Kiểm tra sức khỏe của bé (ảnh minh họa). Ảnh: I.T |
Không phải là căn bệnh nguy hiểm, nhưng cảm sốt cũng gây ra không ít những phiền toái và ảnh hưởng xấu đến hiệu quả công việc của mỗi người. Với 7 cách phòng và cách trị đơn giản dưới đây, bạn hoàn toàn có thể ngăn chặn tình trạng nói trên một cách dễ dàng.
Phòng bệnh bao giờ cũng hơn chữa bệnh. Ngoài việc tránh những cơn sốt thông thường, những gợi mở sau có thể giúp bạn bảo vệ sức khỏe nói chung trong những ngày nóng bức tốt nhất.
1. Tránh nhiễm nước: Những cơn mưa bất chợt có thể khiến cơ thể ướt sũng khi bạn đang trên đường đi làm hoặc về nhà. Khi cơ thể nhiễm nước bất ngờ, những mạch máu ở cơ quan hô hấp sẽ co lại, gây giảm lưu lượng máu đến bộ phận này và do đó sẽ kéo theo tình trạng suy giảm kháng thể cục bộ, từ đó tạo điều kiện cho mầm bệnh tấn công.
2. Giữ phòng ốc thông thoáng: Đảm bảo phòng ốc, nhà cửa luôn thông thoáng, đủ không khí và ánh sáng mặt trời nhằm “mở đường” cho các loại vi khuẩn gây bệnh có thể thoát ra ngoài. Từ đó, giảm đáng kể nguy cơ nhiễm bệnh khi bạn ở trong nhà nhiều, nhất là trong trường hợp ở chung với người bị cảm hay ốm đau.
3. Nghỉ ngơi đầy đủ: Mệt mỏi, stress, thiếu ngủ là những nguyên nhân hàng đầu khiến hệ miễn dịch suy yếu. Khi hệ miễn dịch xuống cấp, các vi khuẩn gây bệnh sẽ dễ dàng tấn công hơn.
4. Năng vận động: Tập luyện để cải thiện sức khỏe và tăng hệ miễn dịch, song cách vận động tốt nhất và cũng phù hợp với nhiều người nhất trong việc phòng tránh cảm sốt những ngày hè là thường xuyên đi bộ vào buổi sáng. Hít thở không khí trong lành vào buổi sớm tinh mơ sẽ giúp hệ tuần hoàn và hệ hô hấp khỏe hơn. Gây bệnh qua đường tiêu hóa và hô hấp, trong đó có viêm họng, viêm mũi, viêm thanh quản… Mỗi sáng, tối và sau bữa ăn, bạn nên vệ sinh răng miệng bằng nước muối. Để nâng cao hiệu quả sát trùng, nên ngậm nước muối trong khoảng vài phút.
5. Xông lá cây: Những bó lá xông bán sẵn ở chợ. Bạn chỉ việc mua về, rửa sạch rồi cho vô nồi đun sôi, trùm khăn kín và… xông. Thời gian xông hợp lý nhất là khoảng 15-20 phút. Sau khi xông, bạn nên tuyệt đối tránh gió và không tắm lại cho đến khi người đã hoàn toàn khô mồ hôi.
6. Uống gừng tươi: Gừng có tác dụng trị ho và sốt nhẹ sau cảm. Bạn có thể tự pha cho mình một tách trà gừng có tác dụng chữa trị cảm sốt như sau: Băm nhuyễn gừng tươi, sau đó cho vào tách nước nóng. Đậy kín khoảng 5-10 phút là có thể dùng được. Trộn đều một ít tỏi đã băm nhuyễn với mật ong và nước đun sôi để nguội, mỗi ngày dùng từ 4-5 lần với liều lượng khoảng một cốc nhỏ mỗi lần cũng có tác dụng chữa trị cảm khá hiệu quả.
7. Đối với trẻ em: Để xử lý khi trẻ lên cơn sốt, việc đầu tiên bạn nên đo nhiệt độ cho trẻ (ở hậu môn là chính xác nhất), hoặc kẹp trong nách cũng được, ít nhất 3 phút. Nếu thân nhiệt của trẻ không quá 38 độ C thì bạn chỉ việc cởi bớt áo, mặc quần áo mỏng và theo dõi nhiệt độ thường xuyên, cứ 1 giờ đo một lần. Trong khi theo dõi thân nhiệt, dùng khăn mềm, sạch, nhúng nước ấm lau lên khắp mình trẻ cho tới khi thân nhiệt xuống 37 độ C. Nước ấm sẽ làm cho trẻ cảm thấy dễ chịu, không nên chườm nước đá vì trẻ sẽ khó chịu, và điều này cũng làm sốt cao thêm do cơ chế co mạch ngoại vi. Nếu trường hợp thân nhiệt trên 38 độ C thì cho trẻ uống một liều Paracetamol sử dụng theo hướng dẫn của đơn thuốc. Chú ý cho trẻ dùng đúng liều đồng thời mặc quần áo mỏng cho trẻ và đưa ngay đi khám bệnh. Trường hợp trẻ còn bú mẹ bị sốt cao thì tiếp tục cho bú nhiều hơn bình thường. Cho trẻ uống thêm nước cam, chanh, quýt với một chút đường bù mất nước và điện giải. Trường hợp trẻ không bú và không uống nước được thì dùng bông sạch thấm nước nguội vô trùng vào môi, miệng trẻ liên tục để niêm mạc môi, miệng hấp thu nước, tránh thiếu nước và điện giải.
Thảo Vân
(Theo Family Doctor)
Bình luận (0)