Y tế - Văn hóaThư giãn

60 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh – Ngày truyền thống bộ đội Trường Sơn (19-5-1959/ 19-5-2019): Đường Trường Sơn – đường Hồ Chí Minh mãi mãi tự hào của dân tộc ta

Tạp Chí Giáo Dục

60 năm trưc, nhng ngưi lính, nhng thanh niên xung phong, dân công ha tuyến… tng b nhng nhát cuc, nhát xng đu tiên m nên con đưng Trưng Sơn huyn thoi. Đưng Trưng Sơn – đưng H Chí Minh là biu tưng sáng ngi ca ch nghĩa anh hùng cách mng; biu tưng ni bt ca trí tu và sc mnh Vit Nam trong cuc kháng chiến chng M cu nưc cũng như đưng H Chí Minh công nghip hóa, hin đi hóa hôm nay.

Khi cách mạng miền Nam gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là giao thông liên lạc, việc chi viện từ Bắc vào Nam. Đảng ta đã xác định rõ: “Miền Nam là tiền tuyến lớn, miền Bắc là hậu phương lớn”, vì vậy miền Bắc phải chi viện sức người, sức của cho miền Nam chiến đấu. Theo tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Không có gì quý hơn độc lập tự do”, “dù phải hy sinh đến đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn, chúng ta cũng phải kiên quyết dành cho được độc lập” (1). Nhiệm vụ cấp bách đặt ra cho miền Bắc là phải tìm đủ mọi cách để chi viện cho chiến trường miền Nam.

Hội nghị Trung ương lần thứ 15 đã đề ra nhiệm vụ cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới. Hội nghị chỉ rõ, con đường phát triển cơ bản của cách mạng Việt Nam ở miền Nam là “khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân. Theo tình hình cụ thể và yêu cầu hiện nay của cách mạng thì con đường đó là lấy sức mạnh của quần chúng, dựa vào lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu, kết hợp với lực lượng vũ trang để đánh đổ quyền thống trị của đế quốc và phong kiến, dựng nên chính quyền cách mạng của nhân dân (2). Ngay sau Hội nghị Trung ương 15, Tổng Quân ủy Trung ương đã họp bàn về việc xây dựng lực lượng vũ trang miền Nam và chuẩn bị tìm cách đưa một số bộ phận quân đội cùng với vũ khí đạn, dược, vật tư… vào chi viện cho chiến trường miền Nam một cách bí mật, an toàn, tránh sự kiểm soát, phát hiện của kẻ thù. Ngày 19-5-1959 Tổng Quân ủy Trung ương quyết định thành lập “Đoàn quân sự đặc biệt” (sau đó gọi là Đoàn 559) có nhiệm vụ mở xuyên đường Trường Sơn vào Nam, nhằm xây dựng tuyến chi viện chiến lược, vận chuyển vật chất và binh lực từ hậu phương lớn miền Bắc cho tiền tuyến miền Nam. Cũng chính từ đây – đường Trường Sơn – đường Hồ Chí Minh huyền thoại được hình thành, là mạch máu giao thông quan trọng, góp phần quyết định vào sự thắng lợi vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Lúc đầu đường Hồ Chí Minh trên bộ là con đường mòn đi dọc phía Đông dãy Trường Sơn, luồn lách qua hàng rào, đồn bốt và sự đánh phá ác liệt của Mỹ – ngụy. Khắc phục được những khó khăn, cán bộ, chiến sĩ, thanh niên xung phong và nhân viên kỹ thuật của Đoàn 559 đã bền bỉ, anh dũng và mưu trí đánh địch, mở đường, đảm bảo giao thông, thực hiện nhiệm vụ trung tâm là tiếp nhận nguồn hàng từ hậu phương miền Bắc (bao gồm Tổng cục Hậu cần, của Ban Thống nhất Trung ương, của các cơ quan Nhà nước gửi vào chiến trường, gửi cho bạn Lào) và nguồn thu mua ở hướng Campuchia, tổ chức vận chuyển chi viện tới các chiến trường miền Nam và Lào, đảm bảo hành quân cho bộ đội và các đoàn cán bộ dân – chính – Đảng qua lại trên đường Trường Sơn.

