1 Hãy cố gắng trang bị cho mỗi lớp có 1 tivi (nếu có máy chiếu thì tốt) để giáo viên có thể dùng những hình ảnh, âm thanh hỗ trợ cho tiết dạy của mình; tránh trường hợp dạy chay.
TS Hoàng Thị Tuyết – Ảnh: Đào Tuấn |
2 Quan tâm hơn đến nghiên cứu khoa học. Nghiên cứu để có cơ sở, có căn cứ đưa ra những chính sách, chiến lược giáo dục cho TP.
3 Thầy Ngô Minh Oanh vừa công bố kết quả khảo sát: hơn 80% giáo viên cho rằng sổ sách đang là gánh nặng đối với họ, gây ảnh hưởng đến động lực làm việc. Sở GD-ĐT TP nên có cách thức để tháo gỡ ngay, không nên để tình trạng này kéo dài.
4 Có chiến lược tác động để giáo viên tự học, tự bồi dưỡng.
5 TP.HCM hãy làm bước đột phá về lương giáo viên: thay đổi cơ chế trả lương và mức lương, nhất là cần thay đổi cơ chế “sống lâu lên lão làng”, không có tính toán, căn cứ trên những đóng góp của giáo viên.
6 Sở nên xem lại: trong đội ngũ giáo viên tiểu học có bao nhiêu phần trăm giáo viên giảng dạy phụ thuộc 100% vào sách giáo khoa và sách giáo viên, tới mức thấy sai không dám sửa như một giáo viên đã phản ảnh. Nếu có thì tình trạng này như thế nào, mức độ ra sao và cần có cách tháo gỡ.
Giáo viên Lê Phan Vương Quốc (Trường tiểu học Nguyễn Đình Chiểu, Q.Bình Thạnh, TP.HCM):
Vẫn còn quen dạy chay Trước đây, khi làm tiểu luận về năng lực của giáo viên tiểu học, tôi đã có dịp tìm hiểu, gặp gỡ, trao đổi với nhiều giáo viên tiểu học của 5 trường tiểu học khác nhau trên địa bàn TP. Nhìn chung, đa số giáo viên đều yêu nghề và có kiến thức sư phạm tốt. Tuy nhiên, khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy còn hạn chế, một số giáo viên vẫn còn thói quen dạy chay. Có người có sử dụng đồ dùng dạy học nhưng còn lúng túng, chưa thuần thục nên không đạt được hiệu quả mong muốn. Bên cạnh đó, vẫn còn một bộ phận giáo viên bằng lòng với chính mình, thiếu ý thức trau dồi chuyên môn nghiệp vụ. Thậm chí, ngay cả chuyện đi dự giờ để học hỏi kinh nghiệm thì có người cũng ngại, lấy lý do “bận lên lớp”. Điều này cộng với việc quản lý chuyên môn chưa được chặt chẽ nên hiệu quả của việc cải tiến phương pháp dạy học chưa cao. Ông Nguyễn Quang Vinh (trưởng Phòng giáo dục tiểu học, Sở GD-ĐT TP.HCM):
Dành quỹ đất để phát triển cơ sở giáo dục Điều lệ trường tiểu học quy định 35 học sinh/lớp nhưng hiện trên địa bàn TP có nhiều lớp sĩ số lên đến 50 học sinh. Việc dành quỹ đất để phát triển cơ sở giáo dục với đầy đủ sân chơi, bãi tập nhằm mục tiêu giảm sĩ số học sinh là một trong những giải pháp quan trọng giúp giáo viên đổi mới phương pháp giảng dạy. Song song đó là kế hoạch xây dựng đội ngũ hiệu trưởng, cán bộ quản lý tận tâm, thân thiện, có trình độ, có kinh nghiệm điều hành, có bản lĩnh, sáng tạo, làm đầu tàu cho đội ngũ sư phạm noi theo. Người cán bộ quản lý phải là một nhà giáo dục luôn luôn đổi mới, biết chủ động và phát huy khả năng của đội ngũ để đẩy mạnh hoạt động dạy học trong nhà trường. Có đội ngũ cán bộ quản lý giỏi, họ sẽ thực hiện tốt việc đánh giá phân loại chuẩn nghề nghiệp giáo viên theo hướng thực chất. Từ đó có kế hoạch bồi dưỡng, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên nâng cao năng lực. Ngoài ra, Nhà nước cần giải quyết chế độ tiền lương cho giáo viên đủ sống để giáo viên toàn tâm toàn ý với công việc, có thể sống hết mình với nghề, không phải đi dạy thêm hay phải làm thêm các nghề phụ ảnh hưởng đến hình ảnh người thầy trong mắt học sinh và phụ huynh. |
PGS.TS HOÀNG THỊ TUYẾT (khoa giáo dục tiểu học, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM)/TTO
Bình luận (0)