Du lịch Việt Nam năm 2011 kết thúc bằng mốc son đón 6 triệu lượt du khách quốc tế. Đây được coi là sự kiện “chốt” cho thành công của ngành trong chặng đường 10 năm phát triển, để bước vào Chiến lược mới sẽ chính thức khởi động từ năm 2012.
Vịnh Hạ Long là nơi đón vị khách quốc tế thứ 6 triệu của du lịch Việt Nam (Ảnh: Nguyễn Thịnh)
“Con số 6 triệu du khách quốc tế chưa phải là nhiều so với các nước trong khu vực và tiềm năng sẵn có của đất nước, nhưng đây là điểm tựa thúc đẩy Du lịch Việt Nam phát triển. Với đà tăng trưởng như vậy, tôi tin tưởng rằng mục tiêu đến năm 2015 Du lịch Việt Nam sẽ đón 7,5 triệu khách quốc tế, đến năm 2020 sẽ đón 10 triệu và năm 2030 sẽ đón 20 triệu là hoàn toàn có thể thực hiện được,” Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Việt Nam Nguyễn Mạnh Cường nói.
Mốc son… khiêm tốn
Thành công mới này, vừa mừng lại vừa lo. Mừng vì lẽ, trong “cơn bão” chung của nền kinh tế mà ngành Du lịch vẫn phấn đấu vượt mốc chỉ tiêu năm, còn lo vì con số 6 triệu vẫn chưa phải là đột biến, và nếu so ra vẫn còn nhiều khiêm tốn, nên có lẽ chỉ mang tính động viên… nội bộ mà thôi.
Phải chăng vì thế, ngành Du lịch cũng khá dè dặt khi đặt mốc mới cho năm 2012, với dự kiến chỉ đón khoảng 6,5 triệu lượt khách quốc tế. Con số cho thấy lãnh đạo ngành kỳ vọng một cách quá “thận trọng.”
Về vấn đề này, Tổng Cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Văn Tuấn nêu quan điểm: “Chúng tôi sẽ xây dựng kế hoạch để làm sao giữ được mức độ phát triển bình thường. Việc đưa ra dự báo mức độ tăng trưởng từ 8-10% như vậy tôi cho rằng hoàn toàn phù hợp. Và, trong điều kiện nếu có yếu tố thuận lợi chúng tôi sẽ cố gắng tăng tốc để đạt kết quả cao hơn.”
Nói như ông Tuấn cũng có nghĩa, năm 2012 nếu chẳng may xuất hiện yếu tố bất lợi thì Du lịch Việt Nam sẽ tăng tốc… từ từ hoặc là sẽ chỉ cố gắng đạt đủ chỉ tiêu?!
“Hiện nay, chúng ra đang ở trong thời điểm có rất nhiều yếu tố tác động bất lợi đến hoạt động du lịch. Ví dụ như những bất ổn ở các thị trường xung quanh, sự suy thoái về kinh tế, tài chính ở những thị trường nguồn. Điều đó chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới hoạt động du lịch trong nước, đến khả năng đưa khách du lịch đến Việt Nam,” ông Tuấn thừa nhận thực tế.
Dù vậy, vị lãnh đạo này cũng vẫn lạc quan kỳ vọng, do được thừa hưởng thời kỳ tăng tốc rất ấn tượng (nhất là giai đoạn 2006 đến 2008), đặc biệt là từ những hình ảnh và hiệu ứng tốt của chiến dịch quảng bá Vịnh Hạ Long thời gian qua, nên vẫn có niềm tin vào những yếu tố mang tính chất đột biến để tăng tốc cao hơn.
Và câu chuyện ứng xử hậu “danh hiệu”
Năm 2012 sẽ là Năm Du lịch quốc gia Duyên hải Bắc Trung bộ-Huế 2012 với chủ đề “Du lịch Di sản” (Heritage Tourism). Theo đó, những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể đã và sẽ được công nhận của Việt Nam sắp có cơ hội “lên ngôi” và phát huy giá trị.