Sau một thời gian “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” trong điều kiện địch đánh phá ác liệt, khí hậu, thời tiết phức tạp, việc xây dựng và bảo vệ tuyến bảo vệ tuyến vận tải kéo dài hàng nghìn ki-lô-mét, vượt xa với quy mô, phạm vi cả Đông và Tây dãy Trường Sơn, xuyên qua 20 tỉnh thuộc 3 nước Đông Dương. Đường Hồ Chí Minh là khúc ruột nối các tuyến vận tải của hậu phương lớn miền Bắc, các tuyến vận tải của các chiến trường thuộc 3 nước Việt – Lào – Campuchia, đã tạo nên một hệ thống liên hoàn và vững chắc. Những chiến công ấy không những đòi hỏi lòng dũng cảm mà còn phải có trí thông minh, có biện pháp tổ chức lực lượng, bố trí thế trận… đúng đắn, sáng tạo, hiệu quả.

Nói đến Trường Sơn là nói đến sự hy sinh, gian khổ, đồng thời cũng là nói đến sự khát vọng “Không có gì quý hơn độc lập – tự do” của con người Việt Nam. Bất chấp sự hủy diệt của kẻ thù và những khó khăn, trở ngại của thời tiết, địa hình trong 16 năm (1959-1975). Đặc biệt từ sau năm 1964 đường Trường Sơn như một trận đồ bát quái vươn ra các chiến trường bằng mọi ngã. Các đơn vị bộ đội và thanh niên xung phong trên tuyến đường Hồ Chí Minh đã vượt qua muôn vàn gian lao, thử thách, dũng cảm, kiên cường chống trả cuộc chiến tranh xâm lược tàn khốc của Mỹ – ngụy. Thời gian này, chúng đã ném xuống đây hơn 3,5 triệu tấn bon đạn, nhiều hơn số lượng bom đạn Mỹ đã sử dụng trong đại chiến thế giới lần thứ hai. Bằng vũ khí thô sơ và lòng quả cảm, ta đã bắn rơi 2.455 chiếc máy bay các loại. Địch cũng đã mở 5 chiến dịch tấn công binh chủng hợp thành gồm Mỹ – ngụy, cùng hàng ngàn biệt kích, thám báo để đánh phá ta… Song với quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân và toàn dân ta luôn hướng về miền Nam ruột thịt, ta đã lần lượt đánh tan các chiến dịch lớn, nhỏ của địch, tiêu diệt và bắt sống 18.470 tên. Đồng thời, ta cùng với quân dân nước bạn Lào giải phóng đất đai, xây dựng cơ sở cách mạng ở 6 tỉnh Trung – Hạ Lào. Với trí, lực của hàng triệu khối óc, con tim, ta đã xây dựng được hơn 16.700km đường bộ, hơn 500km đường sông và 1.400km đường ống dẫn xăng dầu, 1.350km đường hữu tuyến dây liên lạc và thiết bị tiếp sức, tổ chức hành quân đi bộ và cơ động bằng cơ giới được 2 triệu quân vào chiến trường, vận chuyển chi viện cho chiến trường miền Nam được hơn 1 triệu tấn vũ khí, đạn dược, và lương thực…

Quân ta với lực lượng các xe pháo hùng hậu, ngày đêm hối hả nối đuôi nhau trên các ngả đường thần tốc, táo bạo, bí mật và bất ngờ, nên đã quét sạch quân thù như thế chẻ tre, để tất cả cùng nhau “Tiến về Sài Gòn ta quét sạch giặc thù… Tiến về Sài Gòn giải phóng miền Nam…” làm nên cuộc toàn thắng lịch sử – giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc vào mùa xuân 1975 và hát vang khúc ca khải hoàn “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng”.

Đường Hồ Chí Minh là một sự sáng tạo độc đáo về chiến lược của Đảng ta trong thời kì chống Mỹ cứu nước ta, là con đường huyền thoại thống nhất Bắc – Nam, là con đường liên minh, đoàn kết và chiến đấu thắng lợi của 3 nước anh em: Việt Nam – Lào – Campuchia, là biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong thời đại Hồ Chí Minh, đúng như lời bình luận của một nhà báo Pháp viết trên tờ Le Figaro (1971) “Con đường Hồ Chí Minh trở thành câu chuyện thần thoại ở Đông Dương, chính con đường mòn đã quyết định hòa bình hay chiến tranh. Quân đội mạnh nhất thế giới đã không làm gì được con đường này. Cái máy bay khổng lồ B52 đã ném bom xuống đường mòn Hồ Chí Minh để hủy diệt, nhưng nó vẫn tồn tại, là con rắn trăm đầu luôn mọc lại.” Nói cách khác, “Đường mòn là một sản phẩm kỳ diệu của tài năng, sự kiên nhẫn và sự hy sinh không bờ bến của con người” (3); “là hiện thân của những giấc mơ, những khát vọng của cả một dân tộc” (4) nên không một sức mạnh nào có thể chặn cắt, có thể hủy diệt được.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng đã nhiều lần khẳng định: “Đường Trường Sơn – đường Hồ Chí Minh là một chiến công hào hùng, một kỳ tích lịch sử, một kinh nghiệm quý báu của Đảng, của quân đội và nhân dân ta sẽ mãi mãi tồn tại trong lịch sử kháng chiến chống xâm lược của dân tộc, sẽ tồn tại mãi trong ký ức và trong tình cảm thiêng liêng Nam – Bắc một nhà của mỗi người dân Việt Nam ta” (5).

