Để bảo vệ giấc ngủ của các vị vua chúa, bên cạnh các lời nguyền đáng sợ, các lăng mộ cổ thường ẩn chứa những cạm bẫy "chết người" khủng khiếp.
Lăng mộ cổ luôn là một trong những chủ đề hấp dẫn đối với những người đam mê khảo cổ học. Tuy nhiên bạn đừng quên rằng, những lăng mộ cổ thường được xây dựng để dành cho vua chúa – tức là có thể ẩn chứa cạm bẫy chết người nhằm ngăn chặn kẻ lạ quấy rầy chốn tôn nghiêm.
Vậy có bao nhiêu kiểu bẫy được sử dụng trong những lăng mộ thời cổ xưa. Hãy cùng điểm lại một vài loại cạm bẫy hiểm nguy có thể hạ gục kẻ lạ trong giây lát dưới đây.
1. Bẫy "ám khí"
Các fan của thể loại game khám phá mê cung hẳn không xa lạ gì với cạm bẫy ám khí này phải không? Trên thực tế, một số lăng mộ cổ có sắp đặt loại bẫy này, trong đó nổi tiếng nhất phải kể đến lăng của Tần Thủy Hoàng.
Cụ thể, lăng mộ Tần Thủy Hoàng được trang bị bẫy nỏ tự động – nhưng không phải nỏ thường mà là "kình nỏ" (siêu nỏ), với lực sát thương vô cùng mạnh. Theo ước tính từ các chuyên gia, loại nỏ trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng có tầm bắn lên tới 800m, sức căng lên tới 350kg. Đặc biệt, bẫy nỏ dường như vẫn hoạt động tốt sau hơn 2.000 năm.
Mô phỏng hệ thống "kình nỏ" trong lăng Tần Thủy Hoàng.
Hệ thống vận hành tự động – từ gài tên, căng dây… lại được lắp đặt hoàn toàn ngẫu nhiên sẽ khiến bất kỳ ai xâm nhập huyệt mộ đều có nguy cơ bỏ mạng.
Đến nay, các học giả vẫn chưa có cách nào xác định chính xác vị trí của hệ thống bẫy này. Nhờ vậy mà đến nay, chúng ta vẫn chưa thể khám phá được hết mọi ngóc ngách trong lăng mộ của vị hoàng đế sáng lập ra nhà Tần. Tuy nhiên, cách bày trí bẫy ám khí cũng được các đời sau kế thừa, áp dụng trong việc xây dựng lăng mộ.
2. Bẫy rắn
Rắn độc là một trong những vũ khí hữu hiệu được sử dụng để ngăn chặn những kẻ xâm nhập vào lăng mộ, đặc biệt là trong các khu lăng mộ Ai Cập cổ đại.
Chúng là những con rắn cực độc – thường là rắn hổ mang – với vết mổ chết người. Chúng được huấn luyện sẽ xuất hiện và tấn công bất kỳ người nào xuất hiện.
Hố rắn.
Một số lăng mộ có thể đặt hố bẫy và trong hố là nơi cư ngụ của hàng chục, hàng trăm con rắn. Tuy nhiên các học giả nhận định, hệ thống bẫy như vậy khó lòng hoạt động trong nhiều năm, đơn giản là bởi rắn không thể sống từng đấy năm mà không có thức ăn được.
3. Bẫy hố
Đây cũng là một trong những cạm bẫy phổ biến trong các lăng mộ cổ. Hố thường sẽ có độ sâu khoảng 3m, độ rộng tùy thuộc vào diện tích lăng mộ và ở dưới sẽ được cắm chông sắt hoặc đao, kiếm… sắc nhọn.
Dạng bẫy cửa sập thông dụng nhất.
Cấu tạo của bẫy hố cũng khá đa dạng. Bẫy có thể đơn giản chỉ là dạng cửa sập được ngụy trang khéo léo, sẽ tự động kích hoạt khi có người giẫm phải rồi tự động đậy lại, giống như một số lăng mộ tại Ai Cập.
Hoặc người xây mộ có thể cài đặt hệ thống bẫy hố phức tạp hơn, dạng bẫy liên hoàn, giống như trong lăng mộ của Tần Thủy Hoàng. Loại bẫy này gồm khá nhiều phiến gỗ được giữ thăng bằng nhờ một hệ thống ròng rọc treo quả nặng bên dưới.
Mô phỏng hố bẫy liên hoàn phức tạp trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng.
Hệ thống này rất tinh vi, vì phải khi bước vào chính giữa, hệ thống bẫy mới hoạt động, khiến kẻ xấu số không kịp… "trở tay thay quần áo".
Ngoài ra, cũng có một dạng bẫy khác sử dụng cửa sập, nhưng là để thả đá rơi xuống đầu những kẻ xâm nhập trái phép. Tuy nhiên, loại bẫy này có một nhược điểm là chỉ sử dụng được một lần.
4. Bẫy độc chất
Rất nhiều lăng mộ Ai Cập thời cổ đại đã sử dụng loại bẫy này như hệ thống lăng tại Ốc đảo Baharia. Theo đó, người xưa thường rải lên sàn nhà bột hematite – loại bụi kim loại sắc nhọn. Nếu kẻ xâm nhập hít phải bột này, cơ thể sẽ bị bào mòn dần và chết từ từ trong đau đớn.
Kim tự tháp.
Năm 2001, tiến sĩ Zahi Hawass – một nhà khảo cổ học tại Ai Cập – đã trải nghiệm điều này. Khi khám phá một lăng mộ tại Ốc đảo Baharia, ông và cộng sự đã buộc phải rút lui sau khi nhìn thấy các cổ vật bị chôn lấp sau một lớp hematite dày khoảng 20cm.
Dòng sông thủy ngân trong lăng mộ của Tần Thủy Hoàng.
Ngoài ra, có một dạng bẫy độc khác rất nổi tiếng, đó là bẫy thủy ngân trong lăng Tần Thủy Hoàng. Tần Thủy Hoàng đã hạ lệnh cho quân lính phải đào một hệ thống sông xung quanh mộ của mình, nhưng trong đó không phải là nước mà là thủy ngân – một chất lỏng chết người.
Nguồn gốc của lượng thủy ngân khổng lồ này đến nay vẫn chưa được làm rõ nhưng có một điều chắc chắn là nếu không được trang bị cẩn thận, người bước vào lăng mộ này chắc chắn sẽ chết.
5. Bẫy dây
Hầu như tất cả các kim tự tháp cổ tại Ai Cập đều có loại bẫy này. Đó là những sợi dây thép rất mỏng, sắc, được treo ngang tầm cổ nhằm mục đích "cắt đầu"những kẻ xâm nhập bất cẩn.
Những khu vực thiếu rõ ràng như thế này thường được chăng bẫy dây.
Bẫy dây thường được ngụy trang bởi bóng tối hoặc khu vực bị hạn chế tầm nhìn, khiến nạn nhân không kịp đề phòng. Đây cũng là một trong những loại bẫy hiệu quả nhất, theo đánh giá từ các chuyên gia.
6. Cạm bẫy "lời nguyền"
Đây mới là "cạm bẫy" phổ biến nhất trong các lăng mộ. Người thời xưa đặc biệt tin vào tâm linh, do đó các mục sư, thầy cùng thường viết lời nguyền lên cửa lăng, hoặc "yểm bùa".
Dù không thể kiểm chứng rằng có hay không sự ảnh hưởng từ lời nguyền nhưng rõ ràng thực tế đã cho thấy có một số sự kiện không thể giải thích nổi.
Và lời nguyền bí ẩn gây nên hàng loạt cái chết đầy đau đớn cho những người "cả gan" quấy rối giấc ngủ của hoàng đế Ai Cập là tại lăng mộ của Vua Tut – vị Pharaoh trẻ tuổi nhất lịch sử Ai Cập.
Người ta cho rằng thầy tu lập lời nguyền xung quanh khu chôn cấp để bảo vệ xác ướp và hành trình tâm linh của họ sau khi chết. Bất kỳ ai bước vào quấy rầy lăng mộ và xác ướp đều bị "lời nguyền của Pharaoh" ám, sẽ gặp vận rủi và bất đắc kỳ tử.
Người Ai Cập phát nguyền khi tổ chức nghi lễ bảo vệ khu chôn cất. Lời nguyền được ghi trong nhà thờ của lăng mộ, trên tường, cánh cửa giả, bia, tượng, đôi khi là quan tài.
Người Ai Cập phát nguyền khi tổ chức nghi lễ bảo vệ khu chôn cất. Lời nguyền được ghi trong nhà thờ của lăng mộ, trên tường, cánh cửa giả, bia, tượng, đôi khi là quan tài.
Bên trong lăng mộ của Vua Tut ở Ai Cập, có lời nguyền đe dọa bất cứ ai dám xâm phạm đến "giấc ngủ" của vị pharaoh này: "Bất kì kẻ nào bước vào ngôi mộ với tâm hồn đen tối, ta sẽ trói cổ hắn như trói cổ một con chim".
Một trong số đó là cuộc thám hiểm nổi tiếng của Howard Carter – nhà Khảo cổ học và Ai Cập học người Anh – tới lăng mộ của Pharaoh Tutankhamun vào năm 1923. Ngay sau khi mở quách của Pharaoh, Carter trở về nhà và phát hiện ra chú chim hoàng yến mình nuôi đã bị một con rắn hổ mang xơi tái.
Howard Carter bên cạnh quan tài của Pharaoh Tutankhamun.
Điều này có thể chỉ là sự trùng hợp, nhưng thành viên trong đoàn thám hiểm cũng qua đời một cách rất bí ẩn. Nhiều người cho rằng đây là hệ quả của lời nguyền và thậm chí đến nay khoa học cũng chưa thể giải đáp chính xác được sự trùng hợp này.
HT (theo khoahoc.tv)
Bình luận (0)