Nghiên cứu cho thấy bàn tay đóng một vai trò quan trọng trong việc truyền vi trùng. Ngay cả sau khi rửa đã sạch, bàn tay và các ngón tay vẫn là nguồn lây bệnh cho con người. Dưới đây là 6 phần cơ thể người không nên dùng tay chạm vào, theo Prevention ngày 8.6.
Ống tai
Không được đưa bất cứ thứ gì vào trong ống tai có thể làm rách làn da mỏng ở đường ống tai, theo ông John K Niparko – giáo sư và chủ tịch của khoa tai mũi họng-head & phẫu thuật cổ tại Trường Y USC Keck (Mỹ). Nếu cảm giác ngứa dai dẳng trong tai, nên đi khám tai mũi họng để đánh giá tình trạng bệnh.
Mặt
Bạn có thể sử dụng bàn tay để rửa mặt hoặc chăm sóc da. Nhưng nếu tay để trên bề mặt có nhiều vi khuẩn, dùng tay đó quẹt lên trán, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào da mặt. Ngón tay của bạn có chứa các loại dầu làm bít lỗ chân lông trên da mặt và da dễ nổi mụn, theo ông Adnan Nasir – bác sĩ da liễu của tạp chí Men’s Health.
Hậu môn
"Hậu môn có chứa vi khuẩn có thể gây hại cho cơ thể, theo ông Jared W. Klein – giám đốc y tế của khoa chăm sóc lâm sàng tại Trung tâm y tế Harborview (Mỹ). Lưu ý: sau khi đi vệ sinh phải rửa tay thật sạch.
Miệng
Nghiên cứu mới đây tại Anh cho thấy con người có xu hướng đặt ngón tay lên hoặc xung quanh miệng trung bình 23,6 lần mỗi giờ khi họ chán trong công việc. Và họ đặt ngón tay vào miệng 6,3 lần mỗi giờ khi bận rộn. Nghiên cứu trên được công bố trên tạp chí Journal of Applied Microbiology cho thấy 1/3 đến 1/4 các mầm bệnh được chuyển từ ngón tay vào miệng.
Ngoáy mũi
Theo một nghiên cứu năm 2006 về tai, mũi, họng được đăng trên Tạp chí Infection Control and Hospital Epidemiology, ngoáy mũi làm tăng 51% nguy cơ mang tụ cẩu khuẩn vào trong mũi.
Mắt
Bác sĩ nhãn khoa Kimberly Cockerham nói trên trang Men’s Health rằng, dùng tay chạm hoặc chà xát vào mắt sẽ mang vi khuẩn vào mắt, gây ra bệnh mắt đỏ.
Da dưới móng tay
Ông David De Berker – bác sĩ da liễu tại Trung tâm Da liễu của Anh – cho biết: “Móng tay nên cắt ngắn để giảm bớt nguy cơ đưa vi khuẩn từ móng tay vào cơ thể. Dùng bàn chải móng tay nhẹ nhàng để loại bỏ đất và vi khuẩn khỏi da dưới móng tay và ngón tay”.
Ngọc Lam (TNO)
Bình luận (0)