Ngày nay đường Trường Sơn – đường Hồ Chí Minh đang tiếp tục viết nên những bản hùng ca mới. Đi trên đường Hồ Chí Minh với đường dây 500 KV Bắc – Nam vun vút, vững chải lượn qua núi, vượt trùng mây để giải quyết căn bản tình trạng thiếu điện của miền Nam và miền Trung. Dọc qua các tỉnh, thành dãy Trường Sơn, những nhà máy thủy điện được hình thành và đang hòa vào mạng lưới điện quốc gia góp phần công nghiệp hóa đất nước. Đường Trường sơn – đường Hồ Chí Minh cũng chính thức trở thành một tuyến quốc lộ Bắc – Nam hiện đại, phục vụ cho khát vọng vươn lên của dân tộc trong thời kỳ hội nhập và phát triển; mở ra hướng khai thác tiềm năng kinh tế – xã hội phía Tây của Tổ quốc phục vụ cho sự phát triển kinh tế đất nước và củng cố an ninh quốc phòng. Theo thông tin từ Ban quản lý dự án đường Hồ Chí Minh, Dự án hơn 3.000km đi qua 30 tỉnh, thành phố đang được mở rộng, kéo dài từ Cao Bằng tới mũi Cà Mau và sẽ hoàn thành năm 2020.

Ngoài ra, đường Trường Sơn – đường Hồ Chí Minh còn đi qua nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử nổi tiếng như: Vườn Quốc gia Cúc Phương, di tích Lam Kinh, Bến En, khu lưu niệm Hải Thượng Lãn Ông, di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha – Kẻ Bàng, vườn Bạch Mã, Ngọc Linh, Km số 0 Tân Kỳ, khu di tích Kim Liên – Nam Đàn quê Bác, Ngã ba Đồng Lộc, Khe Giao, Long Đại, Xuân Sơn, hang Tám Cô, Nghĩa trang Liệt sĩ Trường Sơn, ngục Đăk Lây, ngục Kon Tum…, đang góp phần tạo sự khởi sắc, thu hút du khách trong nước và quốc tế tới tham quan, nghiên cứu, học tập, nhất là giáo dục cho thế hệ trẻ về truyền thống lịch sử vẻ vang của dân tộc.

60 năm ngày đường Trường Sơn – đường Hồ Chí Minh huyền thoại, xin tạ ơn những người đi mở đường Trường Sơn thuở ấy và tri ân những người đã nằm xuống trên con đường Trường Sơn huyền thoại. Đường Trường Sơn ngày hôm nay đang tiếp tục viết nên những bản hùng ca mới, tạo thế và lực thúc đẩy kinh tế – xã hội đất nước phát triển, phồn thịnh.

Nguyn Văn Thanh

Chú thích:

(1)-Võ Nguyên Giáp, Những chặng đường lịch sử, NXB Chính trị quốc gia 1994, tr.196

(2)-Văn kiện Ðảng toàn tập, tập 20, NXB CTQG, HN, 2002, tr 82.

(3)-Gabriel Kolko: Giải phẫu cuộc chiến tranh, NXB QĐND, HN, 2003 trang 241.

(4)-John Prados: The Ho Chi Minh Trail and Việt Nam War (Con đường Hồ Chí Minh và chiến tranh Việt Nam). NXB John Wiley & Son, 1998.

(5)-Ebook, Huyền thoại Trường Sơn. Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Con đường chiến lược Trường Sơn – Đường Hồ Chí Minh một thành công kiệt xuất trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta, NXB Thông Tấn xã Việt Nam 2013 trang 11.

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)