

 

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)