Những thành nhà Hồ, Vịnh Hạ Long hay hát Xoan… đang được lên kế hoạch hành động để tôn vinh trong năm Du lịch Di sản. Đó là những hứa hẹn của ngành vào thời điểm khởi động cho một năm Du lịch quốc gia mới. Tuy nhiên, ứng xử hậu “danh hiệu” thể nào vẫn là câu chuyện dài chưa có đáp án chung từ phía cấp quản lý.
Đơn cử điển hình gần đây nhất là sự kiện một lần nữa Vịnh Hạ Long lọt vào danh sách sơ bộ bảy kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới, sau hai lần được UNESCO vinh danh.
Trước lo ngại này, Tổng Cục trưởng Tổng cục Du lịch trấn an: “Hiện Bộ Trưởng đã chỉ đạo chúng tôi phối hợp cùng với Văn phòng Bộ, cùng các cơ quan của Bộ chuẩn bị một Hội thảo quốc tế, dự kiến sẽ tổ chức ở thành phố Hạ Long sau dịp tết Nguyên Đán với chủ đề ‘Bảo tồn, tôn vinh, phát huy giá trị của Vịnh Hạ Long sau khi được công nhận là kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới’.”
Theo chỉ đạo này, Tổng cục Du lịch sẽ phối hợp với tỉnh Quảng Ninh xây dựng một kế hoạch hành động cho việc kiểm soát chất lượng dịch vụ và quản lý điểm đến của Vịnh Hạ Long, xây dựng kế hoạch marketing để quảng bá Vịnh Hạ Long trở thành thương hiệu hàng đầu, tiêu biểu nhằm quảng bá cho du lịch Việt Nam ở nước ngoài.
Bên cạnh đó, phần lớn kinh phí thu từ vé bán ở các điểm du lịch của Vịnh Hạ Long sẽ được đầu tư lại cho Vịnh Hạ Long chứ không dùng cho mục đích khác.
“Đây cũng là công việc cần có thời gian,” vị lãnh đạo Tổng cục Du lịch nhấn mạnh./.
Mốc son… khiêm tốn
Thành công mới này, vừa mừng lại vừa lo. Mừng vì lẽ, trong “cơn bão” chung của nền kinh tế mà ngành Du lịch vẫn phấn đấu vượt mốc chỉ tiêu năm, còn lo vì con số 6 triệu vẫn chưa phải là đột biến, và nếu so ra vẫn còn nhiều khiêm tốn, nên có lẽ chỉ mang tính động viên… nội bộ mà thôi.
Phải chăng vì thế, ngành Du lịch cũng khá dè dặt khi đặt mốc mới cho năm 2012, với dự kiến chỉ đón khoảng 6,5 triệu lượt khách quốc tế. Con số cho thấy lãnh đạo ngành kỳ vọng một cách quá “thận trọng.”
Về vấn đề này, Tổng Cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Văn Tuấn nêu quan điểm: “Chúng tôi sẽ xây dựng kế hoạch để làm sao giữ được mức độ phát triển bình thường. Việc đưa ra dự báo mức độ tăng trưởng từ 8-10% như vậy tôi cho rằng hoàn toàn phù hợp. Và, trong điều kiện nếu có yếu tố thuận lợi chúng tôi sẽ cố gắng tăng tốc để đạt kết quả cao hơn.”
Nói như ông Tuấn cũng có nghĩa, năm 2012 nếu chẳng may xuất hiện yếu tố bất lợi thì Du lịch Việt Nam sẽ tăng tốc… từ từ hoặc là sẽ chỉ cố gắng đạt đủ chỉ tiêu?!
“Hiện nay, chúng ra đang ở trong thời điểm có rất nhiều yếu tố tác động bất lợi đến hoạt động du lịch. Ví dụ như những bất ổn ở các thị trường xung quanh, sự suy thoái về kinh tế, tài chính ở những thị trường nguồn. Điều đó chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới hoạt động du lịch trong nước, đến khả năng đưa khách du lịch đến Việt Nam,” ông Tuấn thừa nhận thực tế.
