Kinh tế - Giáo dụcNghề nghiệp việc làm

7 cách hiệu quả để được tăng lương

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Không nằm trong danh sách có nguy cơ bị sa thải bởi trình độ và kỹ năng giỏi, tuy nhiên khả năng được tăng lương là không dễ. 7 cách sau đây giúp bạn có cơ hội nâng mức thu nhập của mình trong gia đoạn khủng hoảng kinh tế.

  1. Chuẩn bị… 

Bạn cần có thông tin để hỗ trợ cho việc yêu cầu tăng lương của bạn là đúng đắn. Một trong những điều bạn cần biết trước khi nói chuyện với sếp của bạn đó là: Có bao nhiêu người được trả lương để làm công việc của bạn? Tìm hiểu trên mạng, cơ quan địa phương nơi làm việc để xác định xem những người khác đang làm gì trong vị trí của bạn. Và với vị trí đó đúng ra bạn phải được nhận tiền lương là bao nhiêu?  

2. Nắm bắt giá trị của bạn 

Công ty của bạn không chỉ trả lương cho bạn với một tiêu chuẩn cố định dựa trên cơ sở mô tả công việc mà còn trả tiền cho những giá trị mà bạn đã “cống hiến” cho họ. Ví dụ ngoài công việc chính bạn có tham gia phụ trách nhiệm vụ gì không? Xử lý các dự án lớn? Những cách tiết kiệm tiền và thời gian cho công việc kinh doanh? Hãy lập sẵn danh sách những “công việc không tên” trước khi đề nghị được tăng lương.  

3. Thiết lập một mục tiêu thực tế

Đề nghị được tăng bao nhiêu lương cũng cần phải suy xét thật kỹ lưỡng. Nếu như bạn đề nghị tăng 30 đến 40% so với mức lương hiện thời, bạn sẽ bị sếp “soi” lại rằng không biết đầu óc bạn có “vấn đề” không, có biết rằng bạn đang nói điều vô lý hết sức này không. Vì thế, nếu như bạn thấy rằng giá trị mình làm cần được trả thêm 10% lương nữa, thì bạn có thể đề nghị sếp tăng 15% lương cho mình sau đó dần đàm phán về mức lương mà bạn mong muốn.  

4. Thực hiện kế hoạch 

Đừng chỉ tình cờ gợi ý tới sếp của bạn rằng bạn cần được tăng lương. Hãy thể hiện một cách chuyên nghiệp và tự tin rằng tại sao bạn xứng đáng được nhận nó. Hoạch định thời gian thích hợp để gặp ông chủ của bạn, “nhớ” đem theo tất cả những bằng chứng cần thiết (những thứ bạn đã chuẩn bị ở bước 1) để sếp thấy rằng tại sao bạn cần được trả thêm lương.  

5. Tập trung vào tương lai 

Ngoài điều quan trọng là chỉ cho sếp bạn thấy những điều tuyệt vời mà bạn đã đạt được, bạn cũng phải thể hiện rằng mình là một nhân viên rất đáng để sếp “đầu tư” cho tương lai phát triển công ty. Bạn đã có một ý tưởng lớn để cải thiện tình hình khó khăn của công ty? Bạn quan tâm đến đóng góp phát triển bộ phận bạn đang làm? Bạn có đủ điều kiện để hướng tới một vị trí lãnh đạo? Hãy thể hiện rằng bạn có thể làm được nhiều hơn thế, xứng đáng với đồng tiền mà sếp trả cho bạn.  

6. Đừng mong lấy sự “thương hại” của sếp 

Đừng phàn nàn với sếp bạn rằng bạn cần tiền như thế nào để chi trả cho phí sinh hoạt gia đình, chăm sóc con cái, những rắc rối về tiền bạc với mức lương eo hẹp trong khi giá cả ngày một leo thang. Bởi chính những phàn nàn mà ai cũng có này, bạn không những không làm sếp “mủi lòng” mà còn khiến sếp nghi ngờ rằng bạn không tự kiểm soát nổi cuộc sống cá nhân thì lấy gì đảm bảo rằng bạn sẽ quản lý tốt công việc của bạn. Điều bạn cần cho sếp thấy là bạn xứng đáng được tăng lương do năng lực, do cống hiến và đóng góp của bạn chứ không phải do bạn thiếu tiền để tiêu dùng.  

7. Đề nghị được nhận một số ưu đãi khi chưa thể tăng lương 

Việc tăng lương cho bạn còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như khả năng chi trả tài chính của công ty, còn phụ thuộc vào những nhân viên khác có xứng đáng hơn bạn hay không… Trong khi chờ đợi sếp cân nhắc tăng lương cho bạn, sao không đề nghị thêm những điều bạn đáng được hưởng từ công việc khó khăn của bạn như thêm thời gian nghỉ, có thể làm việc tại nhà, có thể kiêm những việc khác để có thêm trợ cấp… 

Minh Anh (dântri)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)