Hồ sơ đăng ký du học bị từ chối vì nhiều lý do khác nhau, tùy thuộc vào từng trường. Sau đây là 6 lý do phổ biến.
1. Hồ sơ đến muộn
Hầu hết các suất học bổng sẽ có một thời hạn quy định cho các ứng viên. Nhiều ứng viên không chắc chắn hồ sơ đăng ký của mình đến tay nhà trường đúng hạn hay không. Kết quả là ngay cả những ứng viên có tiềm năng nhất hoặc có hoàn cảnh gia đình khó khăn nhất cũng sẽ không được xem xét. Ngoài ra, hồ sơ gửi đến chậm sẽ tạo ra một ấn tượng không tốt đối với những người phụ trách tuyển sinh của trường.
2. Kết quả học tập chưa tốt
Các loại điểm số, xếp loại của người nộp hồ sơ ít nhất phải ở mức trung bình trở lên. Nhiều nhà tài trợ yêu cầu người nhận học bổng làm đại diện cho tổ chức của họ trước công chúng, do vậy họ muốn chắc chắn rằng những người nhận học bổng phải đáp ứng đầy đủ mọi tiêu chí đưa ra, đặc biệt là thành tích học tập.
3. Không năng động
Nếu bạn không tham gia bất cứ hoạt động ngoại khóa, tình nguyện hay các hình thức sinh hoạt tập thể nào, bạn dễ dàng bị loại ra khỏi vòng sơ tuyển hồ sơ. Vì đó là một kênh quan trọng để kiểm tra khả năng học hỏi, giao tiếp, khả năng lãnh đạo, làm việc nhóm và các tiềm năng khác của bạn.
4. Có một bài luận nghèo nàn
Hầu hết các học bổng đều yêu cầu học sinh viết bài luận cho một chủ để cụ thể. Nhiều học sinh nỗ lực trong việc viết đúng chính tả, ngữ pháp. Tuy nhiên, nếu bài luận đó thiếu ý tưởng, câu chữ sắp xếp lộn xộn, ý tứ không rõ ràng, thiếu liên kết và thiếu định hướng… thì cũng không thể qua nổi con mắt của những người xét tuyển, dù họ chỉ đọc trong ít phút.
5. Gửi thông tin sai
Bạn nên lưu ý rằng: Ngay cả khi nhà tài trợ học bổng rất ấn tượng với hồ sơ đăng ký của bạn thì họ cũng luôn tìm cách để chứng thực các thông tin đã gửi trên mẫu đơn. Nếu bạn “khai man” thành tích học tập hoặc thông tin về địa chỉ liên lạc, tuổi tác, giới tính, tình trạng hôn nhân… không chính xác thì họ sẽ loại hồ sơ của bạn ngay lập tức vì đơn giản là họ có hàng ngàn sự lựa chọn khác đáng tin cậy hơn.
6. Bộ hồ sơ cẩu thả
Một bộ hồ sơ nhàu nhĩ, bị dính bẩn, trình bày lộn xộn, chữ viết sai chính tả… sẽ làm cho người tuyển dụng cảm thấy không được tôn trọng và tất nhiên là ứng viên đó cũng không thể được đi tiếp vào vòng trong.
Bên cạnh sự cố gắng học tập, bạn hãy dồn sức lực, trí tuệ và cả ước mơ để hoàn chỉnh bộ hồ sơ du học một cách cẩn thận, chu đáo nhất. Điều đó sẽ làm tăng thêm cơ hội giành học bổng cho bạn.
Hầu hết các suất học bổng sẽ có một thời hạn quy định cho các ứng viên. Nhiều ứng viên không chắc chắn hồ sơ đăng ký của mình đến tay nhà trường đúng hạn hay không. Kết quả là ngay cả những ứng viên có tiềm năng nhất hoặc có hoàn cảnh gia đình khó khăn nhất cũng sẽ không được xem xét. Ngoài ra, hồ sơ gửi đến chậm sẽ tạo ra một ấn tượng không tốt đối với những người phụ trách tuyển sinh của trường.
2. Kết quả học tập chưa tốt
Các loại điểm số, xếp loại của người nộp hồ sơ ít nhất phải ở mức trung bình trở lên. Nhiều nhà tài trợ yêu cầu người nhận học bổng làm đại diện cho tổ chức của họ trước công chúng, do vậy họ muốn chắc chắn rằng những người nhận học bổng phải đáp ứng đầy đủ mọi tiêu chí đưa ra, đặc biệt là thành tích học tập.
3. Không năng động
Nếu bạn không tham gia bất cứ hoạt động ngoại khóa, tình nguyện hay các hình thức sinh hoạt tập thể nào, bạn dễ dàng bị loại ra khỏi vòng sơ tuyển hồ sơ. Vì đó là một kênh quan trọng để kiểm tra khả năng học hỏi, giao tiếp, khả năng lãnh đạo, làm việc nhóm và các tiềm năng khác của bạn.
4. Có một bài luận nghèo nàn
Hầu hết các học bổng đều yêu cầu học sinh viết bài luận cho một chủ để cụ thể. Nhiều học sinh nỗ lực trong việc viết đúng chính tả, ngữ pháp. Tuy nhiên, nếu bài luận đó thiếu ý tưởng, câu chữ sắp xếp lộn xộn, ý tứ không rõ ràng, thiếu liên kết và thiếu định hướng… thì cũng không thể qua nổi con mắt của những người xét tuyển, dù họ chỉ đọc trong ít phút.
5. Gửi thông tin sai
Bạn nên lưu ý rằng: Ngay cả khi nhà tài trợ học bổng rất ấn tượng với hồ sơ đăng ký của bạn thì họ cũng luôn tìm cách để chứng thực các thông tin đã gửi trên mẫu đơn. Nếu bạn “khai man” thành tích học tập hoặc thông tin về địa chỉ liên lạc, tuổi tác, giới tính, tình trạng hôn nhân… không chính xác thì họ sẽ loại hồ sơ của bạn ngay lập tức vì đơn giản là họ có hàng ngàn sự lựa chọn khác đáng tin cậy hơn.
6. Bộ hồ sơ cẩu thả
Một bộ hồ sơ nhàu nhĩ, bị dính bẩn, trình bày lộn xộn, chữ viết sai chính tả… sẽ làm cho người tuyển dụng cảm thấy không được tôn trọng và tất nhiên là ứng viên đó cũng không thể được đi tiếp vào vòng trong.
Bên cạnh sự cố gắng học tập, bạn hãy dồn sức lực, trí tuệ và cả ước mơ để hoàn chỉnh bộ hồ sơ du học một cách cẩn thận, chu đáo nhất. Điều đó sẽ làm tăng thêm cơ hội giành học bổng cho bạn.
Theo VTC
Bình luận (0)