Dù vậy, vị lãnh đạo này cũng vẫn lạc quan kỳ vọng, do được thừa hưởng thời kỳ tăng tốc rất ấn tượng (nhất là giai đoạn 2006 đến 2008), đặc biệt là từ những hình ảnh và hiệu ứng tốt của chiến dịch quảng bá Vịnh Hạ Long thời gian qua, nên vẫn có niềm tin vào những yếu tố mang tính chất đột biến để tăng tốc cao hơn.
Và câu chuyện ứng xử hậu “danh hiệu”
Năm 2012 sẽ là Năm Du lịch quốc gia Duyên hải Bắc Trung bộ-Huế 2012 với chủ đề “Du lịch Di sản” (Heritage Tourism). Theo đó, những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể đã và sẽ được công nhận của Việt Nam sắp có cơ hội “lên ngôi” và phát huy giá trị.
Những thành nhà Hồ, Vịnh Hạ Long hay hát Xoan… đang được lên kế hoạch hành động để tôn vinh trong năm Du lịch Di sản. Đó là những hứa hẹn của ngành vào thời điểm khởi động cho một năm Du lịch quốc gia mới. Tuy nhiên, ứng xử hậu “danh hiệu” thể nào vẫn là câu chuyện dài chưa có đáp án chung từ phía cấp quản lý.
Đơn cử điển hình gần đây nhất là sự kiện một lần nữa Vịnh Hạ Long lọt vào danh sách sơ bộ bảy kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới, sau hai lần được UNESCO vinh danh.
Trước lo ngại này, Tổng Cục trưởng Tổng cục Du lịch trấn an: “Hiện Bộ Trưởng đã chỉ đạo chúng tôi phối hợp cùng với Văn phòng Bộ, cùng các cơ quan của Bộ chuẩn bị một Hội thảo quốc tế, dự kiến sẽ tổ chức ở thành phố Hạ Long sau dịp tết Nguyên Đán với chủ đề ‘Bảo tồn, tôn vinh, phát huy giá trị của Vịnh Hạ Long sau khi được công nhận là kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới’.”
Theo chỉ đạo này, Tổng cục Du lịch sẽ phối hợp với tỉnh Quảng Ninh xây dựng một kế hoạch hành động cho việc kiểm soát chất lượng dịch vụ và quản lý điểm đến của Vịnh Hạ Long, xây dựng kế hoạch marketing để quảng bá Vịnh Hạ Long trở thành thương hiệu hàng đầu, tiêu biểu nhằm quảng bá cho du lịch Việt Nam ở nước ngoài.
Bên cạnh đó, phần lớn kinh phí thu từ vé bán ở các điểm du lịch của Vịnh Hạ Long sẽ được đầu tư lại cho Vịnh Hạ Long chứ không dùng cho mục đích khác.
“Đây cũng là công việc cần có thời gian,” vị lãnh đạo Tổng cục Du lịch nhấn mạnh./.
Ngày 30/12, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 2473/QĐ-TTg Phê duyệt "Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030."
Trong đó ghi rõ, tốc độ tăng trưởng của ngành du lịch bình quân thời kỳ 2011-2020 đạt 11,5 đến 12%/năm. Năm 2015, Việt Nam đặt mục tiêu đón 7-7,5 triệu lượt khách quốc tế, 36-37 triệu lượt khách du lịch nội địa.
Đến năm 2020 sẽ đón từ 10-10,5 triệu lượt khách quốc tế, 47-48 triệu lượt khách nội địa; tổng thu từ khách du lịch đạt 18-19 tỷ USD và tới năm 2030 thì tổng thu từ khách du lịch sẽ tăng gấp 2 lần năm 2020.
|
Theo ChiLê
(Vietnam+)
Bình luận